Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo những biến chứng đáng sợ sau viêm não Nhật Bản ai cũng nên biết

Thứ tư, 06:00 28/06/2017 | Sống khỏe

Nhiều trẻ sau khi điều trị viêm não Nhật Bản bỗng dưng liệt tứ chi, khiến gia đình vô cùng hoảng sợ.

Xuất hiện nhiều trường hợp trẻ bị liệt tứ chi sau khi bị viêm não Nhật Bản

Trải qua 14 ngày điều trị viêm não Nhật Bản tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, sức khỏe cháu Đ. K. L (7 tuổi, Nghệ An) đã có tiến triển hơn ngày đầu. Mắt cháu đã mở được nhưng vẫn phải phụ thuộc vào máy thở.

Theo lời kể của bố mẹ bệnh nhi, vào sáng 2/6, cháu Long đột ngột sốt cao 39-40 độ C và được cho uống thuốc hạ sốt. Cháu hạ sốt nhưng 2 ngày sau đó liên tục kêu đau đầu, đau hốc mắt, đặc biệt là có biểu hiện sợ ánh sáng.


Trẻ bị viêm não Nhật Bản thường có triệu chứng sốt cao 39-40 độ C.

Trẻ bị viêm não Nhật Bản thường có triệu chứng sốt cao 39-40 độ C.

Khi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, cháu được bác sĩ kết luận bị viêm não Nhật Bản. Trước tình hình đó, cháu Long được điều trị kháng sinh, chống phù não nhưng tình trạng sức khỏe không mấy tiến triển. Ngày 8/6, cháu bắt đầu xuất hiện hôn mê, thở ức chế, đặt nội khí quản và cho bệnh nhân thở máy nhưng không ăn thua. 2 ngày sau đó, cháu Long được chuyển đến bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng rất nặng: Đặt nội khí quản và liệt vận động toàn thân.

Đến nay, đã qua 14 ngày điều trị, dù được các bác sĩ tích cực can thiệp bằng thở máy, dùng thuốc chống viêm, chống phù nhưng cháu đã xuất hiện thêm di chứng nặng như liệt hô hấp, liệt tứ chi, phụ thuộc vào thở máy.

Trường hợp bé Long không phải là trường hợp duy nhất cho thấy di chứng sau viêm não Nhật Bản. Bệnh nhi Nguyễn Quốc Đạt (4 tuổi, Bắc Ninh) cũng mắc phải tình trạng tương tự. Vào ngày 5/6, bé Đạt được đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê, liệt nửa người phải. Trước đó, bé bị sốt cao 40 độ C, gia đình có cho uống thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả. 2 ngày sau, tình trạng của bé Đạt trở nên nặng nề hơn với sốt li bì kèm co giật.

Sau khi tiến hành thăm khám, chọc dịch não tủy, làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bé Đạt mắc viêm não Nhật Bản. Sau 17 ngày được điều trị, cháu Đạt đã tỉnh táo, không còn sốt nhưng vẫn còn di chứng vận động.


6 trẻ bị VNNB nặng, phải thở máy đang nằm tại tại BV Nhi Đồng 1. (Ảnh: Hoàng Lê)

6 trẻ bị VNNB nặng, phải thở máy đang nằm tại tại BV Nhi Đồng 1. (Ảnh: Hoàng Lê)

Tại khu vực TP.HCM cũng mới ghi nhận 6 trẻ phải thở bằng máy rất nặng vì viêm não Nhật Bản trong tổng số 25 ca có xét nghiệm dương tính với bệnh viêm não. Trong số 25 ca mắc bệnh viêm não có đến 50% trẻ trên 5 tuổi. Theo BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1), so với cùng kỳ năm 2016, lượng bệnh nhân thở bằng máy nhiều hơn, di chứng cũng nhiều hơn trước. Tình hình cảnh báo căn bệnh viêm não Nhật Bản đang ở mức rất báo động.

Trước tình hình đó, giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo tất cả mọi người cần cảnh giác cao độ với căn bệnh viêm não Nhật Bản, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh đang vào mùa.

Cảnh báo viêm não Nhật Bản hoành hành, gây nên nhiều di chứng sau điều trị

Bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện vào mùa hè. Hiện nay, ở miền Bắc nước ta, căn bệnh này bắt đầu có dấu hiệu bùng phát. Viêm não Nhật Bản hay còn gọi là viêm não B thường kéo dài 5-7 ngày. Ở giai đoạn mới phát bệnh, bệnh có triệu chứng như sổ mũi, viêm họng, nghẹt mũi, ho…, sốt cao đột ngột lên đến 39-40 độ C kèm đau đầu, đặc biệt là vùng trán.


Bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện vào mùa hè.

Bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện vào mùa hè.

Sau đó trẻ có thể có những dấu hiệu nặng hơn như co giật cũng có thể xuất hiện hoặc bị bại, liệt cứng. Có những trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm (Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương), thời tiết khắc nghiệt mùa hè là giai đoạn cao điểm bùng phát dịch bệnh viêm não, trong đó có viêm não Nhật Bản. Đây được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ, dao động từ 25-35%... Những di chứng này khiến cho người bệnh giảm khả năng giao tiếp, mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đây cũng chính là nỗi lo sợ của các bà mẹ có con nhỏ trong mùa hè.

Viêm não Nhật Bản (hay còn gọi là viêm não B), là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có tỷ lệ tử vong cao. Tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động.

Phòng tránh viêm não Nhật Bản – Những khuyến cáo không được bỏ qua

- Để phòng tránh bệnh, cha mẹ cho trẻ đi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản (tiêm 2 mũi khi trẻ 1 tuổi, mũi sau cách mũi trước 2 tuần, mũi thứ 3 sau mũi 2 một năm), tránh để dịch lan rộng mới đi tiêm chủng thì hiệu quả tiêm chủng sẽ thấp.


Để phòng tránh bệnh, người dân cần chích ngừa đầy đủ, tạo thói quen diệt muỗi vốn là mầm mống gây nên viêm não Nhật Bản.

Để phòng tránh bệnh, người dân cần chích ngừa đầy đủ, tạo thói quen diệt muỗi vốn là mầm mống gây nên viêm não Nhật Bản.

- Khi phát hiện trẻ sốt, nhức đầu, nôn ói, hôn mê, co giật phải đưa đi viện vì khả năng nhiễm viêm não rất cao. Khi phát hiện và điều trị sớm, khả năng giảm được tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn.

- Để phát hiện viêm não sớm ở trẻ, phụ huynh cần cho con đi khám đi khám lại nhiều lần, thường xuyên.

- Để phòng tránh bệnh, người dân cần chích ngừa đầy đủ, tạo thói quen diệt muỗi vốn là mầm mống gây nên viêm não Nhật Bản.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

- Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 23 tuổi ở Hà Nội bị suy tuyến thượng thận vì dùng thuốc xịt mũi theo cách này

Cô gái 23 tuổi ở Hà Nội bị suy tuyến thượng thận vì dùng thuốc xịt mũi theo cách này

Bệnh thường gặp - 32 phút trước

GĐXH - Người bệnh cho biết bản thân bị viêm mũi từ lâu, nên cứ ngạt mũi là sử dụng thuốc xịt mũi, trung bình xịt ngày 3-4 lần. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc chứa corticoid trong thời gian dài.

6 thói quen cần bỏ khi bị thoát vị đĩa đệm

6 thói quen cần bỏ khi bị thoát vị đĩa đệm

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Sống khỏe - 21 giờ trước

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Sống khỏe - 23 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra tác dụng thần kỳ của hợp chất mang tên feruloylputrescine trong vỏ cam.

Top