Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cậu bé kéo vợ về nhà từ thuở 13

Thứ tư, 16:15 18/11/2015 | Dân số và phát triển

Hè lớp 7, cậu nhóc Thồ Mí Chơ rủ thêm mấy người bạn đi "kéo vợ" về nhà, vì "nó cũng thích mình rồi".

Nhìn cậu nhóc lớp 9A, trường cấp 2 Cán Chu Phìn (Mèo Vạc, Hà Giang) cao chưa đầy mét rưỡi, mép mới lún phún vài cọng ria, không mấy ai nghĩ em đã có vợ gần hai năm. Thấy có người hỏi "đi học nội trú thế này có nhớ vợ không", cậu chàng tỏ vẻ ngượng ngùng, lắc đầu "Em chưa cưới vợ đâu". Nhưng lúc thấy mấy cô bạn cùng lớp đứng gần đó nhìn mình cười cười, Mí Chơ thanh minh: "Em kéo vợ về rồi nhưng hai đứa chưa đủ tuổi nên chưa tổ chức cưới và ủy ban không đồng ý đâu".

Cậu bé Thồ Mí Chơ đang học lớp 9 và đã lấy vợ từ năm lớp 7. Ảnh: MT.
Cậu bé Thồ Mí Chơ đang học lớp 9 và đã lấy vợ từ năm lớp 7. Ảnh: MT.

 

Thồ Mí Chơ là con út trong một gia đình dân tộc Mông có 7 người con. Năm anh trai và một chị gái của Chơ đều đã lập gia đình, ra ở riêng. "Hè năm lớp 7, bố mẹ bảo là cho em hai lựa chọn, bỏ học ở nhà giúp gia đình hoặc kéo vợ về để có người làm. Em không muốn bỏ học nên rủ bạn đi kéo vợ", Mí Chơ kể.

Cô gái cậu chọn hơn cậu một tuổi, nghỉ học từ lớp 5, "khá xinh nên em cũng thích, nó cũng ưng em". Vì lúc đó Chơ mới 13 tuổi nên hai gia đình chỉ đến nói chuyện với nhau rồi "cô dâu" về nhà chồng chứ không tổ chức lễ cưới gì. "Bao giờ em đủ 20 tuổi mới đi đăng ký và làm lễ", Chơ nói.

Cậu kể bố mẹ đều đã già, nhà lại nuôi 3 con bò, hai con lợn to, một đàn lợn con nên vợ khá vất vả, dù nắng hay mưa cũng phải đi cắt cỏ, nấu cám... Sau khi lấy vợ, Chơ tiếp tục đi học ở trường nội trú cách nhà vài kilomet. "Hôm nào học cả ngày thì em ở lại trường, còn cuối tuần hay ngày nào chỉ học buổi sáng thì tối em về với vợ. Em cũng không giúp được nhiều, thi thoảng đi cắt cỏ cùng thôi", Chơ nói.

Được hỏi về cuộc sống sau khi lấy vợ, cậu nhóc lắc đầu: "Vất vả lắm". "Mấy tháng đầu có vợ em cũng thích nhưng giờ thì... Ra ngoài em thấy nhiều con gái xinh hơn mà không được trêu, không được thích vì đến chết cũng chỉ được có một vợ thôi", Chơ giải thích.

Chị Nguyễn Thị Loan, giáo viên chủ nhiệm của Mí Chơ, cho biết, lớp chị có 3 bạn nam đã lấy vợ, một bạn nữ có chồng và đang mang bầu. "Những em này thường ít tham gia các hoạt động tập thể hơn. Đôi khi, có thể thấy được gánh nặng gia đình thể hiện sự ưu tư trên gương mặt, đôi mắt các em".

Trong suốt 8 năm công tác tại trường, hầu như năm nào chị Loan cũng gặp cảnh học sinh lấy vợ, lấy chồng, có em sau đó bỏ học luôn và thường là các bạn nữ. "Các em gái ở đây vẫn nặng nề suy nghĩ cũ về bổn phận của người vợ với chồng và gia đình chồng. Ít em đi học sau cấp 2. Trước đây tình trạng này nhiều lắm, mấy năm nay đã giảm đi", chị nói.

Người chồng 18 tuổi và người vợ 17 tuổi đang đi làm nương. Họ đã có con 8 tháng tuổi. Ảnh: Lầu Thị Dính.
Người chồng 18 tuổi và người vợ 17 tuổi đang đi làm nương. Họ đã có con 8 tháng tuổi. Ảnh: Lầu Thị Dính.

 

Một giáo viên lớp 9 khác kể, sau đợt nghỉ hè vừa rồi, khi nhận lớp mới, chị phát hiện thiếu một em so với sĩ số. Đó là em Hạ Thị Súa, 14 tuổi. Chị tìm tới nhà thì biết Súa đã lấy chồng, có bầu to vượt mặt. "Em ấy nhỏ nhắn, sức khỏe cũng không được tốt nên đợt tháng 9 vừa rồi sinh con nhưng chỉ sau 3 ngày thì em bé mất, tội nghiệp lắm", cô giáo kể. Chị đã tới nhà Súa 6 lần để vận động em trở lại lớp nhưng em xấu hổ không muốn quay lại, gia đình chồng cũng không đồng ý. Chồng Súa là một bạn học cùng khối, khác lớp em.

Anh Sùng Mí Chả, phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã, cho biết, địa phương có tục kéo vợ - khi một người con trai thích cô nào (và thường đã được ưng thuận) thì sẽ cùng một số bạn bè đến một địa điểm gặp cô ấy rồi kéo về nhà làm vợ. Nếu sau 3 ngày cô gái chấp nhận ở lại, không bỏ về, nhà gái không tới đòi người thì coi như nhà trai đã kéo vợ thành công. Nếu chưa đủ tuổi, hai bên chưa làm lễ cưới và không được đăng ký kết hôn.

Theo anh Chả, năm nay xã có 70 em ở độ tuổi vào cấp 3 thì chỉ có 10 em đi học. Các em nghỉ học thì thường lấy vợ, chồng sớm. Với các trường hợp tảo hôn, địa phương chỉ vào cuộc khi nhà gái có đơn đề nghị, tố cáo, trong khi hầu hết họ đều đồng thuận. Không những thế, nhiều trường hợp, trẻ gái đã có thai to, cán bộ xã phát hiện tảo hôn cũng không biết giải quyết thế nào.

Tình trạng tảo hôn có từ xưa và đến nay với người Mông nơi đây, nhiều trẻ vẫn kết hôn rất sớm, có thể do nhà trai muốn con lấy vợ để có thêm lao động, giúp việc đồng áng, còn nhà gái yên tâm gả được con, lại có được một khoản hồi môn từ 25 tới 40 triệu đồng. Cũng có những bố mẹ đến kéo bằng được con về, không cho lấy chồng, nhưng số này khá hiếm.

Một bạn nam lớp 11 đang cố kéo bạn nữ về làm vợ. Ảnh: Vừ Mí Vừ.
Một bạn nam lớp 11 đang cố kéo bạn nữ về làm vợ. Ảnh: Vừ Mí Vừ.

 

"Chúng tôi cũng chỉ dám nhắm đến mục tiêu nâng dần độ tuổi kết hôn của các em lên, như trước đây là 13-14 thì dần dần sẽ là 15, 16 rồi 17, 18... chứ không kỳ vọng có thể chấm dứt ngay bởi tảo hôn đã tồn tại quá lâu và ăn sâu trong đời sống người dân", chị Nguyễn Thị Biên, cán bộ văn phòng của Tổ chức Plan tại Hà Giang (tổ chức phi chính phủ đang thực hiện dự án chống tảo hôn tại Hà Giang), cho biết.

Tuy nhiên, một cán bộ dự án khác thừa nhận, muốn chấm dứt tình trạng tảo hôn ở xã này, việc tuyên truyền, vận động chỉ là một phần bởi gốc rễ vấn đề còn liên quan tới nhiều yếu tố kinh tế, xã hội khác. "Đời sống khó khăn, trẻ không có điều kiện để học lên cao, cực ít em gái học tới cấp 3, nghỉ ở nhà các em quanh quẩn việc đồng áng. Nhiều em chia sẻ đến 18 tuổi chưa có ai lấy là thuộc dạng ế và khi đó chỉ có hai con đường: ở nhà làm bà cô hoặc sang Trung Quốc lấy chồng. Các em trai cũng không hơn mấy, nếu không đi làm thuê ở xa thì ở nhà cũng lấy vợ sớm thôi", vị này nói.

Theo Minh Thùy/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Đối với nhiều phụ nữ, nỗi sợ không thể mang thai là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi phát hiện mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, cho hiệu quả ngừa thai cao. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng dùng được que cấy tránh thai, những trường hợp dưới đây được chống chỉ định với phương pháp ngừa thai này.

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh Thalasemia) là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế ở các trung tâm y tế phụ trách về mảng chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều 30/5, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024.

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Tại Gia Lai, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như trầm cảm, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ tình dục…

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Trong những năm qua, Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai nhiều biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo dữ liệu dân cư.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5, thảo luận tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng mạnh hiện nay.

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành về Quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế dự phòng - dân số trên địa bàn tỉnh.

Top