Hà Nội
23°C / 22-25°C

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Chủ nhật, 09:31 28/04/2024 | Dân số và phát triển

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

1. Đông y có chữa được rong kinh không?

Đông y có thể hỗ trợ điều trị rong kinh hiệu quả trong một số trường hợp.

Điều hòa khí huyết: Đông y quan niệm rong kinh do khí huyết ứ trệ, không thông, dẫn đến rong huyết. Các bài thuốc sẽ giúp điều hòa khí huyết, thông kinh hoạt lạc, từ đó giảm lượng máu chảy và rút ngắn thời gian.

Bổ sung khí huyết: Rong kinh có thể khiến cơ thể mất nhiều máu, dẫn đến khí huyết hư. Các bài thuốc bổ huyết sẽ giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng rong kinh.

Giảm co thắt tử cung : Một số nguyên nhân gây rong kinh như u xơ tử cung , lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến co thắt tử cung, khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn. Các bài thuốc Đông y có thể giúp giảm co thắt tử cung, giảm lượng máu chảy và giảm đau bụng kinh .

Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.

2. Chế độ ăn nào tốt cho người bị rong kinh?

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh- Ảnh 1.

Các thực phẩm giàu sắt, vitamin, omega-3, can xi, magie... giúp ngăn ngừa rong kinh.

Thực hiện chế độ ăn uống như bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là sắt , vitamin C, vitamin B6, omega-3, canxi, magie; uống nhiều nước. Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thức ăn nhanh, caffeine và rượu bia. Lối sống lành mạnh như không hút thuốc lá; Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt , sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp và điều trị nguyên nhân.

3. Rong kinh có chữa khỏi không?

Rong kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể chữa khỏi trong một số trường hợp. Tuy nhiên, cần được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Khi nào có thể sử dụng thuốc tránh thai trị rong kinh?

Chỉ nên dùng khi đã được bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân và kê đơn. Progestin là loại thuốc tránh thai được kê toa thường xuyên nhất để điều trị rong kinh vì tính an toàn trong bối cảnh các bệnh lý đi kèm khác.

5. Rong kinh có thể ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Rong kinh là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu. Đôi khi, chảy máu nghiêm trọng đến mức làm gián đoạn các hoạt động bình thường hàng ngày như công việc, học tập và đời sống xã hội.

Nếu rong kinh nên đi khám để bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân. Việc chảy máu nhiều hoặc kéo dài không được điều trị có thể gây thiếu máu khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí có những nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn cần phải điều trị sớm, nếu để kéo dài sẽ bỏ lỡ thời điểm điều trị hiệu quả.

6. Làm thế nào để ngăn ngừa rong kinh?

Các lựa chọn bao gồm thuốc, miếng dán, vòng âm đạo và dụng cụ tử cung nội tiết tố. Những phương pháp điều trị này làm giảm chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố cũng có thể làm giảm chứng chuột rút và đau đớn trong kỳ kinh nguyệt.

7. Rong kinh có thể kéo dài bao lâu?

Lượng máu mất trung bình trong kỳ kinh nguyệt là khoảng 30–45 ml trong 4 – 5 ngày. Tuy nhiên, một người bị rong kinh có thể bị chảy máu kéo dài hơn 7 ngày hoặc chảy máu nhiều khiến họ thấm qua một hoặc nhiều băng vệ sinh mỗi giờ trong vài giờ liên tiếp.

8. Rong kinh có phải là một vấn đề nghiêm trọng?

Bị rong kinh thường phải sử dụng nhiều băng vệ sinh, phải thay băng liên tục. Chảy máu kinh nguyệt nhiều là hiện tượng phổ biến và khoảng 1/3 phụ nữ tìm cách điều trị chứng này. Rong kinh ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày và trong một số trường hợp báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

9. Rong kinh thường xảy ra ở độ tuổi nào?

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh- Ảnh 3.

Phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản đang có kinh nguyệt đều có khả năng bị rong kinh. Ảnh minh họa.

Bất kỳ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản đang có kinh nguyệt đều có thể bị rong kinh. Hầu hết bệnh nhân rong kinh đều lớn hơn 30 tuổi. Rong kinh có thể do nhiều nguyên nhân, từ các vấn đề liên quan đến hormone, các bệnh lý khác hoặc đôi khi là do căng thẳng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu kinh nguyệt nhiều ở thanh thiếu niên là không rụng trứng dai dẳng.

10. Sắt có giúp chữa rong kinh không?

Thiếu sắt mạn tính có thể là nguyên nhân cũng như kết quả của chứng rong kinh. Trong một nghiên cứu mù đôi dùng giả dược, 75% bệnh nhân dùng sắt cho thấy sự cải thiện tình trạng rong kinh so với 32,5% bệnh nhân dùng giả dược cải thiện tình trạng này.

11. Chi phí khám bệnh

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mức giá khám chữa bệnh được áp dụng đúng theo quy định của Nhà nước. Bảng giá chi tiết của bệnh viện được niêm yết cụ thể tại bảng tin bệnh viện. Giá khám phụ khoa: 300.000 đồng.

Khi có dấu hiệu rong kinh, tốt nhất nên đi khám tại các bệnh viện, các phòng khám uy tín được cấp phép để được chẩn đoán, tìm nguyên nhân cụ thể gây rong kinh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Đối với nhiều phụ nữ, nỗi sợ không thể mang thai là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi phát hiện mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, cho hiệu quả ngừa thai cao. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng dùng được que cấy tránh thai, những trường hợp dưới đây được chống chỉ định với phương pháp ngừa thai này.

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh Thalasemia) là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế ở các trung tâm y tế phụ trách về mảng chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều 30/5, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024.

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Tại Gia Lai, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như trầm cảm, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ tình dục…

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Trong những năm qua, Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai nhiều biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo dữ liệu dân cư.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5, thảo luận tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng mạnh hiện nay.

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành về Quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế dự phòng - dân số trên địa bàn tỉnh.

Top