Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Thứ bảy, 11:28 20/04/2024 | Bệnh thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh phổ biến gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng vô cùng khó chịu và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị sớm.

Sự hình thành sỏi có thể do các yếu tố như: tiền sử gia đình, bệnh thận tiềm ẩn, béo phì, đái tháo đường , viêm ruột, đặc biệt chế độ là chế độ ăn uống thiếu khoa học, tiêu thụ nhiều muối và uống không đủ nước.

Đặc biệt, nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận là do cơ thể thiếu nước và thực tế cho thấy, phần lớn người bệnh sỏi thận thường không uống đủ lượng nước khuyến nghị hằng ngày.

Theo BSCKII. Trịnh Hùng, Phó Trưởng Khoa Nội Thận khớp, Bệnh viện 198, có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận như: Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều đạm…); Uống không đủ nước hoặc nhịn tiểu thường xuyên; Sử dụng thuốc không đúng cách; Mắc một số bệnh lý như: viêm loét dạ dày , tiêu chảy, Crohn, trào ngược bàng quang - niệu quản, túi thừa bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận- Ảnh 1.

Chế độ ăn nhiều muối, đạm, ít nước là nguyên nhân gây sỏi thận.

Nếu bệnh nhân phát hiện sỏi thận nhưng không điều trị kịp thời hoặc không điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến các biến chứng. Thường gặp nhất là bít tắc đường tiết niệu gây ứ nước, ứ mủ ở thận, nhiễm khuẩn tái phát kéo dài. Nặng hơn có thể dẫn tới suy thận cấp , mất chức năng thận hoàn toàn. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị sỏi thận, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

Để phòng ngừa sự hình thành cũng như tái phát sỏi thận, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học kết hợp duy trì các hoạt động thể chất, điều trị các bệnh lý nguy cơ tạo sỏi…

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh sỏi thận

Những người bị sỏi thận nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh , đủ chất, cân bằng. Nên ăn nhiều trái cây, rau quả. Cần lưu ý hạn chế tiêu thụ nhiều caffeine (trà, cà phê), nước có gas, đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo, tránh uống rượu vì rượu làm cơ thể mất nước (do các chất chuyển hóa từ rượu làm tăng nhu cầu đào thải qua thận sẽ dẫn đến tăng lượng nước tiểu).

Theo BS. Trịnh Hùng, người mắc sỏi thận cần lưu ý uống đủ nước 2 - 3 lít/ngày. Nên ăn nhiều chất xơ và rau. Đồng thời cần giảm đạm 0.8-1g/kg/ngày, giảm muối 4-5g/ngày trong khẩu phần ăn.

Uống nhiều nước

Đối với người bị sỏi thận, việc uống đủ nước rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, nước có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi ban đầu. Uống nhiều nước có thể giúp ngăn ngừa tái phát ở những người đã từng bị sỏi thận. Uống nhiều nước sẽ làm tăng khối lượng nước tiểu đi qua thận, giúp làm loãng nồng độ của các khoáng chất, vì vậy chúng ít có khả năng kết tinh và tạo thành cục.

Nếu người bệnh uống đủ nước có thể giúp đẩy sỏi ra ngoài. Uống nhiều nước hơn lượng nước tiểu thải ra nhiều hơn, điều này có nghĩa là lượng muối và khoáng chất dư thừa sẽ được thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nước còn giúp di chuyển sỏi qua đường tiết niệu và được đào thải qua nước tiểu.

Ăn lượng protein vừa phải

Ăn quá nhiều protein động vật có thể góp phần hình thành sỏi thận. Trong một chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn khoảng 10-35% tổng lượng calo là protein (thịt, cá, thịt gia cầm, các loại đậu, quả hạch và hạt).

Ăn thực phẩm có hàm lượng oxalat thấp

Đối với người bị sỏi thận hoặc có nguy cơ bị sỏi thận, chế độ ăn ít oxalat thường được khuyến khích vì lượng oxalat cao có thể tích tụ trong thận, dẫn đến hình thành sỏi thận.

Oxalat được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm thực vật với số lượng khác nhau trong nhiều loại trái cây, rau, quả hạch và hạt. Nhưng cũng có rất nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng đồng thời ít oxalat phù hợp với người bệnh sỏi thận như:

  • Trái cây: chuối, anh đào, xoài, bưởi, dưa, nho, đu đủ
  • Rau: súp lơ, su hào, hẹ, nấm, dưa chuột, bắp cải, đậu Hà Lan
  • Protein: thịt, gia cầm, hải sản, trứng
  • Sản phẩm từ sữa: sữa, phô mai, sữa chua, bơ
  • Ngũ cốc: gạo, cám ngô, bánh mì lúa mạch đen, mì
  • Đồ uống: nước, trà thảo mộc

Ăn hợp lý thực phẩm giàu canxi

Mặc dù lượng canxi cao trong nước tiểu làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận nhưng điều này không có nghĩa là người bệnh nên tránh hoàn toàn các loại thực phẩm giàu canxi . Nếu băn khoăn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về lượng canxi cơ thể cần mỗi ngày. Tốt nhất hãy cố gắng bổ sung canxi từ thực phẩm thay vì bổ sung bằng thực phẩm chức năng.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận- Ảnh 3.

Người bệnh sỏi thận nên uống nhiều nước.

3. Gợi ý một số loại nước uống tốt cho người bị sỏi thận

Nước lọc

Đây là lựa chọn tốt nhất cho việc giảm sỏi thận. Nước tinh khiết không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn làm sạch niệu quản và hỗ trợ quá trình loại bỏ sỏi thận.

Theo khuyến cáo, đối với một người khỏe mạnh bình thường nên uống khoảng 8 ly nước, tương đương 2 lít nước mỗi ngày để bù đắp lượng chất lỏng bị loại bỏ dưới dạng nước tiểu và mồ hôi. Đây là tổng lượng chất lỏng chúng ta cần cung cấp cho cơ thể, bao gồm nước lọc, các loại đồ uống cùng thực phẩm chứa nhiều nước khác.

Đối với những người bị sỏi thận, cần uống ít nhất 8 - 10 ly nước (tương đương 2 - 3 lít) nước lọc mỗi ngày.

Nước chanh tươi

Uống nước chanh thường xuyên có thể giảm nguy cơ tái phát sỏi thận. Chanh chứa acid citric, giúp hòa tan các tinh thể muối và khoáng chất trong thận, làm giảm kích thước sỏi trong thận, việc tống sỏi ra ngoài cũng dễ dàng hơn.

Nước dừa tươi

Nước dừa chứa nhiều chất khoáng và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời có tác dụng lợi tiểu, ngăn chặn tình trạng tích tụ các chất độc hại dẫn đến hình thành sỏi thận.

Nước râu ngô

Râu ngô có tính lợi tiểu, giúp tống thải chất cặn bã ra ngoài, ngăn chặn khả năng hình thành sỏi.

Nước ép dứa

Dứa có chứa enzyme bromelain và lượng acid citric dồi dào có tác dụng hạn chế quá trình tích tụ của các chất độc hại trong thận. Đồng thời, nước dứa cũng làm tăng lượng nước tiểu, kháng vi khuẩn, kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch, nhờ đó có thể ngăn chặn sự hình thành sỏi mới.

Nước ép quả lựu

Nước ép lựu giàu chất chống oxy hóa và có tác dụng làm sạch niệu quản, giúp loại bỏ các chất độc khỏi thận, giảm nguy cơ tái phát sỏi thận. Ngoài ra, nước ép lựu cũng làm giảm mức độ acid trong nước tiểu. Nồng độ acid thấp hơn giúp giảm nguy cơ sỏi thận trong tương lai.


Thu Phương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

7 biện pháp giúp giảm ngứa da mùa hè

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ngứa da là tình trạng nhiều người gặp phải trong mùa hè, đặc biệt với những người có vấn đề về da, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm bớt cơn ngứa…

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Giảm cân sai cách, cô gái 26 tuổi bất ngờ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Sau nửa năm ăn kiêng, cô được không ngờ bị chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng.

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Top