Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chồng không có tinh trùng, gia đình vẫn có con "chính chủ"

Thứ năm, 09:01 08/02/2024 | Dân số và phát triển

Người chồng được bác sĩ kết luận bị "vô tinh" do teo tinh hoàn, biến chứng của tiền sử quai bị hoặc viêm tinh hoàn trước đó.

Nửa năm sau kết hôn, đôi vợ chồng nhận "cú sốc" lớn

Sau thời gian tìm hiểu, chị Nguyễn Vân Anh (1996) và anh Nguyễn Văn Đức (1994) quyết định tiến tới hôn nhân. Thời gian dần trôi nhưng tin vui vẫn chưa tới, anh chị lên Hà Nội thăm khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản.

"Cũng chỉ nghĩ đi khám thử xem sao vì mới cưới 6 tháng, không ngờ khi cầm tờ kết quả thông báo chồng không có tinh trùng mà hai vợ chồng rụng rời chân tay, mọi thứ trước mắt tối sầm lại và không dám tin vào sự thật này", chị Vân Anh nhớ lại khoảnh khắc đấy.

Sau thăm khám, siêu âm, xét nghiệm, anh Đức được bác sĩ kết luận bị "vô tinh" do teo tinh hoàn, biến chứng của tiền sử quai bị hoặc viêm tinh hoàn trước đó. Không chỉ sức khỏe sinh sản của chồng gặp vấn đề, kết quả siêu âm khi đó còn cho thấy chị Vân Anh bị đa nang buồng trứng, rối loạn phóng noãn và kinh nguyệt không đều cũng ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên, khó có con.

Để có con, anh cần được phẫu thuật tìm tinh trùng trong tinh hoàn và làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Quá lo lắng, anh chị đi thêm nhiều bệnh viện khác khám, nhưng kết quả xét nghiệm, siêu âm vẫn giống như lần thăm khám trước đó.

"Tất cả những bệnh viện sau đó cũng đều cho kết quả không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch, tỷ lệ có thai tự nhiên là không thể", chị Vân Anh lặng người kể lại.

Với đồng lương công nhân ít ỏi, số tiền làm IVF là quá lớn nên ngày đó hai vợ chồng đành gác lại hành trình tìm con bằng phương pháp này. Có bệnh thì vái tứ phương, vẫn nuôi hi vọng mong có phép màu nào đó giúp có thai tự nhiên nên ai mách ở đâu có thầy giỏi, thuốc tốt là hai vợ chồng đều mua về uống, Đông Tây Y kết hợp nhưng mong mãi vẫn không thấy con về.

"Đặt cược" gia tài sau 4 năm tích góp

4 năm đằng đẵng trôi đi, biết bao hy vọng đợi chờ qua hàng trăm thang thuốc bắc, hàng chục loại thuốc tây y nhưng nhận lại vẫn là những chiếc que thử thai một vạch.

Vẫn nhớ lời bác sĩ tư vấn 4 năm trước, năm 2022 với số tiền ít ỏi hai vợ chồng dành dụm, anh Đức và chị Vân Anh quyết định vay mượn thêm người thân và quay lại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội "tìm con".

Sau khi làm lại tất cả các xét nghiệm, chị Vân Anh lại một lần nữa lo sợ vì kết quả xét nghiệm cho biết chị mang gen Thalassemia thể lặn (người lành mang gen bệnh). Vẫn còn một chút may mắn khi anh Đức không mang gen bệnh này, hai vợ chồng được bác sĩ tư vấn làm thủ tục hoàn thiện hồ sơ và bắt đầu quá trình kích trứng thực hiện IVF.

Chia sẻ về trường hợp của anh Đức, BS Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp cho biết: "Sau thăm khám phát hiện thể tích tinh hoàn chỉ còn khoảng 3ml, các ống sinh tinh đã xơ hóa, không có khả năng sinh tinh. Tuy nhiên, dựa vào tiền sử bệnh, xét nghiệm nội tiết, chúng tôi đánh giá vẫn có khả năng tìm được tinh trùng và đặt cược mổ tìm tinh trùng cho bệnh nhân".

Chồng không có tinh trùng, gia đình vẫn có con "chính chủ" - Ảnh 1.

BS Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp trong ca phẫu thuật Micro TESE tìm tinh trùng (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Các bác sĩ đã chọc trứng của người vợ, tìm thấy tinh trùng của người chồng, tạo được 8 phôi.

Sau chuyển phôi 10 ngày, hai vợ chồng vỡ òa hạnh phúc khi chiếc que thử thai hiện hai vạch rõ nét. Bác sĩ thông báo "hai mầm sống nhỏ" bắt đầu hình thành trong cơ thể chị trong lần siêu âm đầu tiên báo hiệu một cuộc sống mới đến với gia đình anh chị.

Hành trình giữ thai vất vả

Tưởng chừng mọi khó khăn đã qua, hành trình mang thai đôi của chị Vân Anh cũng không hề dễ dàng. Từ tuần 20 của thai kỳ, khi song thai lớn dần cũng là lúc quá trình giữ thai chính thức bước vào giai đoạn khó khăn liên tiếp. Liên tục những cơn gò dọa sảy, sa cổ tử cung, thõng ối, ra máu thai kỳ… Tất cả những điều đó như trở thành phép thử cho sự kiên trì của vợ chồng chị Vân Anh.

"Tôi nhớ mãi mốc thai tuần thứ 20, trong một lần khám định kỳ, vào phòng siêu âm, bác sĩ đo cổ tử cung và vội hô lên không ổn rồi, cổ tử cung của em tụt thấp còn 16mm, hở chữ u rồi, lòi ối, giờ phải khâu cổ tử cung cấp cứu gấp. Nghe vậy tôi hoảng sợ, ù tai và khóc ầm lên như một đứa trẻ", chị Vân Anh nói.

Sau khi được khâu eo cổ tử cung cấp cứu, tử cung chị lên được 18mm và còn rất yếu, phải theo dõi chặt. Chị phải thuê nhà gần viện, đi khám mỗi tuần và đó là khoẳng thời gian chị mất ăn mất ngủ vì lo lắng.

Tuần thứ 28 của thai kỳ bị ra máu, hai vợ chồng vội vàng vào viện, bác sĩ báo dọa sinh non và chỉ định nhập viện điều trị theo dõi tiêm thuốc cầm máu, giảm co cho đến khi thai kỳ ổn định. Cứ như vậy, cả thai kỳ được theo dõi sát sao cho đến khi sinh.

Chồng không có tinh trùng, gia đình vẫn có con "chính chủ" - Ảnh 2.

Hai thiên thần nhỏ của gia đình chị Vân Anh (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Hành trình tìm con đầy gian nan vất vả cuối cũng được đền đáp xứng đáng. Chị Vân Anh hạ sinh thành công hai thiên thần nhỏ trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình nội ngoại hai bên. Những giọt nước mắt hạnh phúc của ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình đã rơi sau 5 năm mong mỏi đợi chờ.

"Có thể với bao cặp vợ chồng khác sinh được các con là điều đơn giản bình thường nhưng đối với gia đình tôi, niềm hạnh phúc được bế con trên tay là hành trình dài chờ đợi, vượt qua khó khăn cả về tài chính lẫn tinh thần", chị Vân Anh chia sẻ.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Top