Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều kỳ thú về nguồn gốc làng cây cảnh hơn 800 năm ở Nam Định

Chủ nhật, 22:26 15/10/2023 | Đời sống

GĐXH - Nhắc đến làng Vị Khê ở xã Điền Xá, huyện Nam Trực, Nam Định chắc hẳn giới chơi cây cảnh không ai là không biết. Vị Khê được mệnh danh là đất tổ nghề trồng cây cảnh, trồng hoa ở Việt Nam. Ông tổ là Thái úy Tô Trung Từ, một đại thần của vương triều nhà Lý.

Làng Vị Khê ra đời vào thế kỷ thứ X, với tên ban đầu là Nguyễn Gia Trang. Nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê với tuổi đời hơn 800 năm. Ngày nay, làng Vị Khê nằm ở trung tâm xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Nơi đây, được mệnh danh là đất tổ nghề trồng cây cảnh, trồng hoa ở Việt Nam.

Theo lịch sử để lại, năm Tân Mùi (1211), Thái úy Tô Trung Từ đến Nguyễn Gia Trang. Thấy nơi đây là vùng đất đẹp, ruộng đất phù sa màu mỡ, dân cư thuần phác nên đã cho lập hành cung để đi lại. Tại đây, Thái úy Tô Trung Từ đem quân tu sửa tòa thành gần chợ Bình Giã thành một nơi phòng thủ kiên cố. Ông còn cho đào con sông nhỏ vào phía nam chợ để thuyền buôn đi lại dễ dàng.

Ngoài việc khuyến khích người dân sản xuất mở rộng nghề nông trang, Thái úy Tô Trung Từ còn dạy người dân địa phương trồng hoa, cây cảnh để làm kế sinh nghiệp. Nhờ đó, mà người dân Vị Khê mới biết đến nghề trồng hoa cây cảnh và phát triển cho tới ngày nay. Cùng vì nghề trồng hoa, cây cảnh mà nhiều hộ dân ở đây có của ăn, của để,…

Những điều bí ẩn về nguồn gốc làng cây cảnh hơn 800 năm ở Nam Định - Ảnh 1.

Nhắc đến làng Vị Khê ở xã Điền Xá, huyện Nam Trực, Nam Định chắc hẳn giới chơi cây cảnh không ai là không biết.

Theo thống kê, ở làng Vị Khê hiện nay có khoảng 700 hộ đang làm nghề trồng hoa, cây cảnh. Đi dọc theo con đường liên xã vào sâu bên trong làng Vị Khê, du khách dễ dàng bắt gặp những vườn cây, chậu cây cảnh "siêu to khổng lồ" ngút ngát màu xanh, thuộc nhiều chủng loại như tùng la hán, sanh cổ, sung,…

Theo người dân nơi đây, để cây có hồn, hình dáng bắt mắt, thu hút khách hàng thì bắt buộc cây phải đảm bảo các tiêu chí "Cổ, kỳ, mỹ, văn". Hiểu nôm na rằng, cổ là lâu năm, kỳ là kỳ lạ, mỹ là đẹp, văn là nhân văn.

Thế nên, người dân làng Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang trồng nhiều loại cây cảnh với nhiều hình dáng, thế khác nhau gồm thế trực nghĩa, thế long, thế bạt phong, thế hoành…, mỗi thế mang 1 ý nghĩa riêng.

Những điều bí ẩn về nguồn gốc làng cây cảnh hơn 800 năm ở Nam Định - Ảnh 2.

Theo người dân nơi đây, để cây có hồn, hình dáng bắt mắt, thu hút khách hàng thì bắt buộc cây phải đảm bảo các tiêu chí "Cổ, kỳ, mỹ, văn".

Thế trực nghĩa là cây có thân thẳng, thể hiện sự chính trực, con người lúc nào cũng ngay thẳng. Thế bạt phong thể hiện con người đã từng trải qua khó khăn, vượt qua bão táp. Thế long thăng thể hiện con rồng đang vươn mình bay lên trời; thế long giáng thể hiện con rồng với tư thế đáp xuống…

Bên cạnh những phom dáng cây cảnh của lớp người đi trước để lại, ngày nay, lớp người sau ở làng Vị Khê đã biết cách tân, sáng tạo ra những tác phẩm cây cảnh mô phỏng Chùa Một cột, Khuê Văn Các (biểu tượng của Thủ đô Hà Nội), tháp Eiffel (biểu tượng của nước Pháp), con rồng trong tư thế bay,…

Nhờ Thái úy Tô Trung Từ, một đại thần của nhà Lý đã dạy người dân làng Vị Khê nghề trồng hoa, trồng cây cảnh để làm kế sinh nghiệp. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các thế hệ người dân ở đây đã xây dựng nên một làng quê trồng cây cảnh trù phú. Nhiều gia đình xây nhà lầu, mua xe hơi nhờ trồng cây cảnh. Để tưởng nhớ Thái uý Tô Trung Từ được người dân lập đình làng tôn thờ là ông tổ nghề trồng hoa, cây cảnh ở địa phương và tổ chức hội làng hằng năm.

Những điều bí ẩn về nguồn gốc làng cây cảnh hơn 800 năm ở Nam Định - Ảnh 3.

Đi dọc theo con đường liên xã vào sâu bên trong làng Vị Khê, du khách dễ dàng bắt gặp những vườn cây, chậu cây cảnh "siêu to khổng lồ" ngút ngát màu xanh, thuộc nhiều chủng loại như tùng la hán, sanh cổ, sung,…

"Hội làng Vị Khê thường được tổ chức từ ngày 12 - 16 tháng Giêng hằng năm. Đây là dịp để tưởng nhớ ông tổ nghề trồng cây cảnh là Thái úy Tô Trung Từ - một đại thần vương triều nhà Lý và cũng là dịp quảng bá làng nghề trồng cây cảnh với du khách xa gần, góp phần rạng rỡ truyền thống mảnh đất văn hiến có bề dày hơn 800 năm khởi nguồn tích tụ" - cụ Nguyễn Tuấn Hữu, thủ nhang đình làng Vị Khê cho biết.

Hiện nay, trong đình làng Vị Khê còn đang lưu giữ 2 cây sanh cổ dáng trực, có tuổi đời hơn 100 năm, được coi là "báu vật" của làng. Hai cây sanh cổ án ngữ trong sân đình; hằng ngày, người dân nơi đây thay phiên nhau chăm sóc cây.

Những điều bí ẩn về nguồn gốc làng cây cảnh hơn 800 năm ở Nam Định - Ảnh 4.

Cây cảnh hình tháp Eiffel (biểu tượng của nước Pháp).

Theo quan sát, hai cây sanh cổ được tạo hình theo dáng trực, có chiều cao khoảng 2 m, tính từ gốc lên ngọn; chiều ngang rộng khoảng 1,5m. Cây có nhiều tán, lớp da cây xù xì, có nhiều u cục, điều đó chứng minh cây đã có từ lâu.

Người dân thôn Vị Khê cho hay, trước đây, ở làng Vị Khê có cụ Nguyễn Văn Lã nổi tiếng chơi cây cảnh. Ở làng, không ai có tay nghề cao như cụ. Năm 1924, trong cung đình Huế, Chúa Nguyễn mở cuộc thi "cầm, kỳ, thi, họa", cụ Lã không quản ngại xa xôi, gánh đôi cây sanh (2 cây sanh cổ hiện đặt trong sân đình - PV) vào ứng thi. Đôi sanh này nổi tiếng khắp vùng khi đó. Hồi đó, đôi sanh còn nhỏ, chưa to cao như hiện tại.

Những điều bí ẩn về nguồn gốc làng cây cảnh hơn 800 năm ở Nam Định - Ảnh 5.

Những bàn tay ở đây tạo nhiều kiệt tác theo từng thời gian.

Sau nhiều ngày dự thi, đôi sanh của cụ Lã được Chúa Nguyễn để ý và chấm điểm cao nhất. Cụ Lã được Chúa Nguyễn ban thưởng. Sau cuộc thi, cụ Lã gánh đôi sanh về quê để tiếp tục chăm sóc.

Thời gian trôi đi, đến cuối những năm 1970, khi nghề cây cảnh nghệ thuật phát triển, cụ Lã đưa đôi sanh của mình ra trưng bày tại vườn hoa trong làng. Từ đó, đôi sanh cổ trở thành tài sản chung được cả làng giữ gìn và chăm sóc.

Vì nhiều lý do, đôi sanh cổ được di chuyển trưng bày tại trụ sở UBND xã. Đến năm 2017, đôi sanh cổ được đưa về đặt tại khu vực sân đình làng Vị Khê theo nguyện vọng của người dân.

Những điều bí ẩn về nguồn gốc làng cây cảnh hơn 800 năm ở Nam Định - Ảnh 6.

Báu vật trong khuôn viên đình làng Vị Khê.

Ngoài ra, trong khuôn viên đình làng Vị Khê, còn có 1 cây muỗm cao khoảng 30m, tán rộng, cành lá xum xuê, gốc cây to ước chừng 3 người lớn ôm mới hết. Cây muỗm cũng được người dân nơi đây coi là "báu vật" của làng.

Hỏi về tuổi cây muỗm, cụ Nguyễn Tuấn Hữu, thủ nhang đình làng Vị Khê chia sẻ, không ai biết chính xác tuổi cây muỗm, chỉ biết rằng, hồi còn nhỏ, các cụ trong làng đã nhìn thấy cây muỗm cao to như thế này rồi.

Năm 2016, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam trao bằng công nhận cây muỗm là Cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Video: Bên trong làng nghề trống da trâu gần 300 năm tuổi ở Nam Định

Nhật Tân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Xử phạt thiếu niên 16 tuổi đăng tin 'công an đánh dân' để câu view

Hà Nội: Xử phạt thiếu niên 16 tuổi đăng tin 'công an đánh dân' để câu view

Đời sống - 52 phút trước

Với mục đích tăng lượt theo dõi trên mạng xã hội, N.Đ.A. (SN 2008) đăng tải thông tin không đúng sự thật, bôi xấu hình ảnh lực lượng Công an Nhân dân.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 21 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ nhật ngày 19/5/2024 hôm nay, các con giáp Thân, Dậu, Tuất, Hợi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Đời sống - 21 giờ trước

GĐXH - Từ đầu tháng 5, nhiều đầm sen ở Thừa Thiên Huế bắt đầu bung nở thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh. Những thiếu nữ trong tà áo dài thích thú tạo dạng, thả hồn để có bức hình ưng ý.

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 22 giờ trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng mức lương cơ sở. Từ 1/7, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Tọa lạc tại một trong những vị trí sầm uất bậc nhất Thủ đô, thế nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) nơi từng một thời buôn bán tấp nập, nay đang trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các tiểu thương chán nản, "nằm dài" đợi khách.

Top