Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng ngừa viêm não Nhật Bản mùa cao điểm

Thứ tư, 09:41 24/08/2016 | Y tế

GiadinhNet - Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), 5 tháng đầu năm 2016, cả nước ghi nhận trên 215 trẻ mắc viêm não các thể, trong đó có một số trẻ mắc viêm não Nhật Bản B... Tuy số mắc có giảm so với cùng kỳ 2015 nhưng thời điểm này đang là mùa dịch viêm não Nhật Bản B (mùa dịch sẽ kéo dài đến tháng 8), số mắc còn có thể tăng và đây là thể bệnh viêm não có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng nặng rất cao nên mọi người cần đề phòng.

Các chuyên gia khuyến cáo: Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hữu hiệu nhất. Ảnh: Dương Ngọc
Các chuyên gia khuyến cáo: Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản hữu hiệu nhất. Ảnh: Dương Ngọc

Tháng 6 đến tháng 8 - giai đoạn cao điểm của bệnh

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh xảy ra ở tất cả các mùa quanh năm, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến cuối tháng 8 là giai đoạn cao điểm của bệnh. Sở dĩ bệnh hay gặp vào mùa này là vì đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người và sau đó lây sang cho người. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi đây là căn bệnh cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương nghiêm trong hệ thần kinh trung ương.

Bệnh viêm não Nhật Bản thường có các biểu hiện như sốt cao đột ngột, thậm chí là 39 - 400C, sau khoảng 8 - 10 giờ, người bệnh thường xuất hiện thêm biểu hiện đau đầu. Muộn hơn, trẻ thường có biểu hiện nôn và buồn nôn, thậm chí các trẻ không ăn gì cũng nôn. Đây là những biểu hiện mà các bậc phụ huynh cần phải nhận biết để đưa trẻ đến viện điều trị kịp thời. Nếu để muộn hơn nữa trẻ sẽ có biểu hiện thay đổi ý thức li bì, nói lẫn, hôn mê thậm chí là co giật. Tuy nhiên, khi để xuất hiện những biểu hiện này thì trẻ đã quá nặng, khả năng cứu chữa sẽ không cao.

Tiêm vaccine - biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất

Động vật nhiễm virus có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản cho người. Nguồn truyền nhiễm trong thiên nhiên là các loài chim và một số loài bò sát. Nguồn truyền nhiễm ở súc vật gần người quan trọng nhất là lợn do dễ bị nhiễm virus và được chăn nuôi ở nhiều hộ gia đình. Ngoài ra, một số gia súc khác như trâu, bò, dê, cừu cũng có thể là ổ chứa của virus. Trong số các loài động vật sống gần người, lợn được coi là nguồn truyền nhiễm lớn nhất.

Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động vật bị nhiễm virus (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người. Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh viêm não Nhật Bản, tuy nhiên có 2 loài muỗi chính truyền bệnh này đó là Culex. tritaeniorhynchus và Culex.vishnui. Đây là 2 loài muỗi thường sinh sản và trú đậu ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên được gọi là muỗi đồng ruộng.

Bệnh viêm não Nhật Bản đã có vaccine phòng bệnh nên việc tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài tiêm, các biện pháp sau đây cũng góp phần phòng bệnh cho cộng đồng, bao gồm: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà; ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt; các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện cấp tỉnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sở dĩ trẻ em mắc bệnh viêm não Nhật Bản cần được đưa đến bệnh viện cấp tỉnh, thành phố điều trị vì đây là căn bệnh điều trị tương đối khó.

Phải tiêm vaccine đủ mũi

Đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản đã có vaccine phòng bệnh, thực hiện tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vaccine thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vaccine hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vaccine hiệu lực bảo vệ đạt 90 - 95% trong khoảng 3 năm, do đó trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau:

- Mũi 1: Lúc trẻ được 1 tuổi;

- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần;

- Mũi 3: Cách mũi 2 là 1 năm.

Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

B.Dương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bụng phình to, tay chân teo, suy thượng thận vì thuốc xịt mũi

Bụng phình to, tay chân teo, suy thượng thận vì thuốc xịt mũi

Y tế - 1 ngày trước

Bị viêm mũi, cô gái 23 tuổi thường xuyên dùng một loại thuốc xịt mũi, kết quả suy thận do thuốc có chứa thành phần corticoid liều cao.

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ đã nhận định, đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp với biến chứng rối loạn nhịp chậm, xét nghiệm sinh hóa phản ánh cơ tim bị tổn thương nặng hơn.

Những lợi ích sổ sức khỏe điện tử mang lại có thể nhiều người chưa biết

Những lợi ích sổ sức khỏe điện tử mang lại có thể nhiều người chưa biết

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sổ sức khỏe điện tử là một ứng dụng di động của Bộ Y tế, giúp người dân có thể theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe của bản thân một cách chủ động và tiện lợi. Sổ sức khỏe điện tử mang lại lợi ích gì cho người dân?

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị đau bụng dữ dội, khó thở được người thân đưa đến một bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán thai bám tại gan.

Bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Thái Bình, tử vong: Chuyên gia y tế lưu ý điều gì?

Bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Thái Bình, tử vong: Chuyên gia y tế lưu ý điều gì?

Y tế - 3 ngày trước

Thông tin bé 5 tuổi, trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (xã Phú Xuân, TP Thái Bình) tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón khiến nhiều người đau xót. Chuyên gia y tế khuyến cáo để không xảy ra trường hợp tương tự.

Kỳ tích cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi

Kỳ tích cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Câu chuyện kỳ tích được tạo nên bởi chính các bác sĩ khoa Sơ sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, khi chạy đua cùng thời gian, luôn cố gắng, nỗ lực, miệt mài không quản ngày đêm cứu sống trẻ sinh non, nhẹ cân...

Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu

Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trẻ được đưa vào viện trong tình trạng lưỡi và khoang miệng có nhiều vết loét, được phủ kín bởi giả mạc khiến bé không thể ăn uống được.

Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Y tế - 5 ngày trước

Sau bữa ăn trưa tại công ty, hàng chục công nhân xuất hiện đau đầu, tê tay, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng… phải nhập viện cấp cứu.

11 giờ phẫu thuật vi phẫu cứu nam thanh niên bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể

11 giờ phẫu thuật vi phẫu cứu nam thanh niên bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể

Y tế - 5 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã phẫu thuật vi phẫu thành công cho nam thanh niên 25 tuổi bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể.

Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có phủ tạng đảo ngược, trái tim nằm bên phải

Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có phủ tạng đảo ngược, trái tim nằm bên phải

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, đảo ngược phủ tạng là một dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 0,001% - 0,01%, Trong đó có khoảng 5-10% có dị tật tim bẩm sinh kèm theo.

Top