Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm tai hại của cha mẹ khiến con gặp nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy

Thứ hai, 16:44 18/04/2022 | Mẹ và bé

Cha mẹ cần tránh những sai lầm này khi con bị tiêu chảy, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho con.

Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,5 - 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ sau nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, việc chăm sóc đúng cách và phòng ngừa cho trẻ bị tiêu chảy tại nhà rất quan trọng.

Bình thường, trẻ sơ sinh đi ngoài từ 3 đến 10 lần mỗi ngày là bình thường, thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn của trẻ. Trẻ nhũ nhi, trẻ mới biết đi và trẻ em thường đi tiêu một đến hai lần mỗi ngày. Tiêu chảy xảy ra khi trẻ đi ngoài ra phân lỏng hoặc toé nước ít nhất 3 lần/ 24 giờ.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy cấp là nhiễm virus. Các nguyên nhân khác bao gồm vi khuẩn, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và nhiễm trùng ngoài hệ tiêu hóa. Bệnh thường xảy ra quanh năm.

Sai lầm tai hại của cha mẹ khiến con gặp nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy - Ảnh 1.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy cấp là nhiễm virus. (Ảnh minh họa)

Một trong những sai lầm rất tai hại của bậc phụ huynh khi thấy con nhỏ đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước nhiều là không bù đủ lượng nước đã mất cho trẻ vì sợ con sẽ đi ngoài nhiều hơn. Chẳng hạn như hạn chế cho trẻ uống thêm nước, cho ăn thức ăn khô… Điều này là cực kỳ nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng mất nước, mất cân bằng các chất điện giải (natri, kali, clorua, bicarbonat) nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ.

Trẻ bị mất nước cần được bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống Oresol - là dung dịch chứa glucose và chất điện giải theo tỷ lệ thích hợp cho nước mất do ói, đi tiêu. Hầu như phụ huynh nào cũng biết điều này, tuy nhiên không hẳn mọi người biết cách sử dụng đúng oresol.

Phụ huynh cho trẻ uống chậm, uống thay nước, thường uống từ 50 - 100ml (tương đương khoảng 10 - 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ tiêu chảy. Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay Oresol bằng nước dừa, nước cơm, nước súp. Nếu trẻ từ chối uống hoặc bị ói ngay sau khi uống thì cần phải theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ uống thêm các loại thuốc như kháng sinh (nếu nguyên nhân là vi khuẩn), thuốc giảm tiêu chảy, men vi sinh, viên uống bổ sung kẽm,...và chỉ uống khi được bác sĩ tư vấn.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay khi có các dấu hiệu như tiêu chảy có máu; từ chối ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong hơn vài giờ ở trẻ sơ sinh và hơn tám giờ ở trẻ nhỏ; môi khô, mắt trũng, môi nhợt; đau bụng từng cơn hoặc dữ dội; thay đổi hành vi, thờ ơ hoặc giảm phản ứng; nôn dữ dội, lặp đi lặp lại.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Vi chất dinh dưỡng tham gia hầu hết trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, việc thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu gây ra còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng… và nhiều bệnh lý khác.

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

Mẹ và bé - 3 ngày trước

GĐXH - Đang khỏe mạnh, bé 10 tháng tuổi ở Bếnh Tre bỗng sốt cao và nôn ói, co giật toàn thân, sau đó hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não nguy hiểm.

Người phụ nữ 36 tuổi suýt mất mạng do chửa ngoài từ cung

Người phụ nữ 36 tuổi suýt mất mạng do chửa ngoài từ cung

Mẹ và bé - 4 ngày trước

GĐXH - Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, khi có các triệu chứng như: chậm kinh, đau bụng dưới, ra huyết âm đạo, mệt nhiều... cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

7 loại vitamin quan trọng giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

7 loại vitamin quan trọng giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

Mẹ và bé - 4 ngày trước

Trong thời gian học ôn thi, các sĩ tử không chỉ cần bổ sung các chất dinh dưỡng tăng cường cho não bộ và năng lượng mà còn cần các vitamin bổ sung cho mắt sáng khỏe.

Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác

Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác

Mẹ và bé - 5 ngày trước

GĐXH - Trẻ bị viêm ruột thừa đôi khi có những triệu chứng kèm theo tiêu chảy, biếng ăn…, phụ huynh rất dễ nhầm tưởng những căn bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?

Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?

Mẹ và bé - 6 ngày trước

Trên thực tế, nhiều người mắc chứng tự kỷ nhạy cảm với thức ăn, nhất là những trẻ có vấn đề về hành vi khiến giờ ăn trở nên đặc biệt khó khăn, nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng khá phổ biến. Do đó, chăm sóc dinh dưỡng, cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh cho người tự kỷ là điều được quan tâm.

Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em trong mùa hè

Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em trong mùa hè

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Ngoài nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mùa hè là giai đoạn trẻ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở mức cao. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và tăng cường dinh dưỡng.

Bé sinh đôi ở Hưng Yên chào đời nằm nguyên trong 'bọc điều' hiếm gặp

Bé sinh đôi ở Hưng Yên chào đời nằm nguyên trong 'bọc điều' hiếm gặp

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Điều thú vị là 1 trong 2 bé chào đời còn nằm nguyên trong túi ối (bọc điều). Một bé nặng 2,1 kg và bé còn lại nặng 2,3 kg.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Top