Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Chủ nhật, 12:55 28/04/2024 | Bệnh thường gặp

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Ung thư là một căn bệnh phức tạp được đặc trưng bởi sự tăng trưởng và tăng sinh tế bào không kiểm soát được, chịu ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các yếu tố di truyền, môi trường và lối sống... Thiếu hụt một số dưỡng chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư .

1. Thiếu vitamin C có liên quan đến nhiều loại ung thư khác nhau

Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic, là một loại vitamin tan trong nước có đặc tính chống oxy hóa mạnh, đóng một vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, chữa lành vết thương và chức năng miễn dịch.

Thiếu vitamin C làm giảm khả năng phòng vệ chống oxy hóa, dẫn đến tăng căng thẳng oxy hóa và tổn thương DNA, có thể thúc đẩy sự phát triển ung thư.

Vitamin C cần thiết cho chức năng miễn dịch. Sự thiếu hụt có thể làm giảm khả năng giám sát miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, ảnh hưởng đến quá trình methyl hóa DNA và sửa đổi histone, có thể ảnh hưởng đến kiểu biểu hiện gen, liên quan đến sự phát triển và tiến triển của bệnh ung thư.

Lượng vitamin C hấp thụ thấp hơn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản , dạ dày và phổi.

Uống Vitamin C mỗi ngày có tốt không?

Thiếu vitamin C làm giảm tác dụng chống oxy hóa của cơ thể.

2. Thiếu vitamin A có thể gây ung thư dạ dày

Vitamin A là vitamin tan trong chất béo cần thiết cho thị lực, chức năng miễn dịch và sự biệt hóa tế bào. Retinoids, dạng hoạt động của vitamin A, điều chỉnh biểu hiện gen, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào và quá trình tự hủy.

Thiếu vitamin A làm ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, làm giảm khả năng xác định và loại bỏ tế bào ung thư của cơ thể. Retinoids có liên quan đến việc điều chỉnh các quá trình biệt hóa tế bào. Sự thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến sự tăng trưởng và tăng sinh tế bào. Ngoài ra, thiếu vitamin A có thể dẫn đến tăng căng thẳng oxy hóa và tổn thương DNA, thúc đẩy sự khởi đầu và tiến triển của bệnh ung thư.

Các nghiên cứu đã gợi ý mối liên quan giữa thiếu vitamin A và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, thực quản và dạ dày...

Công Dụng Của Vitamin A Trong Điều Trị Mụn, Trẻ Hóa Da

Thiếu vitamin A có thể dẫn đến rối loạn tăng trưởng tế bào.

3. Thiếu vitamin D có liên quan đến ung thư tuyến tụy

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi, sức khỏe của xương và chức năng miễn dịch. Tình trạng thiếu vitamin D rất phổ biến, ảnh hưởng đến một bộ phận đáng kể dân số trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những vùng hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc chế độ ăn uống không đầy đủ.

Vitamin D điều chỉnh sự tăng sinh, biệt hóa và apoptosis (chết tế bào theo chương trình) của tế bào, phát huy tác dụng chống ung thư bằng cách ức chế sự phát triển không kiểm soát của tế bào.

Vitamin D điều chỉnh các phản ứng miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh và thúc đẩy hoạt động chống khối u của các tế bào miễn dịch; ức chế sự hình thành các mạch máu mới cung cấp cho khối u, do đó hạn chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư.

Một số nghiên cứu đã gợi ý mối liên quan giữa mức vitamin D thấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại trực tràng và tuyến tụy.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư- Ảnh 3.

Vitamin D ức chế sự phát triển tế bào không kiểm soát được.

4. Thiếu hụt selen với bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Selen ium là một khoáng chất vi lượng có đặc tính chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa và hỗ trợ chức năng miễn dịch.

Selenium hoạt động như một đồng yếu tố của glutathione peroxidase, các enzyme trung hòa các loại oxy phản ứng (ROS) và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa. Selenium tham gia vào cơ chế sửa chữa DNA, ngăn ngừa các đột biến có thể dẫn đến phát triển ung thư; ảnh hưởng đến chức năng tế bào miễn dịch và sản xuất cytokine, hỗ trợ giám sát miễn dịch chống lại các tế bào ung thư.

Thiếu selen có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt, phổi, đại trực tràng và da.

Công dụng thuốc Selenium | Vinmec

Selenium bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa.



Bích Ngọc
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 41 phút trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Top