Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ viêm mũi, nghẹt mũi: Mẹ cần làm gì để không vô tình lạm dụng kháng sinh?

Thứ bảy, 10:30 16/11/2019 | Sống khỏe

Các mẹ có biết, đa số trường hợp trẻ bị viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi sẽ không cần phải dùng đến kháng sinh nếu tình trạng bệnh không ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngủ bình thường của trẻ! TS. BS Nguyễn Hữu Dũng, Giảng viên Khoa Tai Mũi Họng - ĐH Y Dược TP. HCM, Phó khoa Tai Mũi Họng - BV Chợ Rẫy cho biết, việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây kháng thuốc kháng sinh. Nếu bị các bệnh nhiễm trùng nặng sẽ không còn thuốc kháng sinh để chữa bệnh nữa. Điều này rất nguy hiểm ở trẻ em.


Trẻ viêm mũi, nghẹt mũi: Mẹ cần làm gì để không vô tình lạm dụng kháng sinh? - Ảnh 1.

Trẻ dễ rơi vào tình trạng bệnh nặng hơn khi thuốc kháng sinh không còn tác dụng để chữa trị bệnh

Vào mùa của bệnh đường hô hấp và nguy cơ lạm dụng kháng sinh ở trẻ

Hiện nay, theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, Việt Nam đang bị xếp vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới: 83% vi khuẩn Pneumococal (vi khuẩn gây ra viêm phổi, viêm màng não...) đã kháng với kháng sinh penicillin..., bệnh nhân mắc các bệnh do vi khuẩn kháng kháng sinh, tỷ lệ tử vong từ 30 - 90% cao hơn rất nhiều bệnh nhân bình thường; riêng bệnh do vi khuẩn đa kháng thuốc tỷ lệ tử vong lên đến 99%. WHO dự báo, đến năm 2050, toàn cầu sẽ có khoảng 10 triệu ca tử vong do kháng kháng sinh, trong đó trẻ em là những đối tượng dễ bị kháng kháng sinh.

Theo TS. BS Dũng, các bệnh đường hô hấp ở trẻ em thường xảy ra vào thời điểm giao mùa giữa nóng sang lạnh, mưa sang nắng họặc ngược lại, trong đó nguyên nhân chính là do nhiễm siêu vi trùng. Khi thời tiết thay đổi, sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, các virus gây bệnh cảm lạnh thì dễ dàng phát triển và lan truyền. Trong khi đó, mũi họng là cửa ngõ của đường hô hấp, là nơi nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở, đặc biệt trong tình trạng không khí ô nhiễm nặng nề; chứa nhiều tác nhân và mầm bệnh gây hại (vi khuẩn, bụi bẩn, siêu vi trùng, …) cùng với hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện dễ khiến trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng và đường hô hấp.

Trẻ viêm mũi, nghẹt mũi: Mẹ cần làm gì để không vô tình lạm dụng kháng sinh? - Ảnh 2.

Lạm dụng kháng sinh ở trẻ sẽ gây ra tình trạng trẻ bị kháng kháng sinh

Có thể kể đến các bệnh tai mũi họng và đường hô hấp trên dễ gặp ở trẻ bao gồm viêm mũi với triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng, ho, viêm Amidan, viêm thanh quản... Nếu các bệnh này kéo dài sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi màng kết, những biến chứng xa hơn như viêm đường hô hấp dưới (phế quản, viêm phổi…).

Điều đáng lưu ý là, khi trẻ bị bệnh các bậc ba mẹ thường có thói quen tự mua thuốc về cho con uống, trong đó có các loại kháng sinh khác nhau. TS. BS Dũng khuyến cáo, việc lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh ở trẻ không đúng sẽ gây ra tình trạng trẻ bị đề kháng kháng sinh. Nói dễ hiểu là trẻ sẽ bị ‘lờn thuốc’, kháng sinh đã bị kháng bởi vi trùng gây bệnh. Khi đó, nếu tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn thì khả năng điều trị của thuốc kháng sinh không còn đủ hiệu quả nữa. Đặc biệt, cơ thể trẻ khi bị bệnh phải tiếp nhận những loại kháng sinh không cần thiết sẽ vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây mệt mỏi, sức khoẻ ngày càng giảm sút, làm suy giảm miễn dịch khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ảnh hưởng chức năng gan, thận, các tế bào thần kinh, tăng nguy cơ dị ứng thuốc, có thể dẫn đến sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm,…

Giải pháp đơn giản mà toàn diện: "1 ngày - 2 lần sáng và tối - 3 nhát mỗi bên mũi"

Thực tế chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh đường hô hấp do vi khuẩn gây ra mới cần dùng kháng sinh, chẳng hạn khi có những dấu hiệu bệnh như: sốt cao, nước mũi đặc, có màu xanh hoặc vàng, có mùi, họng có mủ, sưng đỏ, thở mệt, khó thở, chẩn đoán viêm phổi,... còn đa số trường hợp do virus gây ra thì không cần dùng kháng sinh. Ngay cả khi phải dùng kháng sinh thì cũng cần theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều, lượng và thời gian.

Theo đó, với các triệu chứng bệnh nhẹ, hắt hơi, sổ mũi thông thường, nước mũi trong cha mẹ không cần thiết "ép" trẻ uống kháng sinh để nhanh khỏi bệnh. Trong các trường hợp trên, TS. BS Dũng khuyên các bậc cha mẹ nên áp dụng giải pháp đơn giản mà hiệu quả là chủ động vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước biển sâu Xisat. Lý do, mũi là nhà máy lọc đầu tiên của cơ thể trước khi không khí vào phổi. Nếu việc rửa mũi được thực hiện thường quy cho trẻ sẽ giúp loại bỏ các bụi bẩn, vi trùng, vi nấm và một số dị nguyên.

Trẻ viêm mũi, nghẹt mũi: Mẹ cần làm gì để không vô tình lạm dụng kháng sinh? - Ảnh 3.

TS. BS Nguyễn Hữu Dũng, Giảng viên Khoa Tai Mũi Họng - ĐH Y Dược TP. HCM, Phó khoa Tai Mũi Họng - BV Chợ Rẫy

"Hiện nay, có bằng chứng cho thấy lợi ích của việc rửa mũi trong các bệnh viêm đường hô hấp trên cấp tính ở trẻ em và cả người lớn, giúp: giảm đáng kể chất nhầy tù đọng ở mũi; giảm nghẹt mũi; giảm sử dụng các thuốc hỗ trợ khác (thuốc ho, sổ mũi…); giảm viêm xoang mạn tính hoặc cấp tính; giảm viêm mũi xoang dị ứng… Rửa mũi hàng ngày cũng giúp cải thiện chức năng bảo vệ của niêm mạc mũi: Làm sạch niêm mạc, giúp tống đi những yếu tố gây viêm; cải thiện chức năng thanh thải chất bẩn của các lông rung trong ống mũi…", TS. BS Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo TS. BS Dũng, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, ba mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ vào buổi sáng khi vệ sinh răng miệng; vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp mũi thông thoáng. Nên sử dụng sản phẩm theo khuyến cáo "1 ngày 2 lần và mỗi lần 3 nhát vào mỗi bên mũi". Khi xịt nên hướng vòi xịt ra ngoài cánh mũi hai bên, giúp rửa sạch nhầy đọng trong các hốc, khe mũi.

Hội Tai Mũi Họng Việt Nam cũng khuyên dùng Xisat hàng ngày vì những lợi ích mà sản phẩm mang lại giúp phòng tránh bệnh tai mũi họng và đường hô hấp. Nước biển sâu Xisat chứa nhiều nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan (Mn)… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc mũi, tăng sức đề kháng cho niêm mạc mũi và phục hồi niêm mạc suy yếu, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi xoang, giảm tỷ lệ tái phát bệnh.


photo-3

Vệ sinh mũi hằng ngày bằng Nước biển sâu Xisat giúp khoang mũi khoẻ mạnh

Nước biển sâu Xisat - 1 ngày 2 lần 3 nhát mỗi bên mũi - Xịt sạch khoang mũi khỏe mạnh

- Dẫn đầu trong ngành hàng nước biển sâu

- Được Hội Tai Mũi Họng Việt Nam khuyên dùng

- Được người tiêu dùng tin yêu nhất Việt Nam

Nước biển sâu Xisat khai thác ở độ sâu 450m, với quy trình sản xuất tiên tiến, được tiệt trùng bằng ozon, tia uv, lọc qua màng siêu lọc đảm bảo tính vô khuẩn, giúp bảo toàn các nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ mũi xoang như đồng, kẽm… Nước biển sâu Xisat có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc giúp phòng ngừa hiệu quả sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi xoang.

Nước biển sâu Xisat có thiết kế bao bì độc đáo với đầu xịt và thân chai dập nguyên khối nên hạn chế việc nhiễm khuẩn, ngoài ra Xisat còn có đầu vòi xịt cải tiến nên tuyệt đối an toàn cho trẻ và tiện lợi khi sử dụng.

DÙNG XISAT HÀNG NGÀY ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA TRẺ!

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Sống khỏe - 20 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra tác dụng thần kỳ của hợp chất mang tên feruloylputrescine trong vỏ cam.

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Vitamin A dù thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy lưu tâm không tự ý bổ sung vitamin A liều cao cho con mình khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Top