Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Chuyên gia khẳng định ngân hàng thu hồi nợ không đúng quy trình

Thứ bảy, 18:52 16/03/2024 | Bảo vệ người tiêu dùng

GĐXH - Theo chuyên gia ngân hàng, việc ngân hàng yêu cầu khách hàng xử lý khoản vay, lãi suất khoản vay có thời hạn lần lượt và nhất định nhưng không kéo dài đến hơn 10 năm.

Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…  giả từ phòng trưng bày của cơ quan chức năng Nhận diện Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha… giả từ phòng trưng bày của cơ quan chức năng

GĐXH - Hiện nay, một số thương hiệu "made in Japan" lưu thông trong thị trường Việt Nam đang bị làm giả như mỹ phẩm, hàng gia vị, hàng công nghệ điện tử như: Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…

Quy trình thu hồi nợ xấu như thế nào?

Liên quan đến vụ nợ tín dụng Ngân hàng Eximbank 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng đang nhận được quan tâm của dư luận, trao đổi với phóng viên Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống), chuyên gia tài chính ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển thị trường tài chính và Bất động sản Toàn Cầu) khẳng định, vụ việc để kéo dài 12 năm và hai bên không đi đến thỏa thuận là điều đáng quan tâm và ngân hàng để thời gian kéo quá dài là không đúng.

Về quy trình thu hồi nợ, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, ngân hàng cho vay tín dụng sẽ thông báo thường xuyên cho khách hàng về việc trả nợ, trong đó có gốc và lãi suất. Những người tiêu dùng qua thẻ tín dụng phải trả gốc và lãi trong thời gian từ 12 – 24 tháng. Trong khoảng thời gian này, mỗi tháng, ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho chủ thẻ về số tiền phải trả tính đến thời điểm phát đi thông báo.

Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Chuyên gia khẳng định ngân hàng thu hồi nợ không đúng quy trình- Ảnh 2.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, việc ngân hàng yêu cầu khác hàng xử lý khoản vay, lãi suất khoản vay có thời hạn lần lượt và nhất định nhưng không kéo dài đến hơn 10 năm. Ảnh: Bảo Loan

Sau khoảng 10 ngày phát đi thông báo mà khách hàng không trả lời hay có động thái hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, thì ngân hàng gửi thư yêu cầu trả nợ và cho khách hàng 1 thời hạn nhất định (thường là 30 ngày) để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nếu không hoàn thành nghĩa vụ, ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo (với gói vay thế chấp) hoặc tiến hành khởi kiện khách hàng (nếu gói vay tín chấp).

Nếu ngân hàng không tiến hành các bước thu hồi nợ trong thời hạn cho phép khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình, đây là thiếu sót của ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Ngân hàng không làm theo quy trình thông thường, thì ngân hàng đã và đang vướng vào vấn đề cẩu thả.

Hơn nữa, nếu ngân hàng để vụ việc trôi theo năm tháng, ngân hàng phải chịu trách nhiệm chứ không phải là ngân hàng được quyền để thời gian trôi đi mà tính lãi và đòi nợ, gây ra sự thiệt hại cho khách hàng.

Có thể áp dụng 5 loại lãi đối với khoản nợ quá hạn

Về khoản lãi cao bất thường, TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích, khi món nợ quá hạn, thì từ thời điểm quá hạn đó, ngân hàng có thể áp dụng lãi suất tối thiểu là 150% trên lãi suất thường. Với số nợ kéo dài nhiều năm, không những tiền gốc bị tính lãi, lãi cộng dồn lãi, lãi phạt cộng dồn, mà thêm lãi suất kép của cả gốc, cả lãi và lãi trên lãi.

Ví dụ đối với khoản nợ 10 triệu đồng, lãi suất nợ quá hạn là 20%/năm, còn tính thêm lãi kép trên khoản 200.000 đồng lãi suất quá hạn. Tùy theo cách tính lãi kép mà số tiền phải đóng tăng lên. Nếu lãi kép được tính theo năm trên tổng số nợ thì mức đóng nhẹ nhàng hơn nhưng nếu lãi kép được tính theo ngày thì nặng hơn. Lúc này, lãi chồng lãi và sau một thời gian, mức phải đóng sẽ lên mức rất lớn. 

Ngoài ra, trường hợp các bên không có sự thỏa thuận thì lãi suất quá hạn được tính bằng 150% tương đương 1,5 lãi suất vay theo hợp đồng vay.

Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Chuyên gia khẳng định ngân hàng thu hồi nợ không đúng quy trình- Ảnh 3.

Công văn nhắc nợ được Eximbank AMC gửi đến khách hàng P.H.A. Ảnh: ManTV.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, sự việc kéo dài 12 năm, phải xem chủ thẻ có nhận được thông báo của ngân hàng trong nhiều năm hay không (?). Có thể do khách hàng làm ngơ hoặc cẩu thả, không quan tâm đến nghĩa vụ trả nợ, hoặc phía ngân hàng không có những thông báo, biện pháp để đến cuối cùng, khách hàng bất ngờ nhận được khoản nợ.

Trường hợp người sử dụng khoản 8,5 triệu đồng không phải là chủ thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể tranh cãi và chứng minh không sử dụng số tiền gốc, bằng cách:

Thứ nhất, có đơn khiếu nại với ngân hàng, yêu cầu phía ngân hàng cho biết bản thân không phải là người sử dụng số tiền trong thẻ, hoặc có người đang mạo danh chủ thẻ để sử dụng số tiền trong thẻ.

Thứ hai, yêu cầu ngân hàng cho biết phương pháp tính lãi, lãi suất, lãi phạt, lãi kép. Ngân hàng có bổn phận cho khách hàng biết vấn đề này.

Vụ nợ Eximbank 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Chuyên gia khẳng định ngân hàng thu hồi nợ không đúng quy trình- Ảnh 4.

Ngân hàng Eximbank chi nhánh tại tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, trong trường hợp hai bên không có tiếng nói chung, nên có trung gian hòa giải và cả hai bên phải đảm bảo cam kết quyết định của trọng tài.

Tuy nhiên, sự việc đã kéo dài 12 năm, chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định ngân hàng để thời gian kéo quá dài là không đúng. "Trong suốt thời gian này, cả hai bên không có những thông tin tốt, hay không có giấy trắng mực đen với nhau, theo tôi, hai bên cần tìm đến tòa án để đảm bảo quyền lợi cho mình", TS Nguyễn Trí Hiếu cho hay.

Ở phía khách hàng, để đảm bảo quyền lợi cho mình, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, khách hàng nên viết thư cho ngân hàng xác nhận phủ nhận những giao dịch, chữ ký liên quan đến khoản tiền đã sử dụng.

Lúc này, ngân hàng phải trả lời và phải cho khách hàng biết, phía ngân hàng có chấp nhận những phủ nhận của khách hàng hay không và sẽ làm những việc gì, những bước tiếp theo là gì.

Ngân hàng có quyền đưa sự việc ra tòa nếu ngân hàng đúng. Khách hàng cũng có quyền kiện ngân hàng nếu ngân hàng gian dối, không trung thực. Tuy nhiên, khách hàng phải chứng minh được những thiệt hại từ khoản nợ và cách làm của ngân hàng gây ra. Sự thiệt hại này được định lượng để tòa án có cơ sở đưa ra tòa.

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin vụ nợ phát sinh gây sốc ở tỉnh Quảng Ninh khi một khách hàng mở thẻ tín dụng tại Eximbank (chi nhánh Quảng Ninh) tiêu dùng hết 8,5 triệu đồng và sau 11 năm phải trả lãi phát sinh 8,8 tỉ đồng.

Theo thông tin chia sẻ, năm 2012, anh P.H.A (trú TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) từng đến Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh nhờ 1 nhân viên (nam giới) làm thủ tục mở thẻ tín dụng nhưng chưa từng nhận thẻ mang tên mình.

Năm 2016, khi có nhu cầu đi vay vốn ngân hàng thì mới phát hiện ra, bản thân có nợ xấu tại Ngân hàng Eximbank. Khi anh P.H.A đã tới Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh để xác minh thì được ngân hàng này thông báo phải chịu trách nhiệm với chiếc thẻ tín dụng đã mở trước đó. Thấy vậy, anh P.H.A yêu cầu được xem lại hồ sơ mở thẻ tín dụng và sao kê chi tiết.

Theo bảng sao kê thẻ tín dụng mang tên anh P.H.A cho thấy, có việc giao dịch mua một chiếc điện thoại với giá hơn 9 triệu đồng. Đáng chú ý, chữ ký trong hồ sơ mở thẻ không giống chữ kỹ của anh P.H.A. Hơn nữa, trong sao kê ngân hàng, có 2 lần đã trả lãi trong vòng 2 tháng, việc này anh P.H.A khẳng định là không biết.

Cũng theo anh P.H.A, vì không muốn ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân nên anh đã thể hiện thiện chí khắc phục hậu quả số tiền nợ nhưng ngân hàng không đồng ý và yêu cầu phải trả cả gốc lẫn lãi mà thẻ tín dụng đó đã vay.

Từ năm 2016 đến nay, giữa anh và ngân hàng cũng đã gặp trực tiếp rất nhiều lần để giải quyết nhưng không có tiếng nói chung. Thậm chí phía ngân hàng yêu cầu về địa phương xin xác nhận một đơn nội dung không có khả năng chi trả nhưng anh không đồng ý với lý do nếu xin đơn đó thì đồng nghĩa với việc anh là người lừa đảo. Anh P.H.A cũng thắc mắc, tại sao hàng tháng ngân hàng không thông báo khoản nợ và nhắc nhở khách hàng về khoản vay, nợ xấu cần thanh toán?

Sau vụ người đàn ông cải thiện sinh lý bị ngộ độc kẹo sâm Hamer Ginseng & Coffee, sản phẩm này vẫn được bán tràn lan trên mạng xã hộiSau vụ người đàn ông cải thiện sinh lý bị ngộ độc kẹo sâm Hamer Ginseng & Coffee, sản phẩm này vẫn được bán tràn lan trên mạng xã hội

GĐXH - Kẹo sâm Hamer Ginseng & Coffee vẫn được rất nhiều website rao bán với những lời quảng cáo có cánh, có tác dụng như "tiên dược" trong việc kéo dài "cuộc yêu". Trong khi đó, mới đây Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam nhập viện do ngộ độc loại kẹo này.

'Người nhện' trèo tường ném tài liệu cho thí sinh

Bảo Loan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhà đầu tư đã hết cơ hội mua bất động sản giá hời?

Nhà đầu tư đã hết cơ hội mua bất động sản giá hời?

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, nửa đầu năm là cơ hội “có một không hai”, giai đoạn thích hợp để các nhà đầu tư có kinh nghiệm, nhà đầu tư chuyên nghiệp gom được hàng tốt, đầu tư dài hơi trong vòng 3-5 năm sẽ đem lại lợi nhuận cao.

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Làm sao để tránh rủi ro khi mua đất nền?

Bảo vệ người tiêu dùng - 11 giờ trước

Để tránh tiền mất tật mang vì đầu tư đất nền, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án, tính pháp lý, giấy tờ rõ ràng minh bạch và không nên mua đất chung sổ.

Giá vé máy bay đắt đỏ kéo dài, Đà Nẵng lo khách nội địa 'quay xe'

Giá vé máy bay đắt đỏ kéo dài, Đà Nẵng lo khách nội địa 'quay xe'

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

Lượng khách nội địa đến Đà Nẵng giảm trong dịp lễ vừa qua khiến nhiều doanh nghiệp du lịch tại đây lo ngại ngành công nghiệp không khói của "thành phố đáng sống" sẽ kém cạnh tranh nếu giá vé máy bay nội địa tiếp tục giữ ở mức cao.

Gần 1.000kg trứng non không xuất xứ, đựng trong thùng xốp sơ sài, sẵn sàng phục vụ thực khách

Gần 1.000kg trứng non không xuất xứ, đựng trong thùng xốp sơ sài, sẵn sàng phục vụ thực khách

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 8/5, Tổng cục QLTT thông tin, khoảng 800kg trứng non không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được lực lượng chức năng phát hiện tại Quảng Ninh.

Đất nền sẽ 'sốt' từ sau năm 2025?

Đất nền sẽ 'sốt' từ sau năm 2025?

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

Chuyên gia dự báo, giá bất động sản sẽ tăng sau năm 2025. Đất nền sẽ là loại hình bị tác động mạnh nhất vì còn chịu thêm ảnh hưởng từ quy định cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố và thị xã.

Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu, 'vua quạt' chính thức bị xử phạt

Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu, 'vua quạt' chính thức bị xử phạt

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 7/5, Tổng cục QLTT cho biết, ông T.Đ.T (nickname vua quạt) vừa bị xử phạt 40 triệu đồng và tịch thu khoảng 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu.

McDonald's 'đu trend' phản cảm: Hàng ngàn người tiêu dùng phản ứng dữ dội, 'đòi' tẩy chay thương hiệu gà rán quốc dân

McDonald's 'đu trend' phản cảm: Hàng ngàn người tiêu dùng phản ứng dữ dội, 'đòi' tẩy chay thương hiệu gà rán quốc dân

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - McDonald's đang bị rất nhiều người tiêu dùng phản ứng dữ dội khi dùng cái chết thương tâm của chàng trai game thủ si tình Mèo Béo để "đu trend", chạy quảng cáo bán hàng.

Kiểm tra xe tải ở lề đường, phát hiện gần 2.000 kg xúc xích, chân gà chảy nước

Kiểm tra xe tải ở lề đường, phát hiện gần 2.000 kg xúc xích, chân gà chảy nước

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 06/5, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa "tóm gọn" nhiều thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu phân hủy tại Quảng Ninh, Thái Nguyên.

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 3): Tốn 260 triệu đồng điều trị ở 'phòng khám' YC Việt Nam mà da vẫn xỉn màu, tăng sắc tố

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 3): Tốn 260 triệu đồng điều trị ở 'phòng khám' YC Việt Nam mà da vẫn xỉn màu, tăng sắc tố

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Chị B (42 tuổi, ở Hà Nội) điều trị da tại "Phòng khám" YC Việt Nam (số 85 Bùi Thị Xuân, Hà Nội) với tổng chi phí đã thanh toán là 260 triệu đồng. Dù các buổi điều trị diễn ra đều đặn, kéo dài khoảng 6 tháng nhưng tình trạng da của chị B không cải thiện.

Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc serum phục hồi hư tổn da của Công ty Bích Cao White

Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc serum phục hồi hư tổn da của Công ty Bích Cao White

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

GĐXH - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm serum phục hồi hư tổn da do có công thức không đúng với hồ sơ công bố.

Top