Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn bao nhiêu thịt bò/ngày và ăn sao cho bổ?

Thứ bảy, 04:45 15/08/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Thịt bò được ưa chuộng trong mâm cơm của nhiều gia đình, nhưng ăn bao nhiêu là đủ và kết hợp thế nào để bổ dưỡng và không gây hại cho sức khỏe?

Ăn bao nhiêu thịt bò thì đủ?

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, ăn một lượng thịt bò vừa đủ là từ 300 - 500g/tuần. Nếu ăn khoảng 100g/ngày, có thể sẽ đứng trước nguy cơ mắc những căn bệnh như tiểu đường, alzheimer... Thay vì ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò, người dân nên ăn nhiều cá và thịt gia cầm.

Lưu ý là mỗi thực phẩm đều có dược tính riêng, có món không thể nấu chung, ăn chung vì sẽ gây hại cho sức khỏe, hoặc không chế biến đúng cách. Với thịt bò có thể nấu nhiều món ngon bổ, nhưng các bà nội trợ khi chế biến cần chú ý để tránh kết hợp sai:

- Không ăn thịt bò với hải sản, vì các thành phần dinh dưỡng có thể phản ứng, tạo ra sự kết tủa muối cản trở hấp thu phốt pho, can xi.

- Không nên ăn thịt bò với lươn và hẹ vì sẽ khó tiêu, hoặc nhiễm độc.

- Không ăn thịt bò với hạt dẻ, vì đạm thịt phối với vitamin C trong hạt dẻ sẽ bị biến chất.

- Không ăn đậu đen ngay sau khi ăn thịt bò vì cơ thể khó hấp thu chất sắt có trong thịt bò.

- Không ăn thịt bò với đậu nành cùng lúc vì sinh nhiều acid uric - gây bệnh gout, đau khớp.

- Những người bị bệnh mỡ máu, cao huyết áp, viêm khớp, thủy đậu… không nên ăn thịt bò, vì hàm lượng đạm cao nên sẽ có nhiều tác hại.

- Không uống trà sau khi ăn thịt bò ít nhất là 2 giờ để tránh se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, gây táo bón.

- Không uống rượu cùng thịt bò, vì dễ bị táo bón, viêm khóe miệng, mắt đỏ, ù tai.

- Chưa có nghiên cứu khoa học, nhưng kinh nghiệm dân gian cho thấy chị em đang điều trị nám, tàn nhang thì hạn chế ăn thịt bò kẻo vùng nám da bị lan rộng. Đang bị nám, tàn nhang mà ăn quá nhiều thịt bò cũng làm nám, tàn nhang lây lan nhanh hơn.

Món ăn như thuốc bổ từ thịt bò

Theo Đông y, thịt bò bổ dưỡng, vị ngọt tính bình, giàu chất sắt giúp phục hồi nhanh các tế bào máu, cung cấp ôxy cho các tế bào trong cơ thể. Nếu mắc phải các chứng sau có thể dùng món ngon từ thịt bò để chữa trị.

Thịt bò kho gừng trị chứng không tiêu, bụng đầy trướng:

Thịt bò 200g, gừng tươi 30 - 40g, thái lát. Gừng tươi gọt vỏ đập dập. Trộn bóp thịt bò với gừng và các gia vị (tỏi, bột tiêu, mắm muối), để ngấm 15 - 30 phút. Cho lên bếp, đun nhỏ lửa tới chín nhừ.

Thịt bò hầm bí ngô trị viêm khí phế quản, phế viêm ho nhiều đờm đặc:

Thịt bò nạc 250g, bí ngô 500g, gừng tươi, muối ăn, gia vị. Thịt bò thái lát, bóp trộn gừng tươi, nêm mắm muối, cho nước hầm nhừ. Cho bí ngô gọt vỏ bỏ ruột, thái miếng. Tất cả ninh nhừ rồi nêm nếm vừa miệng. Ăn vài lần trong ngày.

Thịt bò hầm gừng dấm trị chứng phù nề, tiểu rắt.

Thịt bò nạc 200g, luộc chín, thái lát, chấm với nước dấm gừng, ăn khi đói.

Cháo thịt bò trị chứng suy nhược cơ thể, đau lưng mỏi gối:

Thịt bò 100g, gạo tẻ 100g. Thịt bò thái lát mỏng nấu với gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín, cho gừng tươi đập nhỏ, hành sống thái lát, mắm, muối, hạt tiêu... đảo đều, ăn nóng.

Đùi bò hầm sơn dược kỷ tử long nhãn trị chứng thị lực giảm, đau lưng mỏi gối người già.

Thịt đùi bò (cả nạc và gân) 250g, sơn dược 15g, kỷ tử 15g, long nhãn 6g. Thịt bò nhúng nước sôi chần 3 phút, thái lát. Xào thịt bò bằng dầu lạc và lửa to, cho tiếp 1 thìa rượu hoặc dấm, đảo thịt, chuyển sang nồi khác, rải sơn dược, kỷ tử, long nhãn lên trên các lát thịt bò.

Đập gừng, hành cho vào đun sôi thì nêm muối mắm, gia vị, chút rượu, sau đó đun cách thủy 2 giờ. Bắc ra nêm bột ngọt.

Uyển Hương/Báo Gia đình & Xã hội

Thu Hương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 13 phút trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 2 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 5 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 6 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 6 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 6 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Top