Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé gái 1 tuổi dân tộc Tày mang trong mình bệnh tim bẩm sinh cần gấp tiền điều trị

Thứ sáu, 14:10 25/10/2019 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet – Một tuổi, bé Ma Thị Thùy đã mang trong mình những căn bệnh trọng như tim bẩm sinh, suy tủy. Mỗi ngày trôi qua, cơ thể nhỏ bé chưa được 5kg ấy lại oằn mình chịu đựng những cơn đau đớn, khó thở.

Bé Ma Thị Thùy, 1 tuổi, dân tộc Tày, ở đội 1 xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang lúc sinh ra vốn là đứa bé khỏe mạnh. Cuối tháng 12 năm 2018, con bắt đầu có những biểu hiện lạ. Con thường xuyên bị ho, mỗi lần vậy lại tím tái cả người. Lúc đầu gia đình cũng chỉ nghĩ con bị viêm họng thông thường do thời tiết thay đổi nhưng tình trạng con ngày càng nặng.

Ban đầu, các ngón tay, ngón chân của con bị tím tái rồi đến toàn thân. Đêm đến, con quấy khóc rất nhiều, ăn uống ít, không tăng cân. Khi thấy tình trạng sức khỏe của con vậy, chị Páy Thị Huyên (SN 1991) – mẹ bé - mới ôm con đi khám ở Bệnh viện huyện Chiêm Hóa. Tại đây bác sĩ nghi ngờ con bị tim bẩm sinh nên yêu cầu gia đình chuyển lên bệnh viện tỉnh. Các bác sĩ bệnh viện tỉnh kết luận con mắc bệnh tim bẩm sinh đã khiến chị Huyên gần như ngã quỵ.

Bé gái 1 tuổi mang trong mình bệnh tim bẩm sinh cần tiền điều trị - Ảnh 2.

Bé Thùy bị tim bẩm sinh đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi TƯ

Chị Huyên không thể nghĩ được rằng con còn quá nhỏ đã mắc phải căn bệnh quái ác. Sức khỏe của con yếu, các bác sĩ nói cần chuyển xuống Hà Nội điều trị. Ở thời điểm đó, vì không lo được tiền ở nên chị đành ôm con về.

Gần đây, tình trạng bệnh của Thùy ngày một nặng khi thường xuyên khó thở. Vay mượn được vài đồng, chị đưa con vào viện tỉnh khám. May mắn, lần này nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, con được chuyển đến Bệnh viện Nhi TƯ điều trị. Thêm một lần nữa, người mẹ trẻ đau đớn nhận thêm thông tin con gái ngoài bị tim bẩm sinh còn bị viêm phổi nặng, suy tủy xương vô căn. Những căn bệnh quái ác chồng chéo cứ hành hạ Thùy từ khi sinh ra.

Nằm điều trị ở bệnh viện, tình hình đã rất khả quan khi bác sĩ nói tim của con đã không còn nguy hiểm, không cần phẫu thuật; tiểu cầu cũng tăng mạnh sau khi sử dụng thuốc chống suy tủy. Cách đây một tuần, bác sĩ thông báo con sắp được xuất viện trở về.

Những tưởng con có thể trở về với cuộc sống bình thường nhưng thật không may, con lại bị tiêu chảy cấp. Một ngày nôn hơn 20 lần, cơ thể suy kiệt. Con rơi vào hôn mê, phải nằm phòng điều trị đặc biệt. Tối qua, con đã qua nguy hiểm, cai được máy thở và chuyển ra ngoài phòng cấp cứu nằm điều trị để bác sĩ theo dõi thêm.

Điều lo lắng nhất của chị Huyên lúc này là chi phí điều trị quá lớn vượt quá khả năng của người mẹ như chị. Bên cạnh đó, do hoàn cảnh khó khăn nên chế độ dinh dưỡng cho Thùy không được đầy đủ khiến sức khỏe con hồi phục chậm. Từ khi đi viện, cân nặng của con sụt dần, hiện tại chỉ còn 4,8kg.

Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và Huyên chốc chốc lại bị xen ngang bởi tiếng khóc ré của Thùy. "Nhìn con mới một tuổi đầy mệt mỏi, thở khò khè vì bệnh mà quặn thắt lòng. Bác sĩ từng nói với em, con bé bị bệnh tật nhiều nên sự sống sẽ rất mong manh. Em chỉ ước sao mình có một số tiền để con được điều trị đầy đủ hay một phép màu nào đó giúp con hết bệnh, sống khỏe mạnh mãi với mình. Đổi lại sau này em có cực khổ thế nào em cũng chịu được" – chị Huyên nghẹn ngào nói.

Bé gái 1 tuổi mang trong mình bệnh tim bẩm sinh cần tiền điều trị - Ảnh 3.

Bé Thùy cần điều trị lâu dài nhưng gia đình đang rất khó khăn vì không có điều kiện chạy chữa

Nhắc đến hoàn cảnh của gia đình, chị Huyên bảo, vì nhà hoàn cảnh khó khăn nên chị sớm phải vào miền Nam đi làm công nhân may. Chị quen chồng của mình ở trên xe ô tô khi vào miền Nam làm việc. Chồng chị ở huyện Lâm Bình, Tuyên Quang. Sau hai năm quen nhau, anh chị mới đăng kí kết hôn mà không có tổ chức đám cưới do không có điều kiện. Trước bé Thùy, vợ chồng chị còn có đứa con trai cũng ốm yếu liên miên.

Hai bên gia đình khó khăn nên không hỗ trợ được là bao. Hiện giờ chỉ có một mình chị cáng đáng nuôi hai đứa con. Chị Huyên vì chăm con mà không thể đi làm, số tiền vỏn vẹn khi đưa con xuống viện Nhi TƯ chỉ còn 1,7 triệu đồng. Tiền viện phí chị mới đóng được một ít, số tiền đó cũng là nhờ tấm lòng hảo tâm của mọi người hỗ trợ. Ở viện, chị chẳng dám chi tiêu gì nhiều. Cơm từ thiện hôm nào có thì chị đi xin, không có mới dám mua.

Nghĩ tới số tiền bác sĩ thông báo đóng tiếp viện phí mà chị còn chưa biết phải xoay sở đâu, trong khi đó con vẫn nằm chăm sóc đặc biệt ở phòng cấp cứu. Quá trình chữa bệnh của Thùy còn có thể kéo dài bởi nhiều bệnh chồng chéo nên số tiền này chắc chắn không đủ.

Chị Huyên đang rất lo lắng vì một mình trông con ở bệnh viện lúc này biết lấy tiền đâu chữa trị. Nỗi cơ cực và nghèo khó đang từng ngày đẩy bé Thùy đến gần với cái chết. Rất mong bạn đọc gần xa hảo tâm ra tay giúp đỡ để con có tiếp tục chữa bệnh, sớm khỏe lại.

Mọi sự giúp đỡ bé Ma Thị Thùy - Mã số 504 xin gửi về:

1. Chị Páy Thị Huyên ở đội 1 xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 504

3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 504

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0981656685

4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

Đề gửi Mã số 504

Phương Thuận

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 930: Bé gái bị khối u não mong được sự giúp đỡ để được phẫu thuật

MS 930: Bé gái bị khối u não mong được sự giúp đỡ để được phẫu thuật

Cảnh ngộ - 2 ngày trước

GĐXH – Trải qua 3 lần phẫu thuật, sức khỏe của cháu Ngọc vẫn chưa ổn định trở lại. Nhiều năm chạy chữa bệnh, đến nay gia đình đã khánh kiệt nên rất cần sự chung tay của bạn đọc để việc điều trị của Ngọc được tiếp tục.

MS 929: Xót xa trước ước mong của bé gái 12 tuổi mất đi đôi tay vì bỏng điện

MS 929: Xót xa trước ước mong của bé gái 12 tuổi mất đi đôi tay vì bỏng điện

Cảnh ngộ - 5 ngày trước

GĐXH – Tai nạn bỏng điện trong lúc trông em nhỏ 2 tuổi đã 'cướp' đi đôi bàn tay của bé Chinh. Hiện giờ mọi sinh hoạt, Chinh đều nhờ vào sự chăm sóc của người cha. Cô bé mong một ngày mình có thể lắp tay giả để được tiếp tục đến trường.

Trao tiền bạn đọc đến gia cảnh 'cha mất sức lao động sau tai nạn, con trai nằm liệt vì bị teo não'

Trao tiền bạn đọc đến gia cảnh 'cha mất sức lao động sau tai nạn, con trai nằm liệt vì bị teo não'

Kết chuyển - 5 ngày trước

GĐXH - Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống trao số tiền 12.223.000 đồng từ bạn đọc khắp cả nước cho gia đình chị Phạm Thị Thoa (trú xóm 6, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An).

MS 928: Vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, hai anh em người dân tộc H’Mông cần sự giúp đỡ

MS 928: Vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, hai anh em người dân tộc H’Mông cần sự giúp đỡ

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vì viêm tụy cấp, nang ống mật chủ, hai anh em Chớ Thị Trú – người dân tộc H’Mông đang cần sự giúp đỡ của bạn đọc khi tiếng Kinh hạn chế mà gia đình lại kiệt quệ về kinh tế.

MS 927: Xót xa gia cảnh nữ sinh nhiều năm chiến đấu với bệnh thận hư, bố sức khỏe yếu vẫn phải đi bốc vác

MS 927: Xót xa gia cảnh nữ sinh nhiều năm chiến đấu với bệnh thận hư, bố sức khỏe yếu vẫn phải đi bốc vác

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – "Nhìn con giờ ngày càng gầy yếu với đủ bệnh trên người từ hội chứng thận hư, viêm khớp dạng thấp… mà người làm mẹ như tôi lo lắng lắm. Nhưng tôi không biết phải làm thế nào vì gia đình đã hết khả năng lo kinh phí, mà bệnh của con lại cần điều trị lâu dài" – bà Vũ Thị Linh nghẹn ngào.

MS 926: Bị bỏng điện cao thế, người đàn ông dân tộc liệt hai chân, lo lắng khi điều trị không có bảo hiểm y tế

MS 926: Bị bỏng điện cao thế, người đàn ông dân tộc liệt hai chân, lo lắng khi điều trị không có bảo hiểm y tế

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Không may bị bỏng điện cao thế, anh Lù Văn Thim ở Lai Châu liệt hai chân, phải cắt bỏ nhiều chi ở tay. Gia đình người đàn ông dân tộc này đang rơi vào đường cùng khi chi phí điều trị quá lớn cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Trị

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Trị

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống cùng lãnh đạo UBND xã Gio Sơn (huyện Gio Linh, Quảng Trị) vừa trao tiền bạn đọc hỗ trợ đến với hoàn cảnh gia đình bà Trần Thị Thu Thủy (SN 1968, trú ở thôn Phú Ốc).

MS 925: Bé trai dân tộc Mông bị tai nạn ‘nát’ một bên chân cần gấp sự cứu giúp của cộng đồng

MS 925: Bé trai dân tộc Mông bị tai nạn ‘nát’ một bên chân cần gấp sự cứu giúp của cộng đồng

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH – Không may bị tai nạn, cẳng bàn chân phải của bé Bùi Văn Hoàn, 7 tuổi, dân tộc Thái chấn thương nặng. Bố mẹ con lúc này chỉ biết cầu xin sự cứu giúp của mọi người bởi không thể vay mượn được ở đâu nữa.

Bé trai bị suy giảm miễn dịch vẫn cần hỗ trợ thêm để được ghép tủy

Bé trai bị suy giảm miễn dịch vẫn cần hỗ trợ thêm để được ghép tủy

Vòng tay nhân ái - 4 tuần trước

GĐXH - Bé Phạm Văn Khôi, SN 2020, bị suy giảm miễn dịch đang ở giai đoạn "vàng" để ghép tủy nhưng bố mẹ dù cắm sổ đỏ vẫn không đủ tiền lo cho con. Khôi vẫn cần hỗ trợ thêm để có thể thực hiện ghép tủy theo đúng lịch.

MS 924: Xót thương hoàn cảnh nam thanh niên mồ côi bố không may bị tai nạn, tính mạng đang nguy kịch

MS 924: Xót thương hoàn cảnh nam thanh niên mồ côi bố không may bị tai nạn, tính mạng đang nguy kịch

Cảnh ngộ - 4 tuần trước

GĐXH – Vì bố mất sớm và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên Định từ bỏ ước mơ, xin học nghề để làm thêm phụ mẹ chăm ông, bà già yếu, bị mù. Số phận nghiệt ngã khi đang đi làm thì Định bị tai nạn. Tính mạng của em hiện nguy kịch, trong khi gia đình không lo nổi chi phí điều trị cho em.

Top