Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí ẩn 'Cánh cổng Địa ngục' cháy hơn nửa thế kỷ chưa tắt ở Turkmenistan

Thứ ba, 12:17 27/02/2024 | Tiêu điểm

Miệng hố Darvaza, nằm ở sa mạc Karakum của Turkmenistan. Nơi đây còn được gọi là “Cánh cổng Địa ngục” vì ngọn lửa bất tận đã cháy hơn 50 năm chưa tắt.

Các đám cháy dưới lòng đất không phải là điều hiếm gặp. Trên thực tế, đó là một hiện tượng xảy ra trên toàn cầu, từ Mỹ, đến Đức hay Trung Quốc.

Những đám cháy trong lòng đất phổ biến nhất là cháy vỉa than, nơi có lượng than lớn dưới lòng đất. Nguồn nhiên liệu cực lớn kết hợp với nguồn oxy vô tận và chi phí khổng lồ để dập tắt khiến những đám chảy kiểu này kéo dài nhiều năm, nhiều thập kỷ và thậm chí nhiều thế kỷ.

Các đám cháy cũng có thể xảy ra ở các mỏ khí đốt tự nhiên lớn. Do tính chất độc hại của khí đốt tự nhiên đối với con người, không có gì lạ khi người ta cố tình đốt các mỏ khí đốt tự nhiên nhằm mục đích cho cháy cạn nguồn nhiên liệu.

Tuy nhiên, không giống như than đá, gần như không thể xác định được lượng khí tự nhiên thực sự kẹt bên dưới bề mặt Trái Đất. Vì vậy, việc đốt cho cạn nguồn khí tự nhiên luôn là một canh bạc. Đây cũng là những gì xảy ra với đám cháy kéo dài hàng chục năm ở miệng hố Darvaza tại Turkmenistan.

Bí ẩn 'Cánh cổng Địa ngục' cháy hơn nửa thế kỷ chưa tắt ở Turkmenistan - Ảnh 1.

Cánh cổng Địa ngục là miệng hố Darvaza, nằm ở sa mạc Karakum của Turkmenistan.

Nguồn gốc của “Cánh cổng địa ngục”

Miệng hố Darvaza, nằm ở sa mạc Karakum của Turkmenistan, có chiều ngang 70m, sâu 20m. Những ngọn lửa bùng lên từ mọi ngóc ngách trên các tảng đá xung quanh miệng hố khi khí tự nhiên lọt qua.

Nơi đây còn được gọi là “Cánh cổng Địa ngục” vì ngọn lửa bất tận đã cháy hơn 50 năm chưa tắt.

Những hình ảnh về những ngọn lửa bùng cháy bên trong miệng hố, cùng với những câu chuyện không xác thực về nguồn gốc của của nó đã khiến “Cánh cổng Địa ngục” trở thành một điểm thu hút khách du lịch đến Turkmenistan.

Không ai biết miệng hố Darvaza được hình thành như thế nào vì không có tài liệu nào được ghi lại và cũng không có lời kể của bất kỳ nhân chứng nào về sự hình thành của nó. Tuy nhiên, có hai giả thuyết chính về sự hình thành của miệng hố.

Lời giải thích phổ biến nhất là Darvaza là nơi xảy ra vụ sập giàn khoan của Liên Xô vào những năm 1970. Khi các công nhân đang đào mỏ, họ nhận ra đã chạm phải một hang động dưới lòng đất. Họ bỏ chạy khỏi hiện trường khi mặt đất bắt đầu lún xuống bên dưới, nuốt chửng các thiết bị.

Sau đó, để ngăn chặn luồng khí độc lan ra khu vực xung quanh, các kỹ sư đã đốt cháy miệng hố. Nhưng họ không nghĩ rằng nó sẽ cháy lâu đến vậy.

Trong khi đó, các nhà địa chất tin rằng miệng hố Darvaza được phát hiện vào những năm 1960 nhưng đến những năm 1980 nó mới bị đốt cháy để ngăn chặn khí đốt tự nhiên rò rỉ ra cộng đồng cư dân xung quanh.

Những nỗ lực dập tắt ngọn lửa

Năm 2010, Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdymukhamedov đã yêu cầu các nhà khoa học tìm cách dập tắt ngọn lửa ủa Cánh cổng Địa ngục.

Tuy nhiên, việc dập tắt được ngọn lửa bất tận từ nguồn khí đốt tự nhiên trong lòng đất gần như bất khả thi. Cho dù lấp kín toàn bộ miệng hố, chỉ cần một kẽ hở nhỏ là khí đốt có thể thoát ra và bốc cháy trở lại.

Bí ẩn 'Cánh cổng Địa ngục' cháy hơn nửa thế kỷ chưa tắt ở Turkmenistan - Ảnh 2.

Miệng hố Darvaza là một điểm thu hút khách du lịch, những người tò mò muốn tận mắt chứng kiến Cánh cổng Địa ngục.

Năm 2022, Tổng thống Berdymukhamedov tái khẳng định mong muốn dập tắt miệng hố Darvaza, viện dẫn dẫn tác động đối với môi trường cũng như sức khỏe của cư dân địa phương.

Ngọn lửa bất tận liên tục giải phóng khí mê-tan vào khí quyển và ảnh hưởng đến người dân thị trấn Darvaza (hay Derweze) ở gần đó.

Bên cạnh đó, Tổng thống Berdymukhamedov cũng cho rằng miệng hố này cũng đang lãng phí tài nguyên thiên nhiên của Turkmenistan. Nếu dập tắt được ngọn lửa, Turmenistan có thể khai thác khí đốt tự nhiên làm nhiên liệu và cải thiện nền kinh tế đất nước. Turkmenistan là nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ tư trên thế giới.

Năm 2013, nhà thám hiểm George Kourounis trở thành người đầu tiên trèo xuống miệng hố Darvaza. Kourounis chỉ có 17 phút để leo xuống độ sâu hơn 30m, lấy chỉ số khí và mẫu đất trước khi được cẩu ra ngoài.

Nhà thám hiểm cho biết, khi ông đào đất để thu thập mẫu vật, những ngọn lửa mới lập tức xuất hiện. Ngay cả vết nứt mới và rất nhỏ trên miệng hố cũng tức tạo ra một lối thoát cho khí đốt thoát khỏi lòng đất và làm bùng lên ngọn lửa.

Sau nửa thế kỷ, ngọn lửa vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Có vẻ như miệng hố Darvaza sẽ còn tiếp tục cháy trong thời gian tới. Nếu cứ để mặc đám cháy đó, không ai biết nó sẽ cháy trong bao lâu hoặc còn bao nhiêu khí còn bị mắc kẹt dưới lòng đất.

Các chuyên gia đều cho rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm đóng Cánh cổng Địa ngục đều rất rắc rối, nguy hiểm, tốn kém và được cho là không có kết quả. Sau cùng, có lẽ lựa chọn tốt nhất là không làm gì cả. Vì vậy, miệng hố Darvaza sẽ vẫn là một điểm thu hút khách du lịch, những người tò mò muốn tận mắt chứng kiến Cánh cổng Địa ngục.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chưa từng có: Singapore xây 'siêu công trình' tự động lớn nhất thế giới, trị giá 40 tỷ USD

Chưa từng có: Singapore xây 'siêu công trình' tự động lớn nhất thế giới, trị giá 40 tỷ USD

Tiêu điểm - 4 giờ trước

Siêu công trình này của Singapore dự kiến hoàn tất 100% vào năm 2040 và mọi thứ ở đây đều tự động hoàn toàn.

Hơn 9 triệu ngôi nhà hoang ở Nhật: Vì sao nhiều người dân nước này lại 'bỏ rơi' bất động sản của mình?

Hơn 9 triệu ngôi nhà hoang ở Nhật: Vì sao nhiều người dân nước này lại 'bỏ rơi' bất động sản của mình?

Tiêu điểm - 19 giờ trước

Tổng số nhà trống chiếm gần 14% tổng số nhà ở Nhật Bản, mặc dù con số thực tế có thể còn cao hơn.

Vì sao phi công thường đeo kính râm khi bay?

Vì sao phi công thường đeo kính râm khi bay?

Tiêu điểm - 23 giờ trước

GĐXH - Thường đeo kính râm, thích bay đêm... là những bí mật về nghề phi công mà ít người biết.

Cuộc sống hiện tại của vợ cũ Bill Gates sau 3 ly hôn chồng tỉ phú

Cuộc sống hiện tại của vợ cũ Bill Gates sau 3 ly hôn chồng tỉ phú

Tiêu điểm - 5 ngày trước

GĐXH - Sau 3 năm ly hôn, sợi dây gắn kết công việc cuối cùng giữa bà Melinda và Bill Gates cũng bị cắt đứt.

Chó cưng thiệt mạng thương tâm sau khi đi máy bay, cư dân mạng xót xa cùng chủ nhân

Chó cưng thiệt mạng thương tâm sau khi đi máy bay, cư dân mạng xót xa cùng chủ nhân

Tiêu điểm - 5 ngày trước

Tin tức về việc chú chó Golden thiệt mạng sau khi được vận chuyển bằng máy bay đã khiến cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ.

Đại lý xui xẻo nhất thế giới: 2 lần nhân viên đâm hỏng siêu xe, 'nạn nhân' mới nhất là Ferrari 84 tỷ

Đại lý xui xẻo nhất thế giới: 2 lần nhân viên đâm hỏng siêu xe, 'nạn nhân' mới nhất là Ferrari 84 tỷ

Tiêu điểm - 5 ngày trước

Có lẽ hiếm có đại lý siêu xe nào đen đủi gặp tai nạn siêu xe 2 lần như dưới đây, nhất là khi họ đã có phương án đề phòng cho trường hợp sau.

Kinh hoàng cảnh tượng biển quảng cáo khổng lồ đổ sập khiến 14 người chết, hơn 70 người bị thương

Kinh hoàng cảnh tượng biển quảng cáo khổng lồ đổ sập khiến 14 người chết, hơn 70 người bị thương

Tiêu điểm - 6 ngày trước

Vụ tai nạn tại Mumbai (Ấn Độ) đã khiến 14 người chết và hơn 70 người bị thương đến thời điểm hiện tại.

Vượt ẩu trên đường, vài giây sau chiếc ô tô lao qua ngã tư với tốc độ chóng mặt khiến 2 người tử vong

Vượt ẩu trên đường, vài giây sau chiếc ô tô lao qua ngã tư với tốc độ chóng mặt khiến 2 người tử vong

Tiêu điểm - 6 ngày trước

Một vụ tai nạn mới xảy ra tại Singapore khiến nhiều người sợ hãi vì lối chạy xe vô cùng nguy hiểm của tài xế.

Tượng đài Nữ vương Elizabeth II cùng 3 chú chó corgi được khánh thành, người dân Anh xúc động tưởng nhớ vị vua đáng kính

Tượng đài Nữ vương Elizabeth II cùng 3 chú chó corgi được khánh thành, người dân Anh xúc động tưởng nhớ vị vua đáng kính

Tiêu điểm - 6 ngày trước

Bức tượng không chỉ là địa điểm thu hút khách du lịch mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai muốn tướng nhớ Nữ vương quá cố và di sản mà bà để lại.

Nhiệt độ châu Âu nóng nhanh nhất thế giới

Nhiệt độ châu Âu nóng nhanh nhất thế giới

Tiêu điểm - 1 tuần trước

Châu Âu đang nóng lên nhanh hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng và mưa lũ.

Top