Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách ăn gan lợn rất tốt mà nhiều người bỏ qua

Thứ hai, 14:00 30/10/2017 | Sống khỏe

Dân gian có câu rằng: “Thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan”. Liệu quan niệm này có đúng không và nên ăn gan động vật như thế nào?

Trên thực tế, thời gian gần đây tình trạng người nuôi lợn sử dụng chất tạo nạc, lạm dụng thuốc kháng sinh thậm chí sử dụng thuốc an thần khi giết mổ không còn hiếm. Những điều này khiến không ít người e dè khi ăn gan.

Chị Trần Bích Ngọc – Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Với tình trạng nuôi lợn như hiện nay, mình cũng hơi ái ngại trong vấn đề thực phẩm an toàn. Vì vậy, mình cũng suy nghĩ một chút khi sử dụng và hạn chế ăn gan".

Lê Văn Tiến, Thanh Hóa nói: "Em thích ăn gan lợn. Tuy nhiên, thị trường hiện nay có tiêm nhiều kháng sinh nên em lo sợ".

Gan là cơ quan đào thải các độc chất. Chính vì vậy, ăn những lá gan của con vật bệnh bị tiêm nhiều kháng sinh và hóa chất, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Gan lợn có giá trị dinh dưỡng cao

Chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Tân: "Gan để chuyển hóa chất dinh dưỡng, lợn bị bệnh, gan không có khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng đó nữa, nên các mầm bệnh và chất độc tụ lại ở gan. Ăn gan của những con lợn bị ốm, bị bệnh là lá gan bị độc.

Gan có giá trị về dinh dưỡng lớn, trong gan có chứa hàm lượng vitamin A nhiều hơn hơn thịt, cá, trứng, sữa. Đạm trong gan cũng là đạm hoàn thiện, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng mà cơ thể con người rất cần thiết. Gan chứa hàm lượng Fe có mật, muối mật giúp cơ thể nhận được vitamin tan trong chất béo, các chất béo, cơ thể chúng ta hấp thu được là do men trong gan".

Những lưu ý khi sử dụng gan

Chuyên gia Ẩm thực Lê Công Yên chia sẻ cách lựa chọn gan lợn: "Tôi hay lựa chọn lá gan không có màu lạ - lốm đốm, màu xanh ở trên lá gan, tất cả phải có màu đỏ đều. Khi cắt lá gan ra thì bên trong phải còn tươi".

Chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Tân nhấn mạnh: "Chúng ta muốn ăn một chất lượng gan hoàn hảo, thì chúng ta phải chế biến chín. Khi chưa chế biến chín sản phẩm có rất nhiều vi khuẩn, kí sinh vật, loại trừ cách chế biến gỏi".

Chuyên gia Ẩm thực Lê Công Yên bày cách để có những món ngon từ gan: "Món gan có thể chế biến ra rất nhiều món khác nhau như gan xào giá, gan rán om nước dừa và một chút hạt sen".

Khi được hỏi về số lượng gan nên ăn một tuần, bà Lê Thị Tân cho biết: "Với người lớn, một tuần nên ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 50 - 70g. Trẻ em nên ăn một tuần 2 lần, mỗi lần 30 – 50 g.

Đối với những người ốm yếu không nên sử dụng gan, không phải chỉ riêng gan lợn mà tất cả các gan động vật khác cũng không nên sử dụng. Gan có tính hai mặt: Gan có giá trị dinh dưỡng cao, gan chứa mầm bệnh nếu không lựa chọn tốt".

Chuyên gia dinh dưỡng cũng chia sẻ thời điểm lý tưởng trong ngày để ăn gan: "Nên ăn gan vào bữa sáng và bữa trưa, không nên ăn gan vào bữa tối, vì hàm lượng chất dinh dưỡng lớn, khó tiêu hóa".

Theo ANTV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Tập thể dục hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Sống khỏe - 4 giờ trước

Hoạt động thể chất là lựa chọn đầu tay được khuyến cáo ở những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn qua đời

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận lợn biến đổi gien vừa qua đời, bệnh viện thực hiện ca phẫu thuật này ở Mỹ cho biết.

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 12/5, tại Hà Nội diễn ra lễ ra mắt Viện Phát triển Văn hóa và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột non vì thường xuyên ăn loại quả mà người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Loại quả khiến người đàn ông bị hoại tử, phải cắt bỏ hơn một nửa ruột non đó là quả ổi.

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

4 triệu chứng sau khi uống nước là 'lời cầu cứu' từ thận của bạn

Sống khỏe - 21 giờ trước

Uống nước là việc chúng ta làm hàng ngày rất nhiều lần, và chỉ cần để ý một chút khi làm, bạn có thể biết được sức khỏe của thận.

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Cách nào để tăng tốc độ đi bộ?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Tăng tốc độ đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp việc đi bộ hiệu quả hơn, nhưng làm thế nào để tăng tốc độ đi bộ đúng cách?

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

61 người tử vong vì sốc nhiệt ở Thái Lan, gần gấp đôi so với năm 2023

Sống khỏe - 23 giờ trước

Số người thiệt mạng do sốc nhiệt ở Thái Lan hiện gần gấp đôi so với con số 37 người cả năm 2023.

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Người đàn ông 53 tuổi liệt nửa người, đột quỵ não giữa đêm: BS chỉ ra ngay 2 thói quen làm tăng nguy cơ

Sống khỏe - 23 giờ trước

Việc duy trì các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ nhồi máu não.

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Loại thực phẩm đầy nguy cơ bệnh tật người Việt đang ăn nhiều

Sống khỏe - 23 giờ trước

Với nhiều ưu điểm, thức ăn nhanh đang dần trở thành lựa chọn tối ưu của không ít người trẻ Việt. Tuy nhiên, thói quen này lại làm tiêu hao sức khỏe của rất nhiều người.

Top