Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách đơn giản làm nước Gừng - Mật Ong - Đường phèn tăng sức đề kháng

Thứ hai, 10:06 24/02/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nước Gừng - Đường phèn - Mật ong giúp giữ ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật.

Phòng chống bệnh lý đường hô hấp

Chị Nguyễn Thanh Huyền, Bếp trưởng Nhà hàng ăn chay Diệu Hoa (TP Hà Nội) cho biết, đợt mưa gió lạnh giá, nồm ẩm vừa qua chị liên tục làm món nước Gừng – Mật ong – Đường phèn đem vào cúng dường một số chùa, giúp các sư thầy và phật tử phòng chống bệnh lý đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản,...

Cách đơn giản làm nước Gừng - Mật Ong - Đường phèn tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật khi nồm ẩm - Ảnh 2.

Củ gừng vừa là gia vị, vừa là vị thuốc tốt rẻ tiền trong nhà. Ảnh minh họa.

Theo Lương y Ngô Đức Phương (Viện trưởng Viện thuốc Nam), trong Đông y củ Gừng vừa là gia vị, vừa là vị thuốc tốt rẻ tiền trong nhà. Gừng giúp tăng cường miễn dịch, kháng virus, kháng nấm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, ngừa cảm cúm, cảm lạnh, cải thiện lưu thông máu, làm sạch động mạch từ sự tích tụ mảng bám, ngăn ngừa đột quị, đau tim…

Gừng tươi vị cay, tính ấm, thơm hay dùng nấu những món ăn mát nhằm cân bằng âm dương (như nấu canh cải, luộc rau cải bắp, canh ngao…). Nhiều món ăn cho gừng vào để làm ấm cơ thể, chữa các chứng bệnh liên quan đến thời tiết lạnh (như nhiễm hàn, cảm cúm, ho do lạnh, đau nhức xương khớp, đau bụng, huyết áp thấp, chân tay lạnh, phụ nữ sau sinh…).

Còn Mật ong có tính kháng khuẩn, tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn, tăng cường thể lực... Trong mật ong có chứa glucose và fructose, được hấp thụ trực tiếp vào máu và không bị phá vỡ - giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

Cách đơn giản làm nước Gừng - Mật Ong - Đường phèn tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật khi nồm ẩm - Ảnh 3.

Chị Thanh Huyền hướng dẫn cách làm nước Gừng – Mật ong – Đường phèn dùng phòng bệnh ngày nồm ẩm. Ảnh: T.H

Cách làm nước Gừng – Mật ong – Đường phèn

Nguyên liệu:

Gừng: 0,1 lạng.

Đường phèn: 1,5 lạng.

Mật ong: 1 chén con (có thể gia giảm tùy khẩu vị).

1 lít nước.

1 nhúm nhỏ muối hạt (muối có tính âm, có tác dụng cân bằng tính nóng của gừng, mật ong).

Cách làm:

Gừng rửa sạch vỏ, thái lát rồi xay nhuyễn (lưu ý chỉ rửa sạch vỏ, không cạo lớp vỏ vì tinh chất Gừng nằm trong vỏ).

Đổ vào nồi 1 lít nước, cho Gừng đã xay nhuyễn cùng Đường phèn, chút muối vào đun sôi khoảng 15 phút (tính từ lúc sôi). Khi bắc xuống thì cho chén mật ong vào nồi nước.

Để nguội thì cho vào bình thủy tinh để vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Cách đơn giản làm nước Gừng - Mật Ong - Đường phèn tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật khi nồm ẩm - Ảnh 5.

Nước Gừng - Đường phèn - Mật ong nấu xong để nguội rồi chắt vào các chai cho vào tủ lạnh dùng dần. Ảnh: T. H

Món nước Gừng - Đường phèn - Mật ong uống lạnh, hay uống nóng đều được, không sợ bị viêm họng như dùng nước đá. Nếu muốn uống nóng thì cho vào vi sóng làm nóng lên rồi uống.

Chị Thanh Huyền cho hay, nước Gừng - Đường phèn - Mật ong đưa vào nhà chùa dùng cho các tăng ni, phật tử chị thường làm nước cốt đặc để trữ vào tủ lạnh, khi dùng thì pha loãng ra cho nhiều người uống rất tiện lợi.

Ở nhà chị em có thể làm nước cốt, mỗi khi cảm lạnh thì lấy 2 thìa nước cốt pha cùng 150ml nóng uống giúp cơ thể cân bằng, tránh những loại virut cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể. 

- Nước Gừng - Đường phèn - Mật ong tốt sức khỏe, nên uống buổi sáng - nhất là người hay bị nhiễm lạnh, huyết áp thấp, tụt huyết áp thì uống nước này rất tốt. Buổi sáng khí trong dạ dày nhiều, uống nước Gừng - Đường phèn - Mật ong sẽ kiện tì ôn vị, kích thích dương khí.

- Người huyết áp cao, tiểu đường... muốn dùng thì nên pha loãng, uống nhạt hơn và uống buổi sáng để vận động nhiều sẽ giúp chuyển hóa được các chất.

- Nước Gừng - Đường phèn - Mật ong chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, bình thường nên uống 5 ngày, nghỉ 5 ngày. Nhưng khi trời nồm ẩm mưa rét thì uống 5 ngày nghỉ 3 ngày rồi hãy dùng tiếp. Khi trời nắng nóng nhiều người vẫn bị cảm lạnh (ở phòng điều hòa) thì vẫn nên dùng nước Gừng - Đường phèn - Mật ong.

Lưu ý:

- Chọn gừng tươi, nguyên vẹn để làm nước. Không dùng củ gừng bị giập, thối chế biến vì dễ có độc chất, không tốt cho cơ thể.

- Gừng giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế đừng gọt vỏ gừng trước khi chế biến mà mất đi tác dụng quý. Chỉ cần rửa sạch vỏ gừng là được.

- Phụ nữ có thai, người sốt cao, người có bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, người có bệnh cấp tính, mãn tính, rối loạn máu (như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ), người đang dùng thuốc chữa bệnh… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Ngọc Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Sống khỏe - 15 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra tác dụng thần kỳ của hợp chất mang tên feruloylputrescine trong vỏ cam.

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Vitamin A dù thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy lưu tâm không tự ý bổ sung vitamin A liều cao cho con mình khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Top