Chuyện một cán bộ dân số vùng cao yêu nghề
GiadinhNet - Đó là chị Cao Thị La, cán bộ chuyên trách dân số xã Liên Sang (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa). Gần 20 năm qua, chị đã âm thầm giúp đỡ nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã giảm sinh, nâng cao chất lượng sống, xây dựng mô hình gia đình 2 con phát triển ổn định.
Chị La (bìa trái) tuyên truyền giảm sinh tại nhà người dân. Ảnh: Trang Nguyễn
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà”
Liên Sang là một xã miền núi nằm phía tây của huyện Khánh Vĩnh, cách trung tâm huyện 14 km, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào núi rừng, nương rẫy, trình độ dân trí thấp. Toàn xã có 1.932 nhân khẩu, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 2/3, chủ yếu là người Raglai, H’rê, Tày, Cơ Ho, Ê Đê. Đa số bà con có cuộc sống khó khăn, trẻ em không được đến trường.
Chị La cho biết, địa bàn nhiều dân tộc khác nhau nên phong tục tập quán cũng khác nhau, vì vậy công tác vận động thời gian đầu cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu chịu khó giải thích cho bà con hiểu, một người làm được thì cả xóm sẽ làm theo. Hiểu được vậy, ban đầu chị La vận động chị em trong gia đình thực hiện trước để làm gương. Sau đó chị mới gặp gỡ bà con hàng xóm vận động làm theo. Do đặc thù vùng núi, hầu hết bà con đều lên nương rẫy từ rất sớm nên chị phải đi đến nhà bà con tuyên truyền vào ban đêm. Các buổi sinh hoạt nhóm chị cũng tổ chức vào buổi tối, sinh hoạt đến tận khuya mới về. Để đạt hiệu quả, chị còn lập danh sách phân luồng đối tượng để truyền thông cho phù hợp. Các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con chị truyền thông các biện pháp tránh thai hiện đại. Gia đình có con vị thành niên, thanh niên chị đề cập đến Luật Hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sàng lọc trước sinh sơ sinh cho bà mẹ mang thai...
Để trau dồi kiến thức tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu và thực hiện tốt hơn, chị La thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kiến thức, tìm tòi đọc sách báo để tìm ra cách nói chuyện phù hợp, thuyết phục. Mưa dầm thấm lâu, dần dần bà con hiểu ra và thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn. Đến nay, chị La đã tham gia ngành được 16 năm nhưng chưa lúc nào chị cảm thấy nản chí. Trong những lần đi vận động, có hộ gia đình nào không đồng ý thực hiện, chị tiếp tục phối hợp với già làng, trưởng thôn, chính quyền địa phương đến nhà vận động, thuyết phục và theo dõi cho đến khi thực hiện. “Tôi cũng là người dân tộc thiểu số nên hòa đồng, thấu hiểu suy nghĩ và biết cách nói cho bà con hiểu. Cuộc sống của bà con quanh năm cơm không đủ no, những đứa trẻ con nheo nhóc, còi cọc bên nhà tranh vách đất. Những hình ảnh đó đã thôi thúc tôi tiếp tục gắn bó với công việc. Hơn nữa tôi còn làm công tác phụ nữ xã nên thường xuyên gặp gỡ, giúp người dân vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Hộ nào thực hiện tốt chính sách dân số thì được ưu tiên. Nhờ vậy công việc vận động ngày càng hiệu quả hơn”, chị La nói.
Tâm huyết với nghề, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm
Chị Cao Thị Ni La, 33 tuổi, ở thôn Chà Liên kể, khi chị sinh cháu thứ 2 xong, lo lắng chưa biết kế hoạch hóa gia đình như thế nào thì được chị La đến nhà hướng dẫn tận tình và tư vấn cho chị uống thuốc tránh thai. “Năm nay con thứ 2 của tôi đã 10 tuổi, còn tôi sức khỏe ổn định. Con cái tôi được đến trường, ăn học đầy đủ”, chị Ni La nói. Chị Cao Thị Linh, cộng tác viên thôn Chà Liên cũng cho biết, gia đình chị La luôn gương mẫu, 2 con học giỏi lễ phép, chồng chị luôn ủng hộ vợ tham gia công tác xã hội. Chị La rất tâm huyết với nghề, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay cho đội ngũ cộng tác viên và luôn động viên tinh thần cho chị em lúc khó khăn. Nhiều trường hợp người dân khó tiếp cận, chị đồng hành cùng giải quyết. Vì vậy, chị được bà con luôn tin yêu và quý mến.
Ông Đặng Thanh Tuấn, Trưởng khoa Dân số - Trung tâm Y tế huyện Khánh Vĩnh đánh giá, chị La là một cán bộ dân số năng nổ, nhiệt tình, có kinh nghiệm, gắn bó dài lâu với ngành Dân số, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đến nay, các cặp vợ chồng trẻ trên địa bàn xã đã chủ động thực hiện kế hoạch hóa gia đình và tự giác đến Trạm Y tế khám sức khỏe, nam giới cũng biết chia sẻ cùng vợ trong kế hoạch hóa gia đình. Năm 2018, nhiều chỉ tiêu ngành giao, xã thực hiện đạt cao. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 16,66%; tỷ suất sinh giảm còn 18,81‰, thấp hơn mức trung bình chung của huyện 1,08‰; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng lên 76,12%.
Chị La xứng đáng là một tấm gương sáng trong công tác dân số, từng được Sở Y tế tặng Giấy khen và chính quyền địa phương nhiều lần khen thưởng.
Trang Nguyễn
Bác sĩ cảnh báo những bệnh có thể lây khi quan hệ tình dục bằng miệng
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcNhiều người vẫn nhầm tưởng quan hệ tình dục bằng miệng là an toàn tuyệt đối. Thực tế thì ngoài việc không dẫn đến mang thai, bất kỳ ai có quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đều đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Đó là chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Hoài Bắc, trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính (BV Đại học Y Hà Nội).
8 thói quen hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH – Thường xuyên hút thuốc, sử dụng rượu bia, tiêu thụ các chất kích thích, kèm lối sống thiếu vận động, thức khuya, stress… là những nguyên nhân gia tăng nguy cơ gây vô sinh ở nam giới.
Nam giới cảnh giác với đau bìu có thể gây vô sinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNam giới nếu có biểu hiện đau bìu cần phải đi khám ngay, tránh nguy cơ dẫn đến vô sinh.
Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức và những lưu ý cần biết
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcĐau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở chị em khi “đến tháng”. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh như ít vận động hay vận động quá mạnh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý hoặc cũng có thể do bệnh lý. Giảm đau bụng kinh bằng cách nào và cần lưu ý gi?
3 lý do khiến bà bầu dễ mắc bệnh trĩ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcBệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất 25 - 35% phụ nữ mang thai, có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
Cách đi bộ tốt cho phụ nữ mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcĐi bộ là một bài tập rất tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Đây là một hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé.
Thiết thực hội thi phụ nữ với công tác Dân số và phát triển ở huyện vùng cao xứ Nghệ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Hội thi góp phần nâng cao sự hiểu biết cho hội viên phụ nữ và nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số và phát triển, vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của cuộc sống.
Béo phì lúc trẻ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người ung thư vú
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcSBéo phì tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cả nguy cơ mắc và cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những phụ nữ béo phì khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú sau 50 tuổi có nguy cơ cao giảm tuổi thọ.
Thanh Hóa nâng cao nhận thức người dân về sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Thời gian qua, Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về tầm quan trọng của việc sàng lọc sơ sinh, trước sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Trẻ dậy thì muộn cần tập luyện như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, tập thể dục quá độ ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể dẫn đến nguy cơ dậy thì muộn...
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.