Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái 27 tuổi nhiễm đến 5 loại giun sán vì sở thích ăn rau sống, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc này khi ăn

Thứ năm, 10:59 20/04/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Sau khi làm xét nghiệm 8 loại ký sinh trùng thì người này nhiễm 5 loại, gồm giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn, sán lá gan bé, sán dây bò.

5 thói quen xấu kìm hãm chiều cao tối đa của trẻ, cha mẹ tuyệt đối không nên làm5 thói quen xấu kìm hãm chiều cao tối đa của trẻ, cha mẹ tuyệt đối không nên làm

GĐXH - Bên cạnh gene di truyền, yếu tố dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ... quyết định gần 80% chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại có những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ.

Theo bác sĩ Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm giun sán do thói quen sinh hoạt hàng ngày, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Gần đây nhất là một nữ bệnh nhân (27 tuổi, sống tại Hà Nội). Bác sĩ cho biết sau khi làm xét nghiệm 8 loại ký sinh trùng thì người này nhiễm 5 loại, gồm giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn, sán lá gan bé, sán dây bò.

Cô gái 27 tuổi nhiễm đến 5 loại giun sán vì sở thích ăn rau sống, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc này khi ăn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Được biết, trước đó bệnh nhân đã phát hiện thấy đốt sán mỗi lần đi vệ sinh nên vội đi mua thuốc giun về uống. Tuy nhiên, vài tháng sau, người bệnh lại tiếp tục đi vệ sinh ra đốt sán nên quyết định đến bệnh viện.

Bệnh nhân cho biết không ăn tiết canh nhưng có thói quen ăn rau sống. Bác sĩ nhận định đây có thể là nguồn lây truyền giun sán và nhiều loại như vậy, chứng tỏ rau sống chưa được rửa sạch.

Bác sĩ cho biết, các loại giun sán khi vào cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Một số loại giun sán xâm nhập qua da, song đa phần lây truyền qua đường ăn uống. Nguyên nhân phổ biến là thức ăn chưa được nấu chín kỹ hoặc không hợp vệ sinh, có chứa trứng hoặc ấu trùng sán.

Sán lá gan xâm nhập nếu ăn các loại rau thủy sinh như ngổ, nhút, cải xoong, rau cần chưa nấu chín, còn sán dây bò thường ký sinh trong phần thịt nạc của bò và nội tạng. Việc ăn các thực phẩm chưa nấu chín như tiết canh, rau sống, gỏi, món thịt tái... đều có nguy cơ nhiễm giun sán.

Giun sán ký sinh trong cơ thể hút các chất bổ dưỡng để phát triển, lâu dài làm suy yếu hệ miễn dịch, gây tổn thương ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa. Sán lá gan vào cơ thể theo đường tiêu hóa và khu trú ở gan tạo nên các ổ áp xe gan. Ấu trùng sán lợn từ trong ruột sẽ xâm nhập mạch máu và di chuyển khắp nơi tạo thành những nốt cứng ở bắp thịt, nhiều nhất là ở mô dưới da, não và mắt. Nang sán lợn có thể gây bệnh viêm màng não, tổn thương não, động kinh, giảm thị lực hay mù mắt.

Bác sĩ Thiệu khuyến cáo người dân tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh ăn uống, không ăn thịt sống hoặc tái, không ăn thịt động vật mắc bệnh. Ăn chín, uống sôi. Phát hiện và tẩy sán kịp thời nếu bị nhiễm bệnh.

Sai lầm cần tránh khi ăn rau sống để phòng giun sán

Để hạn chế “bệnh từ miệng mà ra” thì phải đặc biệt lưu ý khi lựa chọn và chế biến thực phẩm sao cho an toàn, đây là vấn đề quan trọng với sức khỏe.

Cô gái 27 tuổi nhiễm đến 5 loại giun sán vì sở thích ăn rau sống, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc này khi ăn - Ảnh 3.

Nên rửa từng lá rau trực tiếp dưới vòi nước chảy thay vì ngâm tất cả trong chậu.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán như nhiều người vẫn nghĩ. Lượng hóa chất bám trên rau cũng không giảm đi đáng kể, mùi vị có thể bị thay đổi. Ngược lại, ngâm rau sống quá lâu (trên 10 phút) có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng. Bạn cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

Nếu là cọng rau lá to như xà lách thì bẻ ra từng nhánh, từng lá, lật qua hai bề mặt để rửa, sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước. Một số loại rau nên chần qua nước sôi, ở nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ chết và không gây hại cho cơ thể.

Rau sống sau khi rửa sạch cần để ráo nước. Nhiều người sau khi rửa thường vẩy qua rồi ăn ngay, dễ làm đau bụng cho trẻ em hoặc những người hệ tiêu hóa yếu.

Nhiều người rửa rau bằng cách ngâm với giấm. Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, phá vỡ phấn, lông bên ngoài. Hỗn hợp giấm 10% sẽ giảm đến 90% vi khuẩn, chưa có nghiên cứu cho thấy giấm loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu. Nếu rửa rau bằng giấm, bạn nên rửa lại bằng nước sạch một lần nữa.

Các loại rau khác như cải, cần, rau có nhánh như bông cải xanh, súp lơ xanh... nên rửa xong mới cắt nhỏ để đảm bảo dinh dưỡng không bị mất đi. Nếu cắt xong mới rửa, vô tình bạn đã làm mất đi lượng vitamin cần thiết.

6 nhóm người nên hạn chế ăn rau sống?

Cô gái 27 tuổi nhiễm đến 5 loại giun sán vì sở thích ăn rau sống, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc này khi ăn - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

- Người bị rối loạn tiêu hóa: Chất xơ trong rau sống có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa như làm đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.

- Người bị hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày: Không nên ăn nhiều rau sống vì có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.

- Người bị viêm đại tràng: Một số loại rau sống có chất xơ dạng không tan như cellulose, vì thế người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột bị tổn thương.

- Bệnh nhân suy thận: Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu (nhất là khi người bệnh có kali máu tăng).

- Bà bầu không nên ăn rau sống: Trong thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

- Cơ thể có mùi khó chịu: Những người có tình trạng này cũng nên hạn chế ăn rau sống, vì rau sống chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Những loại rau màu sậm có thể làm nước tiểu có màu.

5 nhóm thực phẩm tốt nhưng không nên ăn vào bữa tối nếu không muốn bệnh tật đeo bám5 nhóm thực phẩm tốt nhưng không nên ăn vào bữa tối nếu không muốn bệnh tật đeo bám

GĐXH - Ăn tối đúng cách sẽ "sống lâu trăm tuổi", ngược lại nếu ăn bữa tối không đúng cách thì bệnh tật sẽ nối đuôi nhau đeo bám cơ thể bạn.

Hà Nội có thêm hơn 4 triệu m2 sàn nhà ở trong năm 2023

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 11 phút trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Top