Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả

Thứ năm, 10:00 25/04/2024 | Sống khỏe

U nang buồng trứng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu u nang buồng trứng có vai trò quan trọng, giúp người bệnh kịp thời điều trị bệnh.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp

Bệnh u nang buồng trứng thường khó phát hiện, bởi ở giai đoạn đầu, các triệu chứng khá mơ hồ hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Thậm chí, nhiều người bệnh còn không xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp.

Xuất hiện các cơn đau (đau bụng, đau vùng chậu, đau lưng)

Cảm giác đau, khó chịu vùng bụng hoặc vùng chậu có thể là biểu hiện của u nang buồng trứng. Bởi khi khối u hình thành trong cơ thể, nó dần dần phát triển to lên và chèn ép các bộ phận khác. Từ đó, gây ra những cơn đau tức vùng bụng dưới và vùng chậu (vị trí của buồng trứng).

Những cơn đau do u nang buồng trứng thường bị nhầm lẫn với đau bụng kinh bình thường, bệnh đường ruột, đại tràng, gây khó khăn cho việc nhận biết. Vì vậy, nếu thường xuyên xuất hiện cảm giác đau, khó chịu ở vùng bụng, vùng chậu, đặc biệt là khi không có kinh hoặc sau khi quan hệ, bạn nên đi khám phụ khoa ngay.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả- Ảnh 1.

Đau bụng là dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp

Rối loạn kinh nguyệt

Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể do u nang buồng trứng sẽ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Kinh nguyệt lúc có lúc không, chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường, lượng máu kinh khi ít khi nhiều, kèm theo là những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn bình thường.

Đi tiểu bất thường, đại tiện khó khăn

Khối u nang ở buồng trứng lớn có thể chèn ép bàng quang, đại tràng. Khi chèn ép đại tràng có thể khiến người bệnh đi tiểu liên tục, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu. Trong trường hợp u nang buồng trứng chèn ép đại tràng, việc đại tiện của người bệnh sẽ trở nên khó khăn do bị táo bón kéo dài.

Chướng bụng, khó tiêu

Khối u nang buồng trứng kích thước lớn có thể khiến bụng to ra kèm theo chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể sờ thấy khối u.

Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi quan hệ tình dục là triệu chứng u nang buồng trứng nhiều người gặp phải. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn rõ ràng ở một bên so với bên kia khi đang quan hệ tình dục. Triệu chứng này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng các "cuộc yêu".

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả- Ảnh 2.

U nang buồng trứng có thể gây đau khi quan hệ

Dấu hiệu u nang buồng trứng cần cấp cứu

Ngoài các dấu hiệu thông thường ở trên, người bệnh u nang buồng trứng có thể gặp một số triệu chứng nghiêm trọng cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt, cụ thể:

- Đau đột ngột và dữ dội tại vùng chậu.

- Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu.

- Sốt cao không rõ nguyên nhân.

- Thở gấp, nhanh.

Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu u nang buồng trứng biến chứng vỡ, xoắn, nhiễm trùng,... Đây là các tình trạng nguy hiểm và khẩn cấp, cần được xử trí ngay để không ảnh hưởng đến tính mạng.

Biến chứng u nang buồng trứng

Bệnh u nang buồng trứng có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và cả chức năng sinh sản của người bệnh. Một số biến chứng bao gồm:

- Xuất huyết: Tình trạng này đến từ việc các mạch máu trên thành khối u bị vỡ, khiến máu tràn ra làm tăng kích thước của khối u. Lúc này, người bệnh cần được theo dõi liên tục, nếu khối u phát triển quá to hoặc gây đau nhiều, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối u.

- Xoắn khối u: Các u nang có cuống dài, dễ di chuyển thường dễ bị xoắn, gây ra cơn đau đột ngột và cần phải được can thiệp y tế sớm để tránh biến chứng hoại tử.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả- Ảnh 3.

U nang buồng trứng có thể gây biến chứng xoắn khối u

- Vỡ nang: U nang nước hoặc các khối u nang buồng trứng có vỏ mỏng thường dễ bị vỡ, gây nhiễm trùng và xuất huyết.

- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Người bệnh có nguy cơ gặp phải khó khăn trong quá trình thụ thai, vô sinh hoặc các biến chứng khác liên quan đến thai kỳ như: Sảy thai, sinh non hoặc khó đẻ.

Các phương pháp điều trị u nang buồng trứng hiện nay

Hiện nay, 2 cách điều trị u nang buồng trứng phổ biến bao gồm: Dùng thuốc tây, phẫu thuật. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp.

- Điều trị nội khoa bằng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa trên loại u nang, kích thước khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các loại thuốc này có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh khó chịu khối u.

- Phẫu thuật: Khi khối u nang có kích thước lớn, tồn tại lâu ngày hoặc chèn ép vào các tạng xung quanh, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng phổ biến bao gồm mổ nội soi, mổ mở, cắt bỏ khối u, cắt bỏ toàn bộ tử cung hoặc phần phụ.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả- Ảnh 4.

Trong nhiều trường hợp, người bệnh cần được phẫu thuật điều trị u nang buồng trứng

Nga Phụ Khang - Giải pháp thảo dược dành cho người bị u nang buồng trứng

Bên cạnh các phương pháp điều trị u nang buồng trứng ở trên, hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược để hỗ trợ người bệnh bị u nang buồng trứng. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nga Phụ Khang có chứa thành phần chính trinh nữ hoàng cung.

Ngoài ra, Nga Phụ Khang còn chứa các thảo dược quý khác như hoàng cầm, hoàng kỳ và khương hoàng. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm sự tiến triển của u nang xơ buồng trứng, u xơ tử cung, u vú, u xơ tiền liệt tuyến lành tính.

Nga Phụ Khang được bào chế theo công nghệ lượng tử (quantum), giúp làm sạch mọi tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có trong các dược liệu, chiết xuất được tối đa hàm lượng hoạt chất trong dược liệu, giúp cao dược liệu giữ được màu, mùi vị tự nhiên, dễ sử dụng.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thường gặp và giải pháp hỗ trợ hiệu quả- Ảnh 5.

Nga Phụ Khang giúp hỗ trợ giảm sự tiến triển của u nang xơ buồng trứng.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Bích Thảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 5 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 7 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Top