eMagazine

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 1.
Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 2.

Nằm sát đường vành đai 3 (thuộc địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), chợ cá Yên Sở có diện tích gần 10.000m2, được xem là chợ cá đầu mối lớn nhất ở Hà Nội. Hoạt động của chợ luôn nhộn nhịp, nhất là từ 8h đến 10h sáng và từ 19h đến 3h sáng hôm sau. Theo thống kê của nhà quản lý, mỗi ngày, tại chợ cá Yên Sở diễn ra các giao dịch với số lượng hàng trăm tấn cá. Các tiểu thương tại chợ tiết lộ, những năm gần đây, mặt hàng cá và hải sản ở chợ Yên Sở phần lớn nhập từ Trung Quốc về (cả chính ngạch và nhập lậu), sau đó đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh. 

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 3.

Cá tầm Trung Quốc được bán tràn lan tại các siêu thị, nhà hàng, chợ trên cả nước.

Cách đây không lâu, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện, tịch thu và xử lý một xe chở cá tầm đông lạnh nhập lậu từ Trung Quốc về chợ đầu mối Yên Sở tiêu thụ. Còn qua các đợt thanh kiểm tra, phường Yên Sở cũng đã có kiến nghị với cơ quan chức năng phải có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với việc nhập khẩu cá từ Trung Quốc về. Bởi khi đã vào nội địa rồi lan tỏa đi thì kiểm tra nguồn gốc và chất lượng rất khó.

Tương tự tại chợ Bình Điền (phường 7, quận 8, TP Hồ Chí Minh) - khu chợ đầu mối cá tầm và các mặt hàng thủy hải sản được xem là lớn nhất của các tỉnh phía Nam. Xen lẫn với cá tầm nuôi trong nước, cá tầm Trung Quốc cũng được bày bán cho khách hàng. Việc nhốt chung bể, đặt chung kệ đã khiến nhiều khách hàng nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ.

Theo Hiệp hội Cá nước lạnh, vừa qua hiệp hội nhận được phản ánh của một số khách hàng nói về chất lượng cá tầm không đạt nên đã cử kỹ thuật đến kiểm tra. Sau kiểm tra, hiệp hội phát hiện đây không phải cá tầm Việt Nam. Nguyên nhân do một số thương lái nhập cá tầm Trung Quốc giá rẻ sau đó trà trộn cá tầm trong nước để đẩy giá thành khi bán.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 4.

Trong văn bản kiến nghị ngày 14/12/2020 gửi Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng nêu rõ: Thời gian gần đây, nghề nuôi cá tầm đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc. Lượng cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc quá nhiều, giá bán thấp chỉ bằng 2/3 giá bán của cá tầm trong nước và có sự trộn lẫn cá tầm từ Trung quốc vào cá tầm nuôi tại Việt Nam. Việc phân biệt cá tầm Việt Nam và cá tầm từ Trung quốc đối với người tiêu dùng rất khó khăn, thậm chí là không phân biệt được, tạo sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường cá tầm hiện nay ở Việt Nam.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 5.

Cá tầm Trung Quốc tràn lan khiến các đơn vị nuôi cá tầm tại Việt Nam gặp nhiều thách thức lớn.

Trong khi đó, do dịch bệnh COVID-19, từ đầu năm đến nay, cá tầm tại các trang trại Việt Nam không tiêu thụ được, sản lượng chủ yếu đang tồn dư trong các trang trại. Việc cá tầm từ Trung quốc ào ạt vào Việt Nam với giá thấp, dẫn đến cá tầm nuôi tại các trang trại Việt nam không tiêu thụ được. 

Những doanh nghiệp và hộ nông dân nuôi cá tầm đang gặp rất nhiều khó khăn, cá không bán được trong khi chi phí thức ăn, con giống, nhân công vẫn tiếp tục chi trả, thêm nữa là kích cỡ sẽ vượt qua ngưỡng nhu cầu của thị trường.

Hội Cá nước lạnh tỉnh Lào Cai cũng kiến nghị: Đối với sản phẩm cá tầm thương phẩm hàng hoá tươi sống được nhập vào Việt Nam, chủ hàng hoá phải thực hiện khai báo kiểm dịch, nuôi cách ly kiểm dịch, lấy mẫu giám sát chất tồn dư độc hại, lấy mẫu xét nghiệm bệnh thủy sản và được các cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho từng lô hàng.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 6.

Cá tầm Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng dinh dưỡng cũng như hương vị khi chế biến.

Kiến nghị cũng nêu rõ, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cá tầm tươi sống trên thị trường phải công khai niêm yết tại cửa hàng, ghi rõ nguồn gốc nước xuất xứ để tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ phân loại chất lượng và giá cả sản phẩm hàng hoá.

Được biết, tại chợ đầu mối Yên Sở (Hà Nội) và chợ Bình Điền (TP Hồ Chí Minh), giá cá tầm bán buôn cho tiểu thương chỉ khoảng 115.000 – 140.000 đồng/kg trong khi cá tầm trong nước với những tiêu chuẩn kiểm định khắt khe từ con giống, thức ăn đến chất lượng dinh dưỡng đang bán trên thị trường với mức giá trên 200.000 đồng/kg.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 7.

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cung cấp, số lượng cá tầm Trung Quốc nhập khẩu về Việt nam năm 2018 là 1.164 tấn; năm 2019 nhập khẩu 1.849 tấn. Từ đầu năm 2020 đến nay, số lượng cá tầm Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam khoảng 1.000 tấn. Sau khi việc buôn lậu, vận chuyển cá tầm Trung Quốc qua đường tiểu ngạch phần nào bị siết chặt, nhiều doanh nghiệp trong nước đã chuyển đổi hình thức bằng việc nhập khẩu chính ngạch cá tầm Trung Quốc với nhiều ưu đãi về thuế, thủ tục thông quan. Thế nhưng, do bị cơ quan Citec quản lý về số lượng nên đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu số lượng cá tầm vượt trị giá khai báo trên tờ hải quan.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 8.

Ngày 27/10/2020 vừa qua, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị (thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đã phát hiện và bắt giữ lô hàng cá tầm Trung Quốc do Công ty TNHH Đầu tư và xuất nhập khẩu An Hưng (địa chỉ đăng ký: Số 4C, ngõ 230 Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) nhập về Việt Nam. Qua kiểm tra, trị giá khai báo trên tờ hải quan nhập khẩu không đúng với số lượng cá tầm Trung Quốc nhập về. Tang vật vi phạm được định giá lên đến 4.000 kg cá tầm Trung Quốc trị giá 413.947.200 đồng.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 9.


"Theo Thông tư của Bộ NN&PTNT, cá tầm là sản phẩm nông nghiệp thuộc mặt hàng miễn thuế nên thay vì buôn lậu như trước đây, doanh nghiệp đã cố tình sử dụng các thủ đoạn để qua mặt cơ quan chức năng", ông Nguyễn Hữu Minh, Chi cục Phó Hải quan CK Hữu nghị cho biết thêm.

Trong khi đó, theo lãnh đạo Chi cục Hải quan Lào Cai, đơn vị này cũng nhiều lần bắt giữ các lô hàng cá tầm Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Do cá tầm Việt Nam và cá tầm Trung Quốc khó phân biệt bằng mắt thường nên từng có tình trạng một số tiểu thương nhập cá tầm giá rẻ của Trung Quốc về rồi thả xuống các hồ nuôi cá tầm ở Việt Nam để "rửa nguồn" sau đó đưa đi tiêu thụ.

Các số liệu từ cơ quan chức năng cung cấp cũng cho thấy, doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ lớn trong nhiều năm qua là Công ty TNHH Thủy sản Sỹ Hưng và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy hải sản Thanh Tú (cùng địa chỉ đăng ký ở số 1, ngõ 562 đường Lĩnh Nam, tổ 19, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đều do bà Nguyễn Thị Thư là đại diện pháp luật).

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 10.

Dù được đánh giá cao về chất lượng dinh dưỡng cũng như hương vị khi chế biến, nhưng cá tầm Việt Nam gặp khó khăn khi trạnh tranh về giá với cá tầm Trung Quốc.

Một tiểu thương là khách nhập cá tầm Trung Quốc của doanh nghiệp nói trên cho biết, bà Nguyễn Thị Thư chỉ bán buôn cho các thương lái lớn. Thông thường, một tuần, các công ty của bà Thư có khoảng 10 - 12 xe chở cá tầm với số lượng khoảng 40 – 50 tấn đưa đi tiêu thụ tại chợ đầu mối thủy sản Bình Điền (TP Hồ Chí Minh) và các tỉnh lân cận phía Nam. 

Tại thị trường miền Bắc, công ty này cung cấp chính cho chợ đầu mối thủy sản Yên Sở (Hà Nội) và xe chở cá tầm Trung Quốc đưa đi các tỉnh dọc miền Trung (Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh)… Theo ước tính thời điểm cuối năm, mỗi tuần công ty của bà Thư cung cấp ra thị trường cả nước khoảng 80 - 100 tấn cá tầm Trung Quốc với giá rẻ khoảng từ 115.000 đến 145.000 đồng/kg.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 11.

Theo báo cáo của Hiệp hội Cá nước lạnh, năm 2015, doanh nghiệp cá tầm trong nước cung ứng ra thị trường được 1.123 tấn cá tầm. Nhờ sự đầu tư và phát triển, đến năm 2020 sản lượng đã tăng lên 3.170 tấn cá tầm, trong đó lớn nhất là Tập đoàn Cá tầm Việt Nam (với sản lượng khoảng 1.700 tấn).

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 12.

Nhiều trang trại cá tầm "đìu hiu" khi không thể cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc,

Việc phát triển mô hình chăn nuôi cá tầm trong nước đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Phần lớn vùng nuôi nằm ở vùng sâu xa, nơi có nguồn nước chảy sạch lạnh hoặc vùng hồ thuỷ điện núi cao, đời sống bà con khó khăn. Việc mở ngành nuôi cá tầm đã đóng góp nhiều cho việc an sinh xã hội và phát triển kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên hiện nay, các địa phương sản xuất cá nước lạnh có quy mô như Lâm Đồng, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái... gặp thách thức từ cá tầm Trung Quốc là đặc biệt lớn.

Trước hết là thách thức về chất lượng con giống cũng là vấn đề được xem là nghiêm trọng đối với nghề nuôi cá nước lạnh hiện nay. Vấn đề là ở chỗ, trứng cá nhập khẩu từ các nước Âu, Mỹ thường đảm bảo chất lượng cũng như kiểm dịch thú y rất chuẩn mực. Chất lượng trứng như vậy thường tương ứng với giá thành cao nên con giống sản xuất ra cũng có giá cao. 

Trong lúc đó, các nhà cung cấp trứng, giống từ Trung Quốc gần kề luôn đưa ra giá thấp hơn 20-35%. Lẽ đương nhiên, phần lớn người nuôi nhỏ lẻ, thậm chí nhiều doanh nghiệp vì lợi ích ngắn hạn đã chấp nhận mua trứng, con giống từ Trung Quốc mà bỏ qua kiểm định chất lượng cũng như các tiêu chuẩn kiểm dịch. Điều này sẽ gây hậu quả cho người nuôi và rõ ràng là thách thức lớn đối với hiện tại và tương lai trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 13.

Nguy cơ phá sản hiển hiện ngay trước mắt với những khó khăn bủa vây các doanh nghiệp nuôi cá tầm.

Thách thức thứ hai là hiện nay cá tầm Việt Nam chất lượng cao giá cao đang phải cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc chất lượng thấp, giá thấp. Thực tế, Trung Quốc xuất khẩu (bằng con đường tiểu ngạch) sang Việt Nam cá tầm có giá chỉ bằng 50-75% giá cá tại trang trại của Việt Nam. Trong sâu xa, chưa ai giải thích được vì sao giá cá tầm Trung Quốc lại thấp như vậy. Nhưng ai cũng nhận thấy chất lượng cá tầm Trung Quốc thấp (so sánh mùi vị, firmility…). Về cá tầm thương phẩm, theo cơ quan chuyên môn tỉnh Lâm Đồng, khó cạnh trạnh với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, có sự trà trộn giữa sản phẩm sản xuất trong nước nước và sản phẩm nhập lậu qua đường mòn, lối mở.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 14.

Dù có cơ sở vật chất và điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề nuôi cá tầm, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh do cá tầm Trung Quốc bán quá rẻ...

Dưới sức ép của cá tầm Trung Quốc nhập khẩu, một số trang trại nuôi cá tầm ở Bắc Giang, Điện Biên, Thái Nguyên, Cao Bằng đang đứng bên bờ vực phá sản; một số trang trại phải chuyển đổi mô hình, chuyển sang nuôi giống cá khác để giữ công ăn việc làm cho lao động.

Đại diện một trang trại nuôi cá tầm của Việt Nam cho biết: "Hiện tại cá tầm Việt Nam đang bán giá trên 200.000 đồng/kg, tuy nhiên do cá tầm Trung Quốc quá rẻ nên một số doanh nghiệp chấp nhận bán lỗ vốn, phải hạ xuống 120.000 – 150.000 đồng/kg để cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 15.

Cuộc họp giữa UBND tỉnh Lâm Đồng, cơ quan chức năng và Hiệp hội phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng tìm giải pháp "cứu" cá tầm Việt

Trước năm 2014, cá tầm Trung Quốc chưa nhập về, việc nuôi cá tầm trong nước bước đầu cho hiệu quả. Tuy nhiên từ năm 2014, cá tầm Trung Quốc đưa về Việt Nam mà giá bán rất thấp, nhiều trang trại cá tầm Việt Nam không thể cạnh tranh nổi, buộc phải tạm ngưng, chờ tìm kiếm liên kết đầu ra ổn định sẽ quay lại nuôi. Hồ nuôi buộc phải bỏ trống, tiền đầu tư cơ sở hạ tầng để nuôi cá tầm vẫn chưa thu lại được. Do vậy doanh nghiệp cá tầm Việt Nam mong muốn Nhà nước phải có phương án bảo hộ cá tầm Việt Nam, tạo công bằng thị trường".

Hiệp hội Cá nước lạnh cũng nêu vấn đề: Hiện nay, cá tầm nuôi tại Việt Nam chủ yếu là 4 loài cá tầm: Cá tầm Beluga (Huso huso), Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm Xi-bê-ri (Acipenser baerii), cá tầm slelert (Acipenser ruthenus). Đây là những loài đã được bộ NN&PTNT đưa vào danh mục sản xuất thông thường, được kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc từ cơ quan Cites Việt Nam và các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Theo quy định hiện hành thì nhập khẩu cá sống làm thực phẩm không có trong danh mục được sản xuất thông thường phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành. Trong khi đó, theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản thì chưa cấp phép nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm ngoài danh mục được sản xuất thông thường.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 16.

Cá tầm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam một cách dễ dàng.

Hiện Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh đang họp bàn với giới chuyên gia để gửi công văn đến Quốc hội, Chính phủ và các Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài Chính về vấn đề nhập khẩu cá tầm Trung Quốc làm ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp trong nước cũng như tiềm ẩn nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Trước đó, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đã lấy mẫu cá tầm Trung Quốc nhập lậu để kiểm tra. Kết quả cho thấy 1/10 mẫu cá tầm nhiễm chất kháng sinh cấm Malachite Green.

Một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu độc tố Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, Malachite Green có biểu hiện gây ung thư và có thể gây đột biến trong cơ thể các loài động vật. Nhưng để giảm giá thành nuôi trồng thủy sản, người nông dân thường dùng thức ăn giá rẻ, thức ăn tự chế. Do tính chất nguy hại của Malachite Green với sức khỏe, nó đã bị cấm và kiểm soát rất chặt trong sản xuất thủy sản.

Nhằm mong muốn được cạnh tranh sòng phẳng với cá tầm Trung Quốc ngay trên "sân nhà", Hiệp hội Cá nước lạnh kiến nghị cơ quan chức năng đối với cá tầm thương phẩm nhập khẩu cần kiểm soát chặt chẽ trình tự, thủ tục, hồ sơ pháp lý và thành phần loài cá tầm; Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các lô cá tầm nhập khẩu theo quy định, hạn chế các chất cấm để đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp trong nước “khóc ròng” vì cá tầm Trung Quốc bán… quá rẻ - Ảnh 17.

Các trang trại nuôi cá tầm ở Việt Nam vẫn đang chờ một giải pháp gỡ khó từ cơ quan chức năng,

Đối với trứng cá tầm nhập làm giống cần kiểm tra việc thực hiện hồ sơ nhập khẩu theo quy định và thành phần loài, chất lượng con giống nhập khẩu theo quy định để đảm bảo chất lượng con giống cho người nuôi và tránh lây lan bệnh tật, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất giống trong nước hoàn thiện quy trình, tổ chức sản xuất giống đảm bảo con giống cho người nuôi.

Một số chủ trang trại nuôi cá tầm cũng bày tỏ, thực tế có rất nhiều thương lái, tiểu thương, thậm chí các nhà hàng nhập cá tầm lai của Trung Quốc giá rẻ nhưng khi bán lại giới thiệu là cá tầm Việt Nam. Do vậy cần phải rõ ràng về nguồn xuất xứ để người tiêu dùng biết và lựa chọn. Ví dụ cá tầm Trung Quốc khi nhập về Việt Nam phải gắn tem ở đuôi là cá tầm Trung Quốc. 2 con cá khác nhau về con giống, chăn nuôi, chất lượng nên việc gắn tem nhận dạng là rất cần thiết.


Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, nhưng đây là một sự hiểu lầm lớn

Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, nhưng đây là một sự hiểu lầm lớn

Bảo vệ người tiêu dùng - 11 giờ trước

Mùa hè đến rồi, nhiệt độ hầu như ngày nào cũng trên 30 độ C. Tôi thực sự muốn bật điều hòa 24/24.

Tiểu thương Hà Nội lợi dụng 'nhà không số, phố không tên', ngang nhiên kinh doanh cánh gà nhiều 'không'

Tiểu thương Hà Nội lợi dụng 'nhà không số, phố không tên', ngang nhiên kinh doanh cánh gà nhiều 'không'

Bảo vệ người tiêu dùng - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/5, Công an quận Tây Hồ cho biết, 2 cơ sở kinh doanh đã lợi dụng những căn "nhà không số" ở khu vực ngoài đê sông Hồng, thuộc địa bàn phường Tứ Liên để kinh doanh cánh gà không rõ nguồn gốc.

Giá vé máy bay nội địa tăng cao, ngành du lịch 'chịu trận'

Giá vé máy bay nội địa tăng cao, ngành du lịch 'chịu trận'

Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trước

Theo chuyên gia kinh tế, giá vé máy bay nội địa ngày càng đắt đỏ dễ khiến khách đi nước ngoài ngày càng nhiều, du lịch trong nước gặp khó khăn.

Loại quả mọc dại giờ được giới sành ăn lùng mua, giá bán 120.000 đồng/kg vẫn ‘cháy hàng’

Loại quả mọc dại giờ được giới sành ăn lùng mua, giá bán 120.000 đồng/kg vẫn ‘cháy hàng’

Giá cả thị trường - 15 giờ trước

GĐXH - Quả nho rừng có màu đen, vỏ dày, quả tròn hiện được giới nội trợ Hà thành săn lùng khắp các chợ mạng, hiện nay chúng được đăng bán với giá khoảng 120.000 đồng/kg.

Luật Nhà ở 2023: Thời hạn sử dụng chung cư được xác định như thế nào?

Luật Nhà ở 2023: Thời hạn sử dụng chung cư được xác định như thế nào?

Sản phẩm - Dịch vụ - 20 giờ trước

GĐXH - Điều 58 Luật Nhà ở 2023 đã quy định rất rõ về thời hạn sử dụng nhà chung cư. Từ 01/01/2025, Luật Nhà ở 2023 bắt đầu chính thức có hiệu lực.

Đất 'sổ đỏ' Hà Nội chỉ hơn 20 triệu/m2, nơi xa lắc vẫn 'hét' giá 50 triệu/m2

Đất 'sổ đỏ' Hà Nội chỉ hơn 20 triệu/m2, nơi xa lắc vẫn 'hét' giá 50 triệu/m2

Giá cả thị trường - 23 giờ trước

Giá đất ở một số xã của huyện Thanh Trì chỉ từ 20-30 triệu đồng/m2. Trong khi, các xã ở huyện Mê Linh, giá đất có nơi lên đến 50-70 triệu đồng/m2.

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Giá căn hộ chung cư cũ Hà Nội liên tục tăng từ đầu năm nay, lượng quan tâm đạt đỉnh vào tháng 3.

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Trưa hè nắng như đổ lửa, những người phụ nữ miền biển ở Hà Tĩnh vẫn cặm cụi gõ “cóc cóc cóc” vào bãi đá, miệt mài mưu sinh với nghề đục hàu.

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Đầu năm 2024, thị trường bất động sản sôi động trở lại. Khác với phân khúc chung cư tăng nhanh giảm nhanh, phân khúc biệt thự, liền kề có sức mua ổn định.

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay 18/5/2024 trên thị trường thế giới tăng vượt mốc 2.414 USD/ounce, kéo giá vàng miếng SJC tăng 400.000 đồng mỗi lượng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Top