Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Chủ nhật, 17:48 14/04/2024 | Dân số và phát triển

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người mắc bệnh lậu

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do Neisseria Gonorrhoeae gây ra. BS. Nguyễn Thị Tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục gặp ở cả nam và nữ, có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục ngoài như hậu môn, trực tràng và đặc biệt là họng miệng. Đây là một bệnh lây nhiễm phổ biến ở người trong độ tuổi quan hệ tình dục trong đó có thanh, thiếu niên từ 15-24 tuổi.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh lậu. Dinh dưỡng tốt trong quá trình điều trị có lợi ích sau:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại vi khuẩn gây bệnh lậu. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn hiệu quả hơn.
  • Thúc đẩy quá trình hồi phục: Bệnh lậu có thể gây ra các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu, chảy mủ, viêm nhiễm,... Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể mau chóng phục hồi, giảm bớt các triệu chứng và cải thiện sức khỏe.

Chế độ ăn uống lành mạnh rất hữu ích trong quá trình điều trị bệnh lậu. Mặc dù một số loại thực phẩm có ích, giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho quá trình điều trị bệnh lậu nhưng điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân.

2. Các dưỡng chất cần thiết với người mắc bệnh lậu

Vitamin tổng hợp và khoáng chất

Ngoài việc có một chế độ ăn uống lành mạnh, việc bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất có hàm lượng cao có thể giúp đảm bảo hệ thống miễn dịch của người mắc bệnh lậu nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì mạnh mẽ và hiệu quả nhất có thể, đặc biệt là khi đối phó với nhiễm trùng.

Để có kết quả tốt nhất, khi bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất cần chú ý đến hàm lượng kẽm, được cho là quan trọng đối với chức năng miễn dịch cũng như vitamin D.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?- Ảnh 2.

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho người mắc bệnh lậu theo chỉ định của bác sĩ.

Vitamin B và C

Cả hai loại vitamin này đều hỗ trợ hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Mặc dù thực tế là chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn có thể bị thiếu hụt. Để đảm bảo rằng bạn đang nhận được lượng vitamin B và C mà hệ thống miễn dịch cần, cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung phức hợp B, viatmin C chất lượng cao. Hoặc nhận được cả hai chất dinh dưỡng ở mức tốt trong công thức vitamin tổng hợp và khoáng chất chất lượng.

Vitamin B-complex giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt nếu bạn bị nhiễm virus HPV.

Bổ sung men vi sinh

Bổ sung men vi sinh (có chứa Lactobacillus acidophilus), 5 đến 10 tỷ CFU (đơn vị hình thành khuẩn lạc) mỗi ngày. Dùng kháng sinh để điều trị STD có thể làm mất cân bằng vi khuẩn trong ruột và gây tiêu chảy. Probiotic hay vi khuẩn "thân thiện" giúp khôi phục lại sự cân bằng. Vi khuẩn sống có sẵn ở dạng bổ sung nhưng bạn cũng có thể thêm những thực phẩm và đồ uống này vào chế độ ăn uống của mình, chẳng hạn như dưa cải bắp, sữa chua sống, kefir và kombucha.

Những người mắc bệnh tự miễn như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp, những người dùng thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch hoặc có hệ thống miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng nên hỏi bác sĩ trước khi dùng men vi sinh.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?- Ảnh 3.

Bổ sung men vi sinh. Ảnh minh họa.

Nước ép quả cơm cháy

Một chất bổ sung khác cũng hữu ích cho sức khỏe miễn dịch là chiết xuất quả cơm cháy vì nó chứa chất chống oxy hóa mạnh gọi là anthocyanin. Có bằng chứng cho thấy chiết xuất quả cơm cháy đen làm tăng sản xuất các chất truyền tin hóa học của cơ thể trong hệ thống miễn dịch gọi là cytokine, cho thấy nó có chức năng hỗ trợ miễn dịch.

3. Một số thực phẩm người bệnh lậu nên ăn

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh lậu. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ:

Uống nhiều nước: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể bài tiết vi khuẩn ra ngoài qua đường niệu. Nên uống nước lọc, nước trái cây tươi, canh rau,...

Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị. Nên ăn nhiều loại rau xanh như: rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,... và trái cây như: cam, bưởi, kiwi,...

Những loại quả nhiều nước như táo, quả mọng, dưa hấu và nho sẽ giúp tăng mức chất lỏng trong cơ thể. Rau bổ dưỡng và chứa nhiều nước, rất tốt cho chế độ ăn khi đang điều trị bệnh lậu.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?- Ảnh 4.

Rau xanh và trái cây tốt cho sức khỏe người đang điều trị bệnh lậu.

Ăn thực phẩm giàu protein: Protein giúp cơ thể phục hồi và tái tạo tế bào. Nên ăn các thực phẩm giàu protein như: thịt nạc, cá, trứng, sữa,...

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại vi khuẩn. Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, bưởi, kiwi, ớt chuông,...

Nước cơm, ngũ cốc, yến mạch: Người mắc bệnh lậu nên bổ sung nhiều sản phẩm ngũ cốc ít béo trong chế độ ăn có chứa nhiều nước hơn như nước cơm, cháo, súp. Ví dụ về các loại thực phẩm này bao gồm lúa mạch, yến mạch…

Thảo mộc: Việc sử dụng các loại thảo mộc là một phương pháp lâu đời để bồi bổ cơ thể và điều trị bệnh tật. Tuy nhiên, các loại thảo mộc có thể gây ra tác dụng phụ và có thể tương tác với các loại thảo mộc, chất bổ sung hoặc thuốc khác. Vì những lý do này, người bệnh lậu nên cẩn thận, chỉ dùng thảo dược dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Nghệ: Nghệ có khả năng chống vi khuẩn độc đáo, tính linh hoạt của nó được thể hiện rõ ở khả năng giảm viêm, chống lại các gốc tự do, tăng cường khả năng miễn dịch và giải độc các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, nghệ cũng là một chất kháng khuẩn mạnh nhờ một hợp chất gọi là curcumin mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giúp giảm viêm khớp và giảm đau nói chung. Nếu bạn bị sưng đau quanh bộ phận sinh dục do STI, hãy thử một số công thức nấu ăn với nghệ.

Mật ong thô hoặc hữu cơ: Chứa nhiều hydrogen peroxide, methylglyoxal và peptide bee defensin, mật ong có độ pH thấp và đặc tính kháng khuẩn. Một loại enzyme gọi là glucose oxidase trong mật ong có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn.

Bắp cải: Loại rau này là một loại thực phẩm có khả năng giải độc mạnh mẽ với các đặc tính kháng khuẩn tốt cho gan, bàng quang và ruột kết, đặc biệt nếu bạn đang đối mặt với virus HPV. Một số nghiên cứu cho thấy bắp cải có thể ức chế sự phát triển của ung thư vì vậy loại rau lá này có lợi cho hệ thống miễn dịch.

Dầu dừa: Dầu dừa không chỉ tốt cho việc dưỡng ẩm cho tóc và da. Dầu dừa có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả, đồng thời nó chứa một loại acid béo gọi là acid lauric, giúp chống nhiễm trùng nấm men.

Nước ép nam việt quất: Chứa đặc tính kháng khuẩn, quả nam việt quất có tác dụng phòng ngừa tự nhiên các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh viêm vùng chậu.

Neem (xoan Ấn Độ): Một số nghiên cứu đã thúc đẩy việc sử dụng neem như một chất diệt khuẩn, diệt vi khuẩn và thuốc trừ sâu tự nhiên. Neem cũng được biết đến với đặc tính kích thích miễn dịch đối với hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào lympho. Vì vậy, việc đưa neem vào chế độ chăm sóc sức khỏe cải thiện việc sản xuất kháng thể và khả năng chống lại nhiễm trùng của tế bào.

4. Thực phẩm người bệnh lậu nên tránh

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?- Ảnh 5.

Người mắc bệnh lậu nên tránh thực phẩm chiên rán.

Hạn chế thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng có thể làm tăng kích ứng niệu đạo, khiến các triệu chứng bệnh lậu thêm trầm trọng. Loại bỏ thực phẩm cay như gia vị, ớt cay và các món ăn có tính nóng giúp ngăn ngừa kích ứng và viêm. Nên hạn chế ăn ớt, tiêu, tỏi, gừng,...

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ: Đồ ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và làm giảm hiệu quả điều trị. Một cách tự nhiên khác để đối phó với bệnh lậu là giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của một người càng nhiều càng tốt. Tránh thực phẩm chiên ngập dầu, thực phẩm nướng, các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo, nguồn thịt béo hoặc bất kỳ chất béo bão hòa bổ sung nào như bơ hoặc phô mai. Nên hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ xào...

Tránh thực phẩm và đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo.

Tránh bia rượu và chất kích thích: Rượu, thuốc lá, trà, cà phê hoặc đồ uống có chứa caffeine là gây kích ứng bàng quang, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và đau ở bàng quang. Bia rượu và chất kích thích có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và làm tăng nguy cơ biến chứng. Nên tuyệt đối tránh bia rượu, thuốc lá, ma túy,...

Ngoài ra, người mắc bệnh lậu cần nhớ các hướng dẫn sau:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức.
  • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi được điều trị khỏi hoàn toàn.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho người khác.

Điều trị theo chỉ định của bác sĩ là quan trọng nhất khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) như bệnh lậu. Việc sử dụng thực phẩm và thảo dược hàng ngày nhằm việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên để chống lại nhiễm trùng, tuy nhiên điều quan trọng là người mắc bệnh lậu nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Lưu ý:

Nên ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày để dễ tiêu hóa.

Ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa.

Thuỳ Vân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Top