Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mang 'bắp ngô' đi thẩm định báu vật, bị chuyên gia liên tục chê bai, ông lão tức lên bật thốt: Có biết tôi là ai không?

Thứ tư, 12:26 31/01/2024 | Chuyện đó đây

Thấy các chuyên gia liên tục lắc đầu từ chối, ông lão đã tiết lộ sự thật về "bắp ngô" và lý do mà ông tham gia chương trình.

Trên thị trường đồ cổ, thật giả lẫn lộn, có rất nhiều người buôn bán hàng giả với giá trên trời hòng chuộc lợi bất chính. Không phải ai cũng có năng lực nhận biết bảo vật nên nhiều người đã chịu cảnh tiền mất tật mang mà không biết phải làm thế nào. 

Từ đó, đài truyền hình Trung Quốc CCTV đã thực hiện một chương trình chương trình chuyên thẩm định và nhận dạng kho báu. Mọi người có thể liên hệ tới chương trình để mang vật phẩm tới đây, cung cấp giấy tờ sở hữu có liên quan, sau đó các chuyên gia sẽ sử dụng kinh nghiệm cá nhân để đánh giá xem đó có phải một bảo vật thực sự hay không. Rất nhiều "khó báu" có giá trị khổng lồ đã được phát hiện thông qua chương trình này.

Mang 'bắp ngô' đi thẩm định báu vật, bị chuyên gia liên tục chê bai, ông lão tức lên bật thốt: Có biết tôi là ai không? - Ảnh 1.

Cách đây một thời gian, trên chương trình, một cụ ông đã mang một vật sưu tầm giống như bắp ngô lên sân khấu. Ông hy vọng đây chính là một kho báu trân quý trong bộ sưu tập cá nhân của mình.

Các chuyên gia đã kiểm tra vật phẩm một cách nghiêm túc, sau đó cho biết, vật này là đồ giả, không có giá trị sưu tầm cao cũng như không có dấu ấn lịch sử. Tuy nhiên, cụ ông lại nói rằng mình đã mua món đồ này từ người khác với giá 6.000 NDT (hơn 20 triệu đồng). Khán giả không tin vật này đáng giá đến vậy, đồng thời cho rằng cụ ông đã bị lừa.

Nghe vậy cụ ông liền đanh mặt, hỏi lại các chuyên gia: "Các vị có biết tôi là ai không?"

Câu nói này đã khiến cả trường quay im phăng phắc. Khán giả kinh ngạc, tự nhủ trong lòng: Liệu món đồ này có phải là vật quý giá liên thành? Cụ ông này có phải là một nhà sưu tầm đồ cổ có tiếng với nhiều năm kinh nghiệm? Hay món đồ này là vật gia truyền từ đời này qua đời khác? 

Mọi người bắt đầu lo lắng về kết quả giám định vừa rồi, thậm chí cả chuyên gia cũng không tránh được băn khoăn và hoài nghi về quá trình kiểm tra của mình. Cuối cùng, chuyên gia quyết định, nếu cụ ông vẫn khăng khăng cho rằng món đồ này quý hiếm thì họ sẽ tiến hành thẩm định sâu hơn bằng các phương pháp khoa học kỹ thuật.

Mang 'bắp ngô' đi thẩm định báu vật, bị chuyên gia liên tục chê bai, ông lão tức lên bật thốt: Có biết tôi là ai không? - Ảnh 2.

Trong lần này, các chuyên gia bất ngờ khi nhận ra rằng "bắp ngô" không phải là ngô thường, nó là một nghiên mực được làm hình bắp ngô.

Sau khi được sự đồng ý của cụ ông, các chuyên gia đổ nước vào "bắp ngô", kết quả là nước đã chảy ra từ kẽ hở của "hạt ngô", chứng minh rằng đây thực sự là một món đồ thủ công được chế tác tinh tế.

Cuối cùng, các chuyên gia đã đồng ý rằng: Sản phẩm rất đẹp, có giá trị về mặt thủ công, nhưng kỹ thuật và tay nghề không phù hợp với thẩm mỹ của người xưa. Do đó, "bắp ngô" của cụ ông không phải là cổ vật, khả năng cao là sản phẩm của thời hiện đại.

Sau khi nghe được kết quả thẩm định từ chuyên gia, cụ ông mới cười và nói ra sự thật về "bắp ngô" và lý do ông tham gia chương trình.

Hóa ra, cụ ông không hề bỏ ra hơn 6.000 NDT mua "bắp ngô" như lời đã nói trước đó. Trước khi tham gia chương trình, ông cũng đã biết món đồ này không phải là cổ vật, giá trị bình thường. Bởi vì "bắp ngô" là vật do chính tay ông tự làm, và ông chính là nghệ nhân làm thủ công chuyên nghiệp.

Đến đây, nhiều khán giả và chuyên gia ngỡ ngàng, không thể tin được trường hợp này lại xảy ra tại chương trình giám định cổ vật. Dù sao mục đích ban đầu của chương trình này là giúp mọi người phân biệt thật giả của vật phẩm. Việc làm của cụ ông bị người xem là "trò quậy phá chương trình". Hơn nữa, ông còn nhiều lần cung cấp thông tin sai sự thật, khiến người tại trường quay không biết đâu là giả, đâu là thật.

Cuối cùng, cụ ông tiết lộ, mục đích tham gia chương trình là muốn xem chuyên gia đánh giá ra sao về sản phẩm của mình, tay nghề "có thể qua mắt được chuyên gia dày dạn kinh nghiệm hay không".

Qua sự việc lần này, các chuyên gia đưa ra lời nhắc nhở rằng hiện tại thị trường đồ cổ ở Trung Quốc phát triển mạnh, nhưng đã gọi là cổ vật thì món đồ phải mang theo dấu ấn thời gian của lịch sử. Phân biệt một vật có phải đồ cổ hay không là chuyện không dễ dàng. Những nhà sưu tầm cá nhân cần hết sức cẩn trọng để không gặp phải những sản phẩm làm nhái, bắt chước hoặc mô phỏng tương tự về hình dáng, nhưng không có bất cứ giá trị văn hóa, lịch sử nào.

*Nguồn: Sohu

Thùy Linh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thần đồng thủ khoa đại học năm 15 tuổi: Cuộc đời là chuỗi bi kịch, bức di thư để lại nhiều suy ngẫm

Thần đồng thủ khoa đại học năm 15 tuổi: Cuộc đời là chuỗi bi kịch, bức di thư để lại nhiều suy ngẫm

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

GĐXH - Trở thành thủ khoa đại học ở tuổi 15, Hải Tử được mệnh danh là thần đồng. Tuy nhiên, cuộc đời anh là một chuỗi bi kịch.

Cây gỗ dài 22m, nặng 60 tấn được phát hiện dưới sông: Giá trị ước tính hơn 10 tỷ đồng khiến cảnh sát phải phong tỏa hiện trường

Cây gỗ dài 22m, nặng 60 tấn được phát hiện dưới sông: Giá trị ước tính hơn 10 tỷ đồng khiến cảnh sát phải phong tỏa hiện trường

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Sau cơn lũ quét, một thị trấn ở Trung Quốc phát hiện cây gỗ quý giá nằm dưới sông.

Cụ bà 71 tuổi đẹp ngỡ ngàng tựa thiếu nữ, phong cách thời thượng giới trẻ cũng kém xa

Cụ bà 71 tuổi đẹp ngỡ ngàng tựa thiếu nữ, phong cách thời thượng giới trẻ cũng kém xa

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Dù đã 71 tuổi nhưng bà Anh Tử vẫn mang một dáng vẻ trẻ trung khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Bí ẩn về những đồ tùy táng bằng vàng ròng bên trong cổ mộ nghìn năm tuổi tại Trung Quốc!

Bí ẩn về những đồ tùy táng bằng vàng ròng bên trong cổ mộ nghìn năm tuổi tại Trung Quốc!

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Vào năm 2014, khi chính quyền thành phố Tuân Nghĩa của tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đang chuẩn bị biến hồ Dương Gia thành một hồ chứa lớn, trong quá trình khảo sát, họ thực sự đã phát hiện ra một ngôi mộ nghìn năm tuổi, điều bí ẩn là những đồ tùy táng, thậm chí là cả quan tài cũng được làm bằng vàng ròng.

Thấy chó cưng sủa ầm ĩ, người phụ nữ ra vườn sau kiểm tra thì đứng hình với cảnh tượng trước mắt

Thấy chó cưng sủa ầm ĩ, người phụ nữ ra vườn sau kiểm tra thì đứng hình với cảnh tượng trước mắt

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Ban đầu, người phụ nữ chỉ nghĩ có lẽ vài con sóc ghé thăm khu vườn của mình, nhưng thứ trước mắt khiến bà lạnh toát người.

Kho báu trị giá 20 tỷ USD sắp được trục vớt từ xác chiến hạm cổ: Vô số vàng bạc, đá quý trở thành mục tiêu tranh chấp xuyên quốc gia

Kho báu trị giá 20 tỷ USD sắp được trục vớt từ xác chiến hạm cổ: Vô số vàng bạc, đá quý trở thành mục tiêu tranh chấp xuyên quốc gia

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Một chiến hạm đắm từ thế kỉ 18 đã trở thành mục tiêu thám hiểm của giới khảo cổ và các chuyên gia hàng hải.

Theo dõi 4 người sử dụng cùng lúc 1.835 điện thoại hoạt động ngày đêm, cảnh sát phát hiện hành vi bất thường trong căn phòng mở điều hoà 24/7

Theo dõi 4 người sử dụng cùng lúc 1.835 điện thoại hoạt động ngày đêm, cảnh sát phát hiện hành vi bất thường trong căn phòng mở điều hoà 24/7

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Một nhân viên kỹ thuật Trung Quốc đã phát hiện hàng nghìn điện thoại hoạt động bất thường trong căn phòng trọ, lập tức báo cảnh sát điều tra.

Nam sinh đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH, chưa kịp ăn mừng đã bị cảnh sát bắt giữ: Nguyên nhân khiến cha mẹ và giáo viên lặng người

Nam sinh đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH, chưa kịp ăn mừng đã bị cảnh sát bắt giữ: Nguyên nhân khiến cha mẹ và giáo viên lặng người

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Sự kỳ vọng quá mức của cha mẹ đã khiến nam sinh Trung Quốc này có hành động dại dột, đánh mất cả tương lai.

Đại dương đang xảy ra hiện tượng 'cháy rừng dưới nước': 'Nhân loại đang bị đe dọa mà chưa chắc chúng ta đã thực sự hiểu được'

Đại dương đang xảy ra hiện tượng 'cháy rừng dưới nước': 'Nhân loại đang bị đe dọa mà chưa chắc chúng ta đã thực sự hiểu được'

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

"Nhiệt độ trở nên ấm nóng đến mức vượt quá bình thường… nhân loại đang bị đe dọa ở mức độ mà tôi không chắc chúng ta có thực sự hiểu được hay không", giáo sư Hoegh-Guldberg nói.

Top