Nếp nhà trong bữa cơm của người Việt
GĐXH - Để kể câu chuyện ẩm thực Việt, chẳng cần dày công vẽ vời những thứ mỹ thực cao sang. Từ bữa cơm nhà truyền thống, người ta thấy gợi lên cả tâm hồn người Việt, bao thế hệ tiếp nối nhau giữ gìn nét đẹp văn hóa và con người.
Đi khắp dải đất hình chữ S, đâu đâu người ta cũng thấy dấu ấn của những phong vị ẩm thực đặc biệt, chuyên chở những giá trị văn hóa vùng miền. Một buổi chiều thu se lạnh, nhấm nháp chút cốm xanh thấy nhớ Hà Nội da diết. Bên dòng Thu Bồn êm ả, một tô cao lầu thơm ngon gợi cả ký ức Hội An. Giữa phố thị Sài Gòn tấp nập, tiếng kẻng từ xe hủ tíu gõ như kể câu chuyện của thành phố 300 năm tuổi.
Dẫu đa dạng, dẫu đặc trưng, đâu đó giữa các vùng miền vẫn có những điểm giao thoa của một nền ẩm thực Việt. Nếu phải lựa chọn một món ăn, một nếp nhà hương bếp để mở đầu một cuốn sách về ẩm thực Việt, có lẽ trọn vẹn nhất, ý nghĩa nhất là bữa cơm gia đình.
Thứ nhất, mâm cơm.
Dù bao năm trôi qua, phong cách nhà thay đổi, gian bếp cũng hiện đại hơn nhưng mâm cơm Việt luôn là hình tròn. Trong tín ngưỡng dân gian, hình tròn gợi nhắc tới sự vẹn nguyên, như mặt trăng, mặt trời, hình tượng bánh dày đã gắn liền với tâm thức người Việt. Hai tiếng "sum vầy" hay "quây quần" có ý nghĩa lớn lao với người Việt và chỉ bên mâm cơm hình tròn, người ta mới cảm nhận hết được tinh thần ấy. Hình tròn chẳng có điểm đầu, cũng không có điểm kết, như những giá trị truyền thống cứ tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bên mâm cơm hình tròn, không có ai bị bỏ lại trong những cuộc trò chuyện. Mâm cơm nhỏ, đủ để đựng vài chiếc chén đĩa, đủ để người nhà có thể lắng nghe nhau, đủ để những cánh tay vươn ra gắp cho nhau miếng ngon không bị chới với, đủ để những câu chuyện bên mâm cơm không phải lớn tiếng, gắt gỏng hay khó chịu.
Người Việt có thói quen bày biện tất cả món ăn cho vừa mâm hình tròn, bưng ra cùng một lúc thay vì dọn từng món như cách ăn uống của người phương Tây để thấy sự đề huề, no đủ. Và trong bữa cơm ba món đó, đặt ở giữa chiếc mâm tròn là bát nước mắm chấm màu cánh gián, sánh mịn, thêm vài lát ớt tươi dậy hương cả gian bếp.
Việc bố trí các món ăn có tính thẩm mỹ thường ít được chú ý mà cơ bản vẫn chú ý đến chất lượng, số lượng món ăn. Người ta thường khen “mâm cơm đầy tú ụ, thịt cá ê hề” chứ ít khi khen mâm cơm đẹp.
Tính thẩm mỹ chỉ được đầu tư khi gia đình làm mâm cỗ. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều gia đình không còn dùng mâm mà dùng bàn ăn. Tính thẩm mỹ cũng từng bước được chú trọng. Một điều đặc biệt nữa là mâm cơm gia đình người Việt tất cả các món đều được dọn ra cùng một lần, khác với một số nơi, dọn dần từng món.
Cách bày mâm cơm
Các món ăn bày biện trên mâm cũng không hề tùy tiện mà rất có quy tắc, các đĩa thịt, rau được xếp xen kẽ sao cho đẹp mắt hài hòa, những bát nước chấm nho nhỏ bày ở giữa, để ai cũng có thể tiện gắp, chấm đồ, mà không phải với, bắt chéo tay. Không để bát cà, bát dưa, những thức ăn kém giá trị trước mặt người cao tuổi, người trên. Hai bát canh không được đặt liền nhau…
Đặc biệt khi mời khách ăn cơm thì gia chủ sẽ ý tứ đặt món mặn gần phía người khách, hoặc món họ thích ăn, để họ dễ dàng gắp chọn. Hành động nhỏ này vừa thể hiện sự mến khách, cũng hàm ý khách cứ tự nhiên như người nhà.
Thứ hai, vị trí ngồi
Trong bữa ăn, vị trí ngồi là một nét ứng xử văn hóa rất quan trọng. Mâm cơm trong bữa ăn gia đình có hình tròn, tượng trưng tinh thần bình đẳng vì mỗi vị trí trên vòng tròn đều ngang nhau, không có chỗ trên, chỗ dưới, chỗ trước, chỗ sau.
Tuy nhiên, bên mâm cơm ấy vẫn có những vị trí trang trọng, thuận lợi khi ăn. Vì thế, khi ăn, những vị trí này thường được nhường cho ông, bà, cha mẹ… con cháu phải ngồi ở vị trí khác để xới cơm, phục vụ thức ăn. Vì vậy, tục ngữ Việt Nam có câu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.
Trong bữa ăn gia đình Việt Nam, người già và trẻ em thường được đặc biệt quan tâm. Khi xới bát cơm mời bố mẹ già, người con dâu trong nhà thường chọn phần cơm mềm, dẻo, không bao giờ đơm miếng cháy vào bát các cụ. Thậm chí ngày xưa, ông, bà và bố có khi còn được bố trí ngồi một mâm ở nhà trên, mẹ và các con, cháu ngồi mâm ở dưới nhà bếp.
Ngày nay nét đẹp ấy vẫn được giữ gìn. Ông bà, cha mẹ ngồi trên, anh chị em ngồi giữa, lẫn với trẻ con – có khi ông bà hay cha mẹ chiều chuộng, cho con bé cho cháu ngồi cạnh, vợ chồng ý tứ không ngồi bên nhau, cũng như nàng dâu và con gái thì giữ chân đầu nồi xới cơm cho cả nhà. Trẻ ngồi mâm với người lớn thì lấy đũa so cho mọi người đặt đầu đũa to hướng ra ngoài. Ðưa bát cơm vừa xới cho người vai trên thì phải đưa hai tay.
Thứ ba, lời mời
Trước và sau khi ăn, người Việt thường có “thủ tục” mời ăn, điều này thể hiện lễ giáo và sự kính trọng với người trên. Theo tục lệ xưa, khi ngồi vào mâm cơm, trước khi bưng bát, cầm đũa thì phải “mời cơm”, người ít tuổi mời những người nhiều tuổi hơn.
Sau khi mời xong rồi, người lớn tuổi nhất cầm chén lên thì những người khác mới cầm chén đũa của mình lên ăn. Và khi ăn xong lại mời, thường đại ý là: “Mời mọi người ăn ngon miệng, con (cháu) xin phép”. Gần như giống nhau về thủ tục mời nhưng mỗi vùng, miền lại có lời mời khác nhau, rất đa dạng. Vì thế, nhiều cô dâu mới về nhà chồng phải quan sát tập cho quen để “nhập gia tùy tục”.
Nét đẹp này vẫn còn được lưu giữ. Người lớn nhất trong nhà thường bắt đầu bằng câu “Cả nhà ăn cơm nào”; hay trong những dịp quan trọng thì chủ nhà trang trọng tuyên bố lý do; tiếp đó các thành viên trong gia đình lần lượt mời bậc cao tuổi trước, người trẻ mời cơm người lớn, theo thứ tự lớn nhất trong nhà. Tiếng mời cơm trong bữa ăn của người người Việt không đơn thuần là những lời mời vô thức; mà mang ý nghĩa răn dạy con cháu về lòng biết ơn, kính trọng người lớn và cũng là biết trân trọng hạt thóc người nông dân làm ra.
Thứ tư, nói năng trong bữa ăn
Bữa ăn của người Việt là dịp quan trọng để các thành viên trong gia đình tụ họp, trao đổi, thể hiện tình cảm. Vì vậy, rất nhiều kiến thức về đời sống, họ tộc, lễ nghĩa được ông, bà, cha, mẹ truyền dạy cho con cháu qua bữa cơm.
Nhiều tâm tình giữa các thành viên cũng được thể hiện tại bữa cơm. Chính vì vậy, nhiều người đến gần cuối cuộc đời vẫn nhớ lời dạy bảo, tâm sự của các thành viên trong gia đình qua các bữa cơm. Đây là một nét văn hóa rất đặc sắc. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ thì trong bữa ăn nên hạn chế nói để đảm bảo vệ sinh và việc hấp thu tốt thức ăn.
Mặt khác, trong bữa ăn gia đình phải tránh quở trách, nhắc nhở những khuyết điểm, không cãi nhau, không nên nói những chuyện gây sốc, nặng nề… mà chỉ nói về những chuyện vui vẻ, những dự định tương lai và thể hiện tình cảm quan tâm, chia sẻ, động viên với những thành viên khác trong gia đình.
Và đặc biệt không nên chê đồ ăn. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách; tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này tưởng chừng như đơn giản; mà lại cực kỳ có ý nghĩa trong việc giáo dục nhân cách con người. Bởi nó có thể không ngon với người này nhưng ngon với người khác; và dù gì món ăn đó cũng được làm nên từ công sức, tâm huyết của người chế biến nên chúng ta không ai có quyền phê phán hay chê bai.
Văn hóa ẩm thực trong bữa cơm của người Việt thể hiện thông qua cách giao tiếp; cư xử giữa các thành viên trong gia đình. Trải qua nhiều biến động về lịch sử, kinh tế, xã hội nhưng ý nghĩa của bữa cơm gia đình vẫn giữ nguyên giá trị tinh thần; và là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt.
Thứ năm, tốc độ ăn, uống
Trong bữa cơm, người Việt không ăn quá nhanh hoặc quá chậm, không ngồi quá lâu và ăn quá nhiều hoặc quá ít, không ăn hết nhẵn hoặc bỏ dở. Khác với người phương Tây, người Việt thường không ăn hết món ăn mà thường để lại miếng “lịch sự”. Vì vậy, trong dân gian Việt Nam có câu: “Ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ”.
Thứ sáu, văn hóa dùng đũa
Tập quán dùng đũa đã khiến cho ở người Việt Nam hình thành cả một triết lý: triết lý đôi đũa. Đó là triết lý về tính cặp đôi và triết lý về tính số đông. Dân gian nói về triết lý cặp đôi rất hay như: “Vợ chồng như đũa có đôi; Bây giờ chồng thấp vợ cao/ Như đôi đũa lệch so sao cho vừa”… và ở thời Lê, bẻ gãy đôi đũa là dấu hiệu ly hôn.
Thứ đến là triết lý về tính số đông. Bó đũa là biểu tượng của sự đoàn kết, của tính cộng đồng. “Vơ đũa cả nắm” là nói đến thói cào bằng xô bồ, tốt xấu không phân biệt… “Bó đũa chọn cột cờ” nói về việc chọn người nổi trội nhất trong đám đông...
Văn hóa dùng đũa của người Việt rất kỵ đũa lệch. Khi gắp thức ăn cho người khác phải trở đầu đũa hoặc có một đôi đũa dùng chung. Việc tập dùng đũa làm sao cho đẹp, cho khéo, gắp thức ăn, và cơm làm sao tránh rơi rớt, tạo tiếng kêu cũng là một chỉ dấu của giáo dục văn hóa gia đình.
Thứ bảy, đồ uống trong và sau bữa ăn
Không phong phú các đồ uống trong và sau bữa ăn như một số dân tộc khác, người Việt thường chỉ uống rượu trong bữa ăn và uống chè xanh, trà sau bữa ăn.
Đối với rượu, các gia đình thường có rượu ngâm thuốc để phục vụ người già và trung niên và mỗi bữa ăn, mỗi người chỉ uống một vài chén theo phong cách uống thuốc bổ. Khi có món nhắm ngon, có thể uống hơn nhưng không quá đà. Còn uống sau bữa ăn có chè xanh, nước vối hoặc trà, tùy theo tập quán vùng miền. Con cháu thường phải mời ông, bà, cha mẹ uống sau khi ăn rồi mới đến lượt mình.
Thứ tám, tăm xỉa răng
Sau bữa cơm, người Việt bao giờ cũng dùng tăm xỉa răng. Đây là tập quán được giải thích từ nhiều cách khác nhau như: về mặt biểu tượng là thể hiện sự no đủ, hay chỉ dấu cho người đối diện thấy mình mới dùng bữa xong; hoặc cho rằng, xỉa răng là hậu quả của việc bỏ tục ăn trầu nhuộm răng của phụ nữ xưa…
Cách chọn chè tiết lộ cách bạn thể hiện mình ra sao
Ẩm thực 360 - 15 giờ trướcGĐXH - Thứ nguyên liệu bạn không thích ăn kèm chè 'bật mí' mức độ nổi tiếng của bạn trong đám đông, cũng như cách bạn thể hiện chính mình trong tập thể.
Thực đơn cơm nhà 3 món nhanh ngon cho những ngày cuối thu se lạnh
Ăn - 15 giờ trướcĐể bữa cơm nhà thêm ngon miệng, ấm cúng và đảm bảo chế biến nhanh thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn 3 món dễ làm, sử dụng nguyên liệu theo mùa dưới đây nhé!
Hình dáng chiếc bánh bạn chọn làm, dự đoán may mắn bạn sắp có
Ẩm thực 360 - 17 giờ trướcGĐXH - Hình dáng của chiếc bánh dự đoán may mắn bạn gặt hái được trong tương lai gần.
Chàng trai Tây làm phở Việt sấy khô cực độc lạ, dân tình người ngỡ ngàng, người 'khóc thét'
Ăn - 19 giờ trướcKhông chỉ gây sốt với cách làm phở Việt sấy khô độc lạ, mà đoạn clip còn khiến cộng đồng mạng còn không ngừng tò mò về thành quả cuối cùng của món ăn này.
Mua cà chua núm 5 hay 6 cánh và cách khử độc cho cà chua bị ép chín bằng hóa chất đơn giản nhất
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Cà chua tươi chín tự nhiên bổ dưỡng, nhưng loại núm có 5 hay 6 cánh mới ngon, làm sao nhận biết cà chua bị ép chín bằng hóa chất và cách khử độc đơn giản nhất là gì?
Phần thịt lợn 'quý như nhân sâm' nhưng có rất ít, nếu gặp được nên mua ngay
Ăn - 1 ngày trướcThịt lợn từ lâu đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết tới phần thịt ngon, có số lượng rất ít này.
Cách bạn chọn món bánh yêu thích sẽ tiết lộ bạn là người sợ thị phi hay không
Ẩm thực 360 - 1 ngày trướcGĐXH - Món bánh yêu thích cho biết bạn là người sợ 'búa rìu dư luận', sống vì cộng đồng, hay là kẻ 'mặc kệ thị phi', sống theo chủ nghĩa cá nhân.
Bỏ túi công thức làm 5 món nộm ngon, ăn hoài không chán
Ăn - 1 ngày trướcNếu đã chán với món luộc hay xào, tại sao bạn không thử học cách làm 5 món nộm dưới đây để đổi gió cho bữa cơm gia đình.
Món ăn quen thuộc ở Việt Nam mà nhiều khách nước ngoài mang xô, chậu tới mua mang về
Ẩm thực 360 - 2 ngày trướcGĐXH - Không chỉ đam mê món ăn Việt, chàng trai châu Phi Lindo còn khiến nhiều người phải 'mắt chữ A, mồm chữ O' vì bán hai món ăn Việt 'siêu chạy', nhiều vị khách còn mang cả xô, chậu tới mua mang về.
Trắc nghiệm loại đồ uống bạn lựa chọn ăn kèm bánh kem dưới đây sẽ dự đoán khó khăn sắp tới
Ăn - 2 ngày trướcGĐXH - Đồ uống đi kèm dự đoán những khó khăn, trở ngại bạn sẽ gặp phải trong giai đoạn tới.
Loại rau được xếp vào top 100 món xào ngon nhất Châu Á, chế biến đơn giản được đủ món ngon, ấm bụng ngày lạnh
ĂnGĐXH – Không chỉ quả mà ngọn của chúng đều rất tốt cho sức khỏe, ít bị phun thuốc. Món ngon chế biến từ loại rau này được xếp vào danh sách 100 món xào ngon nhất châu Á. Bạn có thể tham khảo cách chế biến dưới đây.