Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghĩ đơn giản chỉ là bị trĩ và có máu trong phân, người phụ nữ tử vong sau nửa năm điều trị

Chủ nhật, 13:04 26/04/2020 | Sống khỏe

Mức độ ác tính của khối u này nguy hiểm hơn rất nhiều so với ung thư trực tràng.

Theo trang QQ, bà Li (50 tuổi) ở Trung Quốc gần đây khi đi đại tiện phát hiện ra có máu trong phân, triệu chứng này có khoảng 6 tháng trước nhưng bà chủ quan bỏ qua. Bà luôn nghĩ rằng đó là bệnh trĩ và tình trạng ngày càng nghiêm trọng nên đã đến bệnh viện kiểm tra.

Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện ra ngoài máu trong phân, bà Li còn bị ngứa hậu môn và những chấm nhỏ như nốt ruồi màu đen xung quanh. Điều này rất bất thường nên bác sĩ đã cho bà sinh thiết. Kết quả cho thấy đây không phải là ung thư trực tràng mà là một khối u ác tính ở hậu môn có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều.

Nghĩ đơn giản chỉ là bị trĩ và có máu trong phân, người phụ nữ tử vong sau nửa năm điều trị - Ảnh 1.

Ảnh: Medicalnewstoday

Sau khi có được những chẩn đoán và được điều trị về u ác tính hậu môn trực tràng, tình hình của bà Li chuyển biến xấu đi rất nhiều, sau nửa năm bà đã tử vong.

Khối u ác tính hậu môn trực tràng là gì?

Khối u ác tính bắt nguồn từ sự thay đổi ác tính của khối u. Melanocytes (tế bào hắc sắc tố sản sinh ra Melanin) hoặc tế bào mẹ có nguồn gốc từ các tế bào mào thần kinh, di chuyển đến da, mắt, bề mặt niêm mạc và hệ thống thần kinh trong quá trình phát triển phôi.

U ác tính hậu môn trực tràng là bệnh tương đối hiếm chiếm 0,3 - 3% toàn bộ khối u ác tính, chiếm 1 - 3% khối u xảy ra ở ống hậu môn và trực tràng, xảy ra ở người lớn trong độ tuổi từ 50 đến 60.

Nghĩ đơn giản chỉ là bị trĩ và có máu trong phân, người phụ nữ tử vong sau nửa năm điều trị - Ảnh 2.

Ảnh: Crhsystem

Khối u ác tính rất dễ di căn và xâm lấn các cơ quan khác. Tỷ lệ những bệnh nhân sống trên 5 năm chỉ chiếm khoảng 20%.

Biểu hiện lâm sàng của u ác tính hậu môn trực tràng

Hầu hết bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, hoặc thiếu các triệu chứng lâm sàng cụ thể. Các triệu chứng phổ biến nhất là có máu trong phân, ngứa và đau rát quanh hậu môn. Đôi khi rất khó để chẩn đoán phân biệt với bệnh trĩ nên rất dễ chẩn đoán sai. Có đến 30% các khối u ác tính không có sắc tố nên việc chẩn đoán gặp không ít khó khăn.

Nghĩ đơn giản chỉ là bị trĩ và có máu trong phân, người phụ nữ tử vong sau nửa năm điều trị - Ảnh 3.

Các triệu chứng phổ biến nhất là có máu trong phân, ngứa và đau rát quanh hậu môn.

Các phương pháp xét nghiệm cần thiết sau khi chẩn đoán

Nếu nghi ngờ u ác tính, cần phải sinh thiết để xác định chẩn đoán.

- Nội soi đại tràng cũng được yêu cầu để xác định xem có khối u ác tính trong ruột.

- Chụp cộng hưởng MRI vùng chậu và nội soi siêu âm có thể giúp xác định mức độ xâm lấn của khối u, liệu có di căn hạch bạch huyết khu vực không.

- Chụp CT não, ngực và xương chậu có thể giúp xác định khối u có di căn ở các bộ phận khác.

- Nếu cần thiết thì nên kiểm tra PET / CT toàn thân để xác định xem có di căn xa không.

Nghĩ đơn giản chỉ là bị trĩ và có máu trong phân, người phụ nữ tử vong sau nửa năm điều trị - Ảnh 4.

Nội soi là phương pháp phổ biến để chẩn đoán đúng bệnh. Ảnh: WebMB

U ác tính hậu môn trực tràng có thể được chia thành 3 giai đoạn, 1 là giai đoạn khởi phát, không có di căn hạch, 2 là giai đoạn đã di căn hạch ở hậu môn, 3 là giai đoạn di căn hạch xa ra những cơ quan khác. 20% đến 60% bệnh nhân bị di căn hạch và 7% đến 25% bệnh nhân có di căn xa mới đến gặp bác sĩ.

Điều trị u ác tính hậu môn

Giai đoạn đầu của khối u ác tính chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Có 2 loại phẫu thuật, 1 là cắt bỏ khối u cục bộ và giữ lại hậu môn, 2 là phẫu thuật lớn, giống như ung thư trực tràng, hậu môn cần phải được loại bỏ và bệnh nhân cần phẫu thuật cắt bỏ xương, đeo túi thoát vị.

Có rất nhiều tranh cãi về cách điều trị khối u giai đoạn 2. Một số bác sĩ chọn phẫu thuật kết hợp với xạ trị bổ trợ, nhưng cũng có số khác chọn phẫu thuật cùng hóa trị và liệu pháp miễn dịch. Ngoài ra còn có rất nhiều tranh cãi về phạm vi phẫu thuật cắt bỏ như có nên cắt bỏ các hạch bạch huyết cục bộ hay không. Nhìn chung, hiệu quả điều trị không tốt cho bệnh nhân giai đoạn 2.

Nghĩ đơn giản chỉ là bị trĩ và có máu trong phân, người phụ nữ tử vong sau nửa năm điều trị - Ảnh 5.

Ảnh: Nationalpost

Tiên lượng của khối u ác tính giai đoạn 3 là rất kém, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 0%, nghĩa là không có bệnh nhân nào có thể sống sót sau 5 năm và hầu hết bệnh nhân chỉ sống thêm được dưới 1 năm. Phẫu thuật không được khuyến cáo cho các khối u giai đoạn 3.

Nhìn chung, mặc dù u ác tính ở hậu môn trực tràng là tương đối hiếm, đôi khi nó có thể xuất hiện. Hầu hết bệnh nhân được tìm thấy ở giai đoạn giữa và cuối, hiệu quả điều trị lúc này là không cao.

Theo Báo GT

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Sống khỏe - 18 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra tác dụng thần kỳ của hợp chất mang tên feruloylputrescine trong vỏ cam.

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Vitamin A dù thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy lưu tâm không tự ý bổ sung vitamin A liều cao cho con mình khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Top