Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Thứ tư, 07:45 24/04/2024 | Sống khỏe

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng tăng, đi cùng với sự gia tăng các bệnh rối loạn chuyển hóa và lối sống ít vận động .

1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp thường có tâm lý sợ vận động và đa phần sẽ khó quay trở lại công việc hàng ngày. Tuy nhiên, tập luyện giúp người bệnh cải thiện đáng kể chức năng tim mạch, khả năng hoạt động gắng sức cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong, các biến cố tim mạch khác.

Luyện tập thể dục liên quan đến chuyển động cơ thể giúp cải thiện thể chất như bơi lội, yoga, thể dục nhịp điệu và các bài tập sức đề kháng/sức mạnh. Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp, tập luyện thể dục có thể mang lại hiệu quả tích cực bao gồm cải thiện chất lượng cuộc sống, khả năng trao đổi chất, chức năng tuần hoàn và nhịp tim; giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và tử vong do mọi nguyên nhân.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh lợi ích của việc tập thể dục , bao gồm:

+ Cải thiện chức năng tim mạch và hô hấp:

- Tăng hấp thu oxy tối đa nhờ sự thích ứng của hệ tim mạch, hô hấp.

- Giảm tần số hô hấp khi tập luyện với cường độ phù hợp.

- Giảm tiêu hao oxy của cơ tim khi hoạt động ở cường độ cao.

- Giảm nhịp tim và huyết áp khi hoạt động thể lực.

- Tăng cường khả năng gắng sức ở cường độ không gây các triệu chứng tim mạch nguy hiểm.

- Giảm huyết áp tâm thu/tâm trương khi nghỉ ngơi.

- Giảm mỡ toàn thân, giảm mỡ bụng và các rối loạn chuyển hóa lipid trong máu.

+ Giảm tỷ lệ mắc bệnh chuyển hóa khác và nguy cơ tử vong:

- Mức độ hoạt động và/hoặc thể chất cao có liên quan đến giảm tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành thấp hơn.

- Mức độ hoạt động và/hoặc thể chất cao có liên quan đến giảm tỷ lệ mắc bệnh khác như đột quỵ, đái tháo đường hay gãy xương do loãng xương.

- Phòng ngừa thứ phát: Phòng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch tái phát (nhồi máu cơ tim tái phát).

+ Ngoài ra, tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim còn một số lợi ích khác:

- Giảm lo âu và trầm cảm.

- Nâng cao chức năng thể chất và giảm sự phụ thuộc sinh hoạt hàng ngày ở người lớn tuổi.

- Nâng cao hiệu suất làm việc, giải trí và thể thao.

- Giảm nguy cơ té ngã và chấn thương do té ngã ở người lớn tuổi.

- Hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều bệnh mạn tính ở người lớn tuổi…

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp- Ảnh 2.

Khi bệnh đã ổn định hơn người bệnh có thể tập đi bộ quãng đường ngắn.

2. Các bài tập cho người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sau cơn nhồi máu cơ tim, việc chỉ định bài tập và thời điểm người bệnh có thể bắt đầu tập luyện vận động cần được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết bệnh nhân đều bắt đầu với chương trình phục hồi chức năng tim mạch dưới sự giám sát chặt chẽ bởi nhân viên y tế đảm bảo hồi phục nhanh, an toàn và có kết quả tốt hơn.

Mỗi trường hợp đều có thời gian và bài tập với cường độ khác nhau tùy thuộc tình trạng chung của người bệnh và chức năng tim mạch sau nhồi máu cơ tim.

Theo hướng dẫn phục hồi chức năng tim của Hiệp hội Tim mạch châu Âu, việc tham gia chương trình tập thể dục được khuyến khích cho tất cả các bệnh nhân được tái thông mạch máu sau nhồi máu cơ tim cấp tính. Việc tập thể dục nên được thực hiện theo chế độ dần dần, bắt đầu bằng bài tập cường độ thấp trong thời gian ngắn, tăng dần từng bước đến khi bệnh nhân có thể thực hiện bài tập mà không bị hạn chế.

Dưới đây là một số hướng dẫn chung về một số bài tập người bệnh có thể bắt đầu:

+ Với giai đoạn đầu ngay sau nhồi máu cơ tim cấp (theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ):

- Bắt đầu với các bài tập vận động nhẹ nhàng trên giường, duy trì tầm vận động các khớp vai, khuỷu tay, cổ tay, khớp gối, cổ chân hai bên…

- Ngồi dậy sớm khi có chỉ định của bác sĩ. Cố gắng tự thực hiện các sinh hoạt cá nhân như ăn uống, đánh răng rửa mặt trong giới hạn cho phép.

+ Giai đoạn ổn định trong bệnh viện:

- Duy trì bài tập vận động trên giường với thời gian và cường độ lớn hơn.

- Tập đứng lên và đi bộ quanh giường từ từ và tăng dần tốc độ đi bộ trong 3 phút. Nếu bạn cảm thấy khó thở, hãy giảm tốc độ đi bộ. Nên thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và chuyên gia phục hồi chức năng tim mạch.

- Thực hiện các bài tập vận động các khớp ở tư thế đứng, đi lại tăng dần khoảng cách và cường độ.

Người bệnh sẽ được cân nhắc tham gia chương trình phục hồi chức năng tim mạch có giám sát y tế trực tiếp hoặc hướng dẫn các bài tập vận động khi về nhà:

+ Tại nhà , có thể duy trì tập luyện với các lưu ý sau:

- Đi bộ với tốc độ vừa phải khoảng 10 phút và mỗi ngày cố gắng thêm một hoặc hai phút. Vào cuối tháng, hãy đặt mục tiêu đi bộ 30 phút hầu hết các ngày trong tuần.

- Leo cầu thang : Lưu ý rằng việc đi lên cầu thang sẽ tốn nhiều năng lượng hơn, vì vậy người bệnh cần tăng dần số bậc thang leo và tốc độ leo lên chúng trong giới hạn an toàn và không xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm.

- Khi kết thúc bài tập, cần phải có khoảng thời gian hồi phục dần bằng cách đi bộ chậm dần trong 3 phút cuối giai đoạn tập luyện.

+ Nếu người bệnh đi bộ ngoài trời , ban đầu nên tập đi bộ với người thân hoặc đi bộ một quãng ngắn gần nhà để không phải đi quá xa và có thể xử lý nếu có vấn đề bất thường.

- Các bài tập vận động có kháng trở như tập tạ hoặc môn thể thao khác cần có sự đồng ý và hướng dẫn theo dõi bởi bác sĩ. Người bệnh có thể cải thiện sức mạnh cơ của mình tại nhà bằng cách nâng tạ nhẹ, chẳng hạn như lon nước hoặc bao gạo.

- Một số bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi hoặc cơ lưng và thân mình cũng được khuyến khích như squats hoặc chống đẩy. Giống như bất kỳ hoạt động nào kể trên, hãy bắt đầu từ từ và tăng dần dần.

3. Những lưu ý khi tập luyện

Sau nhồi máu cơ tim cấp người bệnh thường xuyên lo lắng về việc tập luyện gắng sức có thể dẫn đến những nguy cơ xuất hiện đau ngực , khó thở hay thậm chí nhồi máu cơ tim tái phát.

Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động thể chất đúng và an toàn rất quan trọng đối với khả năng phục hồi chức năng tim mạch. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ bài tập được cá nhân hóa dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ, trong quá trình tập luyện cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Duy trì tập luyện vào cùng một thời điểm hàng ngày để hình thành thói quen và giảm thiểu mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc tập luyện ví dụ như thời gian ăn, uống thuốc, lịch làm việc...

- Nếu người bệnh cảm nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào như khó thở quá mức, đau ngực, hồi hộp đánh trống ngực hoặc ngày càng mệt mỏi, hãy ngừng tập luyện và thông báo cho bác sĩ.

- Đăng ký tham gia chương trình phục hồi chức năng tim ngoại trú để được xây dựng một chương trình tập luyện và phục hồi chức năng tốt nhất, an toàn và kiểm soát được tất cả các yếu tố nguy cơ khác.

- Tập luyện thể chất sau nhồi máu cơ tim cấp là một thử thách với người bệnh. Hãy bắt đầu với mục tiêu thấp và tăng dần mỗi ngày, tập luyện đều đặn theo thời gian sẽ giúp người bệnh đạt được thành công.

- Tránh làm những công việc nhà nặng nhọc, các môn thể thao cần gắng sức quá mức, tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về những hoạt động hay môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh.

- Không nên tập luyện ngay sau khi ăn hoặc sau khi uống rượu .

- Nên uống nước trước và sau khi tập luyện (để thay thế lượng nước bị mất qua mồ hôi).

ThS. BS. Bùi Thị Hoài Thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 6 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 17 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 19 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top