eMagazine


Tính đến cuối giờ chiều ngày 26/2, tỉnh Hải Dương đã công bố 259 người khỏi bệnh COVID-19, chiếm 1/3 bệnh nhân trong toàn tỉnh. Nhiều ca bệnh đang tiến triển tốt và sẽ tiếp tục được công bố khỏi bệnh trong những ngày tới. Phóng viên báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, Phó trưởng Đoàn công tác phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Hải Dương về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hải Dương trong 1 tháng qua.

PV: Thưa bác sĩ, đã 1 tháng kể từ ngày ông về Hải Dương "chiến đấu với giặc" COVID-19, nhìn lại chặng đường 1 tháng qua, ông có thể nói ngắn gọn điều gì?

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Đợt dịch COVID-19 lần thứ 3 này, số lượng bệnh nhân của Hải Dương lớn. Mỗi ngày, chúng ta được đón nhận tin vui có bệnh nhân công bố khỏi bệnh, đó là kết quả và sự cố gắng lớn của đội ngũ thầy thuốc, đặc biệt là của các y bác sĩ, chuyên gia từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương... được Bộ Y tế cử về tăng cường hỗ trợ Hải Dương. 

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Điều trị thành công bệnh nhân COVID-19 nhờ có công lớn của y tế dự phòng - Ảnh 1.

Bên cạnh đó là sự đồng lòng và chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND và hệ thống chính trị tỉnh Hải Dương đã luôn sát cánh cùng lực lượng y tế. Trong đợt dịch này, rất may là đa số đối tượng mắc là công nhân ở Công ty TNHH Điện tử POYUN (TP Chí Linh). Họ đang trong độ tuổi lao động và có nền tảng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy có tới 25% số người mắc có tổn thương phổi.

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Điều trị thành công bệnh nhân COVID-19 nhờ có công lớn của y tế dự phòng - Ảnh 2.

Một số bệnh nhân có diễn biến nặng khá nhanh như trường hợp bệnh nhân là lái xe ở Chí Linh, bệnh nhân là công nhân ở Kinh Môn (làm việc tại Công ty TNHH một thành viên Xi măng Vicem Hoàng Thạch) hay một bệnh nhân cao tuổi từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương chuyển đến Bệnh viện Dã chiến số 2. Để hỗ trợ Hải Dương, Bộ Y tế đã tăng cường đội ngũ thầy thuốc và những máy móc tốt nhất phục vụ điều trị cho bệnh nhân.

PV: Như ông nói, Bộ Y tế đã tăng cường đội ngũ chuyên gia và thầy thuốc mạnh nhất về Hải Dương. Ngoài những buổi giao ban trực tuyến liên tục với Hải Dương, chiều mùng 3 Tết, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trực tiếp về chỉ đạo chống dịch, điều đó cho thấy dịch ở Hải Dương rất "nóng bỏng"?

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Dịch xảy ra ở Hải Dương lần này do virus biến chủng kiểu Anh có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh. Tỷ lệ người lành mang trùng rất cao, cao gấp đôi so với các vụ dịch trước đây (83%). Dịch bệnh tại Hải Dương có yếu tố nguy cơ cao hơn Đà Nẵng vì tốc độ lây lan nhanh. Đánh giá đúng tình hình, Bộ Y tế đã chỉ đạo đội ngũ y, bác sĩ điều trị "nắn nót từng chút một, làm được điều gì tốt nhất có thể cho Hải Dương thì làm". 

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Điều trị thành công bệnh nhân COVID-19 nhờ có công lớn của y tế dự phòng - Ảnh 3.

Khi cần, có thể tổ chức hội chẩn chuyên môn từ xa với những thầy thuốc giỏi nhất, đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Ví dụ như ca bệnh nặng ở Kinh Môn đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Ngay khi bệnh diễn biến xấu, các bác sĩ đã tính đến phương án can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) cho bệnh nhân. Bộ Y tế đã điều ngay cán bộ và máy móc, thiết bị từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) ra để làm thêm xét nghiệm hoạt chất trong máu, đánh giá mức độ để có phương án điều trị phù hợp.

Một ê-kíp bác sĩ hồi sức nữa từ Bệnh viện Bạch Mai cũng được điều về tăng cường hỗ trợ điều trị. Trước đó, một ê-kíp khác cũng của bệnh viện này đã hỗ trợ cho Bệnh viện dã chiến số 2 ngay từ những ngày đầu chống dịch. Tất cả các bác sĩ, máy móc thiết bị đều sẵn sàng để điều trị cho những ca bệnh nặng nhất. Sau khi được hội chẩn và điều trị tích cực, đến ngày 23/2, bệnh nhân ở Kinh Môn đã có tiến triển tốt, có thể tập đi lại được và hiện không phải thở máy. Trong số các bệnh nhân nặng đang điều trị, chỉ còn 1 bệnh nhân phải lọc máu và thở ô xy. Đây là điều rất đáng mừng.

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Điều trị thành công bệnh nhân COVID-19 nhờ có công lớn của y tế dự phòng - Ảnh 4.

27 bệnh nhân được chữa khỏi bệnh trong đó có bệnh nhân hồi sức cấp cứu nặng đầu tiên trong đợi dịch tại Hải Dương

PV: Trong đợt dịch lần này, người dân vô cùng hoang mang lo lắng về biến chủng mới của SARS-CoV2. Theo ông, ngoài chữa bệnh theo phác đồ điều trị, việc "chữa tâm lý" cho các bệnh nhân đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Bệnh dịch COVID-19 bao giờ cũng gây ra sự lo lắng đối với bệnh nhân. Đây là dịch bệnh nguy hiểm, trong đợt dịch bùng phát tại Hải Dương lần này có một vài trường hợp nặng và diễn biến nhanh khiến chúng ta không thể chủ quan. Bên cạnh đó cũng có một số bệnh nhân khá đặc biệt là bệnh nhi nhỏ tuổi hay những trường hợp cả nhà đi cách ly còn mình bệnh nhi đi điều trị, không có người thân. 

Trong hoàn cảnh như vậy, đương nhiên các bệnh nhi sẽ lo lắng và sợ hãi khi không có người thân bên cạnh. Tôi đã trao đổi với đội ngũ cán bộ y tế cần quan tâm sát sao đến các cháu, đồng thời nhờ những người lớn cùng phòng quan tâm, hỏi han, nói chuyện với các cháu để giảm bớt căng thẳng. Dần dần tạo tâm lý tốt, khi tâm lý tốt thì sức đề kháng cơ thể mới tốt lên, khả năng khỏi bệnh nhanh hơn. Còn nếu tâm lý không tốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sức đề kháng của bệnh nhi.

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Điều trị thành công bệnh nhân COVID-19 nhờ có công lớn của y tế dự phòng - Ảnh 5.

Có lần tôi vào thăm thấy có cháu bé ngồi im, hỏi không trả lời, rưng rưng nước mắt. Thấy một bạn học cùng lớp nhanh nhẹn hơn, tôi hỏi thích đọc truyện gì thì các cháu có nói là thích đọc Doraemon. Tôi liền mua tặng các cháu vài quyển truyện, tôi nghĩ rằng đây cũng là liệu pháp cho các cháu giải tỏa tâm lý trong khi điều trị. Đặc biệt các cháu ở lứa tuổi tiểu học rất thích truyện tranh.

Tôi rất vui vì có một cháu bé tôi từng tặng truyện đã ra viện vào ngày 26/2, lúc trò chuyện chúc mừng, cháu vẫn nhớ "bác tặng truyện Doraemon". 

PV: Trong 3 đợt dịch COVID-19 ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Đà Nẵng, và Hải Dương, ông đều là người có mặt và trực tiếp tham gia hội chẩn, cùng cùng bác sĩ thăm hỏi bệnh nhân, ông có thể chia sẻ điều gì về lần dịch này?

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Qua mỗi lần dịch, đội ngũ bác sĩ Việt Nam chúng ta thêm nhiều kinh nghiệm quý và trưởng thành hơn. Có những kinh nghiệm quý trong điều trị mà từ thực tiễn đã được đúc kết và áp dụng ngay. Đó là tiếp cận bệnh nhân, theo dõi sát và phòng ngừa sớm diễn biến nặng của bệnh bằng cách bù dịch đầy đủ, dùng thuốc chống đông, thuốc chống phản ứng viêm đề phòng các tổn thương dẫn đến tổn thương nặng... Cách làm này rất thành công vì từ đầu đợt dịch đến nay số bệnh nhân diễn biến nặng lên chiếm tỷ lệ rất ít và thấp hơn so với của thế giới, đặc biệt chưa có trường hợp nào tử vong. 

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Điều trị thành công bệnh nhân COVID-19 nhờ có công lớn của y tế dự phòng - Ảnh 6.

Bộ Y tế đánh giá cao kết quả này, đánh giá cao sự tích cực chủ động theo dõi bệnh nhân, chủ động phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hải Dương. Chúng ta không sớm tự thỏa mãn và bằng lòng với chính mình. Tới đây cần tiếp tục theo sát các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị và phát hiện sớm các ca mới mắc trong cộng đồng. 

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Điều trị thành công bệnh nhân COVID-19 nhờ có công lớn của y tế dự phòng - Ảnh 7.

Việc phát hiện sớm ca bệnh có ý nghĩa lớn, vừa để phòng tránh bệnh lây lan ra diện rộng, vừa không để bệnh diễn biến nặng hơn. Nếu phát hiện muộn, để điều trị tại nhà lâu thì nguy cơ diễn biến nặng rất cao, việc điều trị khó khăn hơn, tốn kém hơn.

PV: Rút kinh nghiệm từ Đà Nẵng, đợt dịch này chúng ta đã "bảo vệ" bệnh viện – các cơ sở điều trị của Hải Dương hiện nay an toàn trước COVID-19?

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Ngay từ khi đặt chân đến Hải Dương, vào chiều 27/1, chúng tôi đã chỉ đạo các bệnh viện, TTYT của 12 huyện, thị, thành phố của Hải Dương phải phân luồng, giám sát, sàng lọc bệnh nhân kỹ khi đến cơ sở y tế. Đồng thời, yêu cầu các cơ sở điều trị phải bảo vệ nghiêm ngặt người mắc các bệnh mạn tính, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp...

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Điều trị thành công bệnh nhân COVID-19 nhờ có công lớn của y tế dự phòng - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Trọng Khoa tại Bệnh viện Dã chiến số 1 những ngày đầu chống dịch

Đối với bệnh nhân phải lọc máu, yêu cầu cơ sở y tế xét nghiệm 4 ngày/lần vì nhóm đối tượng này thường ở cùng nhau, có thể sinh hoạt cùng nhau nên nếu mắc thì nguy cơ lây lan và tử vong cao. Tuyệt đối không để lây bệnh vào các nhóm yếu thế này. Cùng với việc bảo vệ bệnh viện an toàn trước COVID-19, cần tạo thuận lợi cho việc khám, điều trị cho các bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Không để đứt gãy, gián đoạn nhu cầu được khám, chữa bệnh cho người dân.

Trong thời gian ngắn, tôi cùng các cán bộ của phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế Hải Dương đã đi khảo sát và thiết lập xong phòng khám đa khoa đặt tại Trạm y tế phường Thái Học, TP Chí Linh để tiếp nhận người dân có nhu cầu đến khám, chữa bệnh thông thường trong khi cơ sở y tế công lập duy nhất của TP Chí Linh là TTYT đã chuyển thành cơ sở điều trị COVID-19. Nhờ vậy, 170.000 dân của TP Chí Linh dù buộc phải phong tỏa để chống dịch nhưng không bị gián đoạn khám chữa bệnh. Có những ngày Phòng khám Thái Học, đã tiếp nhận và điều trị 100 người dân đến khám bệnh và sơ cấp cứu ban đầu.

PV: Đây là năm thứ 2, ông và các đồng nghiệp đón ngày lễ trọng của ngành ở một nơi rất đặc biệt – trong vùng dịch. Cảm xúc của ông như thế nào trong ngày này?

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Bạn nhắc tôi mới nhớ. Đúng, đây là năm thứ 2 không chỉ tôi và cả ngành y tế tạm gác đi ngày vui của nghề để dồn sức cho chống dịch. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc" cả ngành y tế đang tập trung, nỗ lực hết mình với tinh thần cao nhất sớm dập dịch thành công.

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Điều trị thành công bệnh nhân COVID-19 nhờ có công lớn của y tế dự phòng - Ảnh 9.

Với riêng bản thân, tôi tự hào đã chọn ngành Y, được đứng trong đội ngũ các thầy thuốc – những chiến sĩ áo blouse trắng. Chúng tôi đã, đang nỗ lực hết mình sát cánh cùng nhân dân, chính quyền tỉnh Hải Dương khoanh vùng, dập dịch, điều trị tốt bệnh nhân. Sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới.

Là cán bộ được phân công tham gia chỉ đạo công tác điều trị, tôi thay mặt thầy thuốc ở các bệnh viện tri ân đến các thầy thuốc làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng ở tất cả các tuyến đã hết sức vất vả ngày đêm, chịu nhiều hy sinh, gian khổ và cũng rất thầm lặng để kiểm soát dịch, không để bùng phát, giữ cho các bệnh viện không bị quá tải bệnh nhân COVID-19. Kỷ niệm 66 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, xin được gửi lời tri ân đến các thế hệ thầy thuốc. Những chiến binh thầm lặng, âm thầm cống hiến trên mọi mặt trận để chúng ta cùng chiến thắng COVID-19.

PVTrân trọng cảm ơn ông!

Ths.Bs Nguyễn Trọng Khoa: Điều trị thành công bệnh nhân COVID-19 nhờ có công lớn của y tế dự phòng - Ảnh 10.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 14 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 2 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Cụ bà 94 tuổi được thay khớp hàng sau 3 ngày ngã mới đưa vào viện

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cụ bà 94 tuổi ngã chân biến dạng và bất lực vận động, xuất hiện nhiều vết loét vùng mông và lưng đã được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Giao thông vận tải vừa thay khớp háng nhân tạo.

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Sự "khắt khe" của Hội đồng Bình chọn với sản phẩm đạt danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần 2

Y tế - 3 ngày trước

Các sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phải vượt qua được cuộc bình chọn với các tiêu chí và quy trình bình chọn khắt khe. Chỉ những sản phẩm nào được 75% số phiếu bầu của Hội đồng Bình chọn mới được báo cáo Bộ Y tế xem xét.

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

20h tối nay, truyền hình trực tiếp Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 3 ngày trước

Vào lúc 20h tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam.

Top