Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ cô gái trẻ tử vong khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà: Những điều tuyệt đối không nên làm để tránh biến chứng nặng

Thứ hai, 14:48 08/08/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Không dùng aspirin; không tự ý truyền dịch hoặc cạo gió, xông hơi hay các phương pháp dân gian, truyền miệng để điều trị sốt xuất huyết để tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Tử vong khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, đơn vị vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết. Theo đó, ca tử vong là nữ, 25 tuổi, ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 6/8, bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng đã ngưng tim, sốt xuất huyết nặng ngày thứ 4, nhồi máu cơ tim cấp.

Sau khi được các bác sỹ hồi sức cấp cứu, bệnh nhân đã có mạch, tim phổi trở lại nhưng huyết áp không đo được. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh quá nặng nên bệnh nhân tử vong vào chiều tối cùng ngày.

Từ vụ cô gái trẻ tử vong khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà: Những điều tuyệt đối không nên làm để tránh biến chứng nặng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân bị sốt ở nhà từ ngày 2/8, sau đó tự mua thuốc uống đến ngày 5/8 thì giảm sốt, cảm giác khỏe hơn nhưng lại xuất hiện đau lưng.

Đến sáng ngày 6/8, người nhà thấy bệnh nhân có biểu hiện mệt nhiều, khó thở, tím tái nên đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong.

Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển nặng bao gồm: Đau bụng dữ dội; nôn liên tục; chảy máu lợi, chân răng; nôn ra máu; thở nhanh; mệt mỏi, bồn chồn.

Do đó, khi nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue nặng, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp, điều trị kịp thời, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

Những điều cần tránh khi bị sốt xuất huyết

Theo tài liệu Hỏi - Đáp về bệnh sốt xuất huyết Dengue do Tổ chức Y tế Thế giới cập nhật ngày 2/6/2022, hiện chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Khi bệnh sốt xuất huyết thuộc thể nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà bằng việc cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao.

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, có thể đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết (nếu có thể).

Từ vụ cô gái trẻ tử vong khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà: Những điều tuyệt đối không nên làm để tránh biến chứng nặng - Ảnh 2.

Không tự ý truyền dịch khi mắc sốt xuất huyết để tránh gặp nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh minh họa

Đặc biệt, không được dùng aspirin để điều trị sốt xuất huyết. Theo các bác sĩ, khi bị sốt xuất huyết, có hiện tượng chảy máu, Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm.

Do vậy, trong sốt xuất huyết, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng đặc biệt chú ý việc cấm này vì aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, khi bị sốt xuất huyết, khuyến cáo không dùng thuốc kháng viêm không steroid. Tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng các kháng viêm không steroid đều có tính này (với các mức khác nhau) nên cũng làm cho việc chảy máu trong sốt xuất huyết không cầm được. Do vậy không dùng chúng trong điều trị sốt xuất huyết.

Một điều quan trọng khác cũng được các bác sĩ lưu ý đó là nhiều người khi mắc sốt xuất huyết cảm thấy mệt mỏi, sốt cao nên tự ý đi truyền dịch với hy vọng bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm. Thực tế cho thấy, đã có người bệnh mắc sốt xuất huyết tử vong sau khi truyền dịch tại phòng khám tư. 

Ngoài các lưu ý trên, khi mắc sốt xuất huyết người bệnh cần tránh cạo gió, xông hơi hoặc những phương pháp dân gian, truyền miệng để chữa bệnh bởi những phương pháp này chưa được chứng minh hiệu quả rõ ràng trong thực tiễn, ngược lại còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Hơn nữa, hạn chế ra ngoài trời gió to và không nên tắm nước lạnh. Nước lạnh có thể làm co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch trong nội tạng dễ dẫn đến tử vong, vậy nên bệnh nhân cần ở nhà nghỉ ngơi, không ra gió, không tắm nước lạnh, chỉ nên lau người bằng nước ấm.

Mặt khác, người bệnh nên tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Việc nạp vào cơ thể các món ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của bệnh nhân mà còn có nguy cơ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết Dengue tăng trên 30 lần trong vòng 50 năm qua. Theo ước tính, có tới 50-100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue hàng năm ở trên 100 nước có bệnh dịch lưu hành, tức là gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh.


Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam phối hợp tổ chức.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 2 giờ trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 11 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Hapacol đồng hành cùng phụ nữ để chinh phục thành công

Sống khỏe - 1 ngày trước

Hapacol 650 mang đến giải pháp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, đồng hành cùng phụ nữ tự tin hơn trong mọi hoạt động để đi tới thành công.

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

14 loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?

Top