Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sỹ gia đình, mô hình trong tương lai

GiadinhNet - Bộ Y tế đang có nhiều kế hoạch giảm tải cho các bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch này là đào tạo, xây dựng mô hình bác sỹ gia đình (BSGĐ).

Bác sỹ gia đình, mô hình trong tương lai 1

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, BSGĐ đã là khái niệm rất quen thuộc. Ảnh: Dương Ngọc.

 
Người chăm sóc sức khỏe cộng đồng tuyến cơ sở hiệu quả nhất

Nhiều người bệnh mắc những căn bệnh phổ biến và đơn giản nhưng không điều trị ở các tuyến dưới mà “vượt tuyến” lên các bệnh viện tỉnh, Trung ương dẫn tới tình trạng quá tải cho các bệnh viện lớn.

Một tình huống khác là có những bệnh nhân do thiếu hiểu biết hoặc điều kiện kinh tế không cho phép nên khi bị bệnh đã không được tư vấn, chữa trị kịp thời. Lúc bệnh tình nặng mới cuống cuồng “chạy” đến các bệnh viện chuyên khoa hoặc bệnh viện tuyến trên để điều trị. Nếu bệnh nhân trên được một bác sỹ tại cơ sở khám, điều trị ngay từ đầu thì chắc chắn các bệnh viện tuyến trên sẽ giảm được tình trạng quá tải và người dân cũng được chăm sóc tốt hơn.

Trước sự quá tải tại các bệnh viện cũng như nhằm mục đích nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đang đề ra nhiều giải pháp, trong đó có mô hình “Bác sỹ gia đình”. Các BSGĐ sẽ là những người chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng ở tuyến cơ sở một cách hiệu quả nhất.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế khẳng định: “Việc ban hành đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám BSGĐ từ tháng 1/2013 đã chính thức xác định đây là mô hình thuộc hệ thống y tế. 80 phòng khám BSGĐ sẽ xây dựng trong năm 2013-2015 tại 7 tỉnh, thành: Hà Nội, TP HCM, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Cần Thơ, Tiền Giang sau đó sẽ nhân rộng trên toàn quốc. Mô hình này góp phần giảm tải tại các khoa khám bệnh của bệnh viện, tiết kiệm thời gian công sức đi lại cho người bệnh”. Số liệu của Bộ Y tế cũng cho thấy, 80% số người bệnh đến phòng khám BSGĐ được giải quyết mà không phải đến bệnh viện...

 
Góp phần thiết thực  vào việc giảm tải

Hiện nay, tại một số thành phố lớn có khá nhiều phòng khám tư nhân trưng biển “Bác sỹ gia đình”. Với những biển hiệu như thế thì mọi người dễ hiểu: Các bác sỹ sẽ đến tận nhà để khám, chữa bệnh; Người bệnh phải trả chi phí và chỉ những gia đình khá giả mới có thể sử dụng được dịch vụ này.

Tuy nhiên, PGS,TS Nguyễn Phương Hoa – Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y học Gia đình – Đại học Y Hà Nội cho rằng: Nếu hiểu khái niệm “Bác sỹ gia đình” là của một gia đình hay đến từng gia đình như trên là chưa đầy đủ. Nguyên lý y học của mô hình BSGĐ chính là việc bác sỹ đó quản lý, chăm sóc sức khỏe cho một cộng đồng nhỏ và quản lý suốt đời cho cộng đồng đó.

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, BSGĐ đã là khái niệm rất quen thuộc. Phòng khám của bác sỹ gia đình được đặt tại các địa phương và thông thường mỗi bác sỹ gia đình được giao phụ trách theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho không quá 2.000 người. Phòng khám sẽ được ký kết với bảo hiểm y tế về việc chi trả các chi phí. Những người trong danh sách được bác sỹ này theo dõi sẽ được chăm sóc sức khỏe định kỳ. Khi thấy bất thường về sức khỏe, đầu tiên các cá nhân sẽ phải đến phòng khám này để kiểm tra. Với các bệnh thông thường, phổ biến và đơn giản, BSGĐ sẽ trực tiếp xử lý. Đối với những bệnh chuyên sâu, phức tạp, BSGĐ sẽ quyết định chuyển. Với các bệnh nhân muốn chuyển tuyến, buộc phải có ý kiến của các BSGĐ thì bệnh viện tuyến trên mới tiếp nhận và đồng ý chi trả bảo hiểm cho việc điều trị. Trong trường hợp bệnh nhân không đủ sức khỏe để đến khám tại phòng khám thì bác sỹ trên sẽ là người trực tiếp đến khám bệnh tại nhà.

BSGĐ chính là bác sỹ đa khoa, họ được đào tạo các kỹ năng tư vấn, khám, chữa bệnh cho hầu hết các bệnh phổ thông. Họ còn phải có  kiến thức về lâm sàng trong y học. Tùy vào từng bệnh nhân, với những điều kiện về sức khỏe, kinh tế… mà BSGĐ sẽ có sự tư vấn, chỉ định phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với một BSGĐ chính là công tác chăm sóc dự phòng cho cộng đồng mình quản lý. Công tác dự phòng tốt thì cộng đồng đó sẽ giảm được bệnh tật.  
 
Hoàng Phương
legiangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bụng phình to, tay chân teo, suy thượng thận vì thuốc xịt mũi

Bụng phình to, tay chân teo, suy thượng thận vì thuốc xịt mũi

Y tế - 1 ngày trước

Bị viêm mũi, cô gái 23 tuổi thường xuyên dùng một loại thuốc xịt mũi, kết quả suy thận do thuốc có chứa thành phần corticoid liều cao.

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ đã nhận định, đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp với biến chứng rối loạn nhịp chậm, xét nghiệm sinh hóa phản ánh cơ tim bị tổn thương nặng hơn.

Những lợi ích sổ sức khỏe điện tử mang lại có thể nhiều người chưa biết

Những lợi ích sổ sức khỏe điện tử mang lại có thể nhiều người chưa biết

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sổ sức khỏe điện tử là một ứng dụng di động của Bộ Y tế, giúp người dân có thể theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe của bản thân một cách chủ động và tiện lợi. Sổ sức khỏe điện tử mang lại lợi ích gì cho người dân?

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

Người phụ nữ 27 tuổi ở Bình Dương bị sốc, mất nhiều máu do thai ‘đi lạc’ làm tổ ở gan

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị đau bụng dữ dội, khó thở được người thân đưa đến một bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán thai bám tại gan.

Bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Thái Bình, tử vong: Chuyên gia y tế lưu ý điều gì?

Bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón ở Thái Bình, tử vong: Chuyên gia y tế lưu ý điều gì?

Y tế - 3 ngày trước

Thông tin bé 5 tuổi, trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (xã Phú Xuân, TP Thái Bình) tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón khiến nhiều người đau xót. Chuyên gia y tế khuyến cáo để không xảy ra trường hợp tương tự.

Kỳ tích cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi

Kỳ tích cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Câu chuyện kỳ tích được tạo nên bởi chính các bác sĩ khoa Sơ sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, khi chạy đua cùng thời gian, luôn cố gắng, nỗ lực, miệt mài không quản ngày đêm cứu sống trẻ sinh non, nhẹ cân...

Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu

Bé gái bị nhiễm trùng nặng, miệng không thể ăn uống do mắc thủy đậu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trẻ được đưa vào viện trong tình trạng lưỡi và khoang miệng có nhiều vết loét, được phủ kín bởi giả mạc khiến bé không thể ăn uống được.

Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Hàng chục công nhân bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Y tế - 5 ngày trước

Sau bữa ăn trưa tại công ty, hàng chục công nhân xuất hiện đau đầu, tê tay, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng… phải nhập viện cấp cứu.

11 giờ phẫu thuật vi phẫu cứu nam thanh niên bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể

11 giờ phẫu thuật vi phẫu cứu nam thanh niên bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể

Y tế - 5 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã phẫu thuật vi phẫu thành công cho nam thanh niên 25 tuổi bị bỏng nặng gây biến dạng cơ thể.

Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có phủ tạng đảo ngược, trái tim nằm bên phải

Hiếm gặp: Cô gái 20 tuổi có phủ tạng đảo ngược, trái tim nằm bên phải

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, đảo ngược phủ tạng là một dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 0,001% - 0,01%, Trong đó có khoảng 5-10% có dị tật tim bẩm sinh kèm theo.

Top