Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu cảnh báo bệnh ho gà, căn bệnh này đáng sợ thế nào?

Thứ bảy, 07:34 09/03/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Đối với người lớn và trẻ vị thành niên, ho gà không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng ho gà ở trẻ nhỏ lại có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Bất ngờ 8 món ngon không nên ăn khi bị ho, viêm họngBất ngờ 8 món ngon không nên ăn khi bị ho, viêm họng

GĐXH - Tình trạng viêm họng có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng khi người bệnh sử dụng các thực phẩm và thức uống gây kích thích niêm mạc.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 16/2 đến ngày 1/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 6 ca mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, TP đã có 9 ca mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm 2022 và năm 2023 không ghi nhận ca mắc.

Điều đáng nói, đa số trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine phòng bệnh. 

Dấu hiệu người mắc bệnh ho gà, căn bệnh này đáng sợ thế nào? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bệnh ho gà là gì?

Bệnh ho gà (tên Tiếng Anh là Whooping Cough) là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella Pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Những vi khuẩn này bám chặt vào lông mao ở đường hô hấp trên, sau đó vi khuẩn giải phóng độc tố tấn công hệ hô hấp và làm đường thở sưng lên.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà, và có đến 300.000 người tử vong. Trong đó phần lớn các trường hợp tử vong đều là trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ từ 0-12 tháng tuổi.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh ho gà và điều trị sớm, bệnh ho gà thường có đáp ứng tốt và được kiểm soát hoàn toàn chỉ sau 5 ngày. Ngược lại, nếu việc điều trị diễn ra chậm trễ sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Dấu hiệu cảnh báo bênh ho gà ở trẻ

Bệnh ho gà ở trẻ em không có triệu chứng rõ ràng nên các bác sĩ rất khó để chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tiếng ho của trẻ hổn hển để cố hít không khí vào bên trong cha mẹ cần lưu ý vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh ho gà. Nguyên nhân là do toàn bộ không khí trong phổi bị hắt ra ở những con ho trước đó.

Ngoài ra, khi mới mắc bệnh ho gà ở trẻ có dấu hiệu giống với cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho nhẹ, sốt nhẹ dưới 39 độ, tiêu chảy, chảy nước mũi. Sau khoảng 7 - 10 ngày cơn ho sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Ho gà gây ra những cơn ho khan, không có đờm, có thể kéo dài đến 1 phút và có thể khiến mặt trẻ bị đỏ tía. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ nào bị ho gà cũng gặp phải hiện tượng này.

Đặc biệt, ho gà ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ có những cơn ngừng thở hẳn. Giữa các cơn ho, trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, trong giai đoạn kịch phát ho gà còn có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu cam, bầm tím quanh mi mắt dưới, xuất huyết kết mạc mắt...

Bệnh ho gà lây truyền qua đường nào?

Dấu hiệu người mắc bệnh ho gà, căn bệnh này đáng sợ thế nào? - Ảnh 3.

Vi khuẩn gây ra bệnh ho gà

Bệnh ho gà có thể lây qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi khi người bệnh nôn hoặc khạc nhổ. Cục Y tế Dự phòng Việt Nam cảnh báo, bất kỳ đối tượng ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, dân tộc, vùng địa lý đều có thể mắc bệnh ho gà. 

Ho gà là bệnh nhiễm trùng cấp nên thường lây lan nhanh và có khả năng bùng phát thành dịch. Người là ổ chứa bệnh duy nhất, và là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho trẻ nhỏ. Bệnh ho gà lây nhiễm mạnh nhất là ở giai đoạn 2 tuần đầu, kể từ thời điểm khởi phát dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Bệnh ho gà nguy hiểm như thế nào?

Đối với người lớn và trẻ vị thành niên, ho gà không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Bệnh chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ và tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng ho gà ở trẻ em lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Theo thống kê, bệnh ho gà khiến khoảng 300.000 trẻ em trên toàn thế giới tử vong mỗi năm, kèm theo nhiều trường hợp biến chứng ở hệ hô hấp, thần kinh và một số cơ quan khác của trẻ như: viêm phế quản, ngừng thở, sa trực tràng, thoát vị trực tràng, vỡ phế năng, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi và viêm não.

Ngoài ra, trẻ em mắc bệnh ho gà còn có sức khỏe yếu, chậm phát triển, biếng ăn, bỏ bú và có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội do hệ miễn dịch suy giảm. 

Ai có nguy cơ mắc ho gà?

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị mắc ho gà nhất. Phần lớn những trường hợp tử vong do ho gà xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin ho gà.

Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi, cha mẹ cần theo dõi sát sao vì trẻ rất dễ bị ngưng thở do ảnh hưởng của cơn ho. Nếu bệnh chuyển nặng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách.

Đối với trẻ chưa được tiêm phòng, bạn cần đảm bảo cách ly trẻ khỏi những người đang bị ho gà để tránh bị lây nhiễm.

Dấu hiệu người mắc bệnh ho gà, căn bệnh này đáng sợ thế nào? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Biện pháp phòng bệnh ho gà ở trẻ em

Để phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ nhỏ cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin ho gà. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả phòng tránh bệnh lên đến 90%.

Ngoài ra, khi thấy trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cha mẹ cũng cần cách ly, không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khác nhất là những bé chưa được tiêm phòng.

Nếu gia đình có người bị ho gà cần điều trị dứt điểm hoàn toàn để tránh lây lan sang các thành viên khác.

Khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh tay trước và sau tiếp xúc với người bệnh cũng như các dụng cụ- chất tiết của trẻ bệnh

Đặc biệt, cần đi khám và tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Người đàn ông 50 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ phát hiện ung thư ống tai do thường xuyên làm việc nàyNgười đàn ông 50 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ phát hiện ung thư ống tai do thường xuyên làm việc này

GĐXH - Bệnh nhân có thói quen ngoáy tai mỗi ngày, thậm chí nhiều lần một ngày trong 10 năm liên tục. Bác sĩ cho rằng, đây chính là nguyên nhân gây bệnh.

Người đàn ông 50 tuổi suy đa tạng, máu đục như sữa vì thường xuyên mắc sai lầm này trong ăn uốngNgười đàn ông 50 tuổi suy đa tạng, máu đục như sữa vì thường xuyên mắc sai lầm này trong ăn uống

GĐXH - Người đàn ông bỗng đau bụng dữ dội, huyết tương đặc, lọc tách thải ra ngoài có màu trắng đục như sữa... do thường xuyên uống rượu và có tiền sử bị viêm tụy cấp.

Nữ sinh 15 tuổi hôn mê sâu ở trường do uống thuốc an thầnNữ sinh 15 tuổi hôn mê sâu ở trường do uống thuốc an thần

GĐXH - Bệnh viện Nhi đồng TP HCM vừa qua đã cấp cứu thành công một bệnh nhi 15 tuổi hôn mê sâu do ngộ độc thuốc an thần Rotundin.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Bài thuốc nâng cao sức đề kháng nên dùng trong mùa hè

Bài thuốc nâng cao sức đề kháng nên dùng trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Theo quan điểm của Đông y “đông bệnh hạ trị”- bệnh mùa đông chữa từ mùa hè. Mùa hè là mùa của các bài thuốc nâng cao sức đề kháng đối với một số bệnh mạn tính trong mùa đông

Dấu hiệu điển hình của ung thư thận

Dấu hiệu điển hình của ung thư thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ung thư thận là một loại ung thư hiếm gặp, không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Hầu hết mọi người không biết họ mắc phải tình trạng này trừ khi bác sĩ tình cờ phát hiện ra nó sau khi bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ.

Gia tăng ca bệnh cúm B trái mùa

Gia tăng ca bệnh cúm B trái mùa

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Cúm là bệnh thường gặp, phổ biến trong mùa đông - xuân. Tuy nhiên, hiện ở thời điểm nắng nóng nhiều bệnh viện và phòng khám tư tiếp nhận khá đông bệnh nhân mắc cúm B. Thậm chí có những trường hợp diễn tiến nặng, phải thở máy do chủ quan.

Thuốc nào điều trị ung thư dạ dày?

Thuốc nào điều trị ung thư dạ dày?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Ung thư dạ dày là một trong những khối u ác tính phổ biến. Vậy thuốc nào dùng trong điều trị ung thư dạ dày?

Biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh

Biện pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40 trở lên. Thời kỳ này, phụ nữ gặp nhiều thay đổi như bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ; rối loạn chuyển hóa, thay đổi ham muốn tình dục, loãng xương… Một số người gặp phải triệu chứng khá nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, do đó cần có các biện pháp điều trị.

Top