Dấu hiệu cảnh báo bệnh ho gà, căn bệnh này đáng sợ thế nào?
GĐXH - Đối với người lớn và trẻ vị thành niên, ho gà không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng ho gà ở trẻ nhỏ lại có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 16/2 đến ngày 1/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 6 ca mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, TP đã có 9 ca mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm 2022 và năm 2023 không ghi nhận ca mắc.
Điều đáng nói, đa số trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine phòng bệnh.

Ảnh minh họa
Bệnh ho gà là gì?
Bệnh ho gà (tên Tiếng Anh là Whooping Cough) là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella Pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Những vi khuẩn này bám chặt vào lông mao ở đường hô hấp trên, sau đó vi khuẩn giải phóng độc tố tấn công hệ hô hấp và làm đường thở sưng lên.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà, và có đến 300.000 người tử vong. Trong đó phần lớn các trường hợp tử vong đều là trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ từ 0-12 tháng tuổi.
Nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh ho gà và điều trị sớm, bệnh ho gà thường có đáp ứng tốt và được kiểm soát hoàn toàn chỉ sau 5 ngày. Ngược lại, nếu việc điều trị diễn ra chậm trễ sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm, suy hô hấp và thậm chí tử vong.
Dấu hiệu cảnh báo bênh ho gà ở trẻ
Bệnh ho gà ở trẻ em không có triệu chứng rõ ràng nên các bác sĩ rất khó để chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tiếng ho của trẻ hổn hển để cố hít không khí vào bên trong cha mẹ cần lưu ý vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh ho gà. Nguyên nhân là do toàn bộ không khí trong phổi bị hắt ra ở những con ho trước đó.
Ngoài ra, khi mới mắc bệnh ho gà ở trẻ có dấu hiệu giống với cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho nhẹ, sốt nhẹ dưới 39 độ, tiêu chảy, chảy nước mũi. Sau khoảng 7 - 10 ngày cơn ho sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Ho gà gây ra những cơn ho khan, không có đờm, có thể kéo dài đến 1 phút và có thể khiến mặt trẻ bị đỏ tía. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ nào bị ho gà cũng gặp phải hiện tượng này.
Đặc biệt, ho gà ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ có những cơn ngừng thở hẳn. Giữa các cơn ho, trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, trong giai đoạn kịch phát ho gà còn có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu cam, bầm tím quanh mi mắt dưới, xuất huyết kết mạc mắt...
Bệnh ho gà lây truyền qua đường nào?

Vi khuẩn gây ra bệnh ho gà
Bệnh ho gà có thể lây qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi khi người bệnh nôn hoặc khạc nhổ. Cục Y tế Dự phòng Việt Nam cảnh báo, bất kỳ đối tượng ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, dân tộc, vùng địa lý đều có thể mắc bệnh ho gà.
Ho gà là bệnh nhiễm trùng cấp nên thường lây lan nhanh và có khả năng bùng phát thành dịch. Người là ổ chứa bệnh duy nhất, và là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho trẻ nhỏ. Bệnh ho gà lây nhiễm mạnh nhất là ở giai đoạn 2 tuần đầu, kể từ thời điểm khởi phát dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Bệnh ho gà nguy hiểm như thế nào?
Đối với người lớn và trẻ vị thành niên, ho gà không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Bệnh chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ và tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng ho gà ở trẻ em lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Theo thống kê, bệnh ho gà khiến khoảng 300.000 trẻ em trên toàn thế giới tử vong mỗi năm, kèm theo nhiều trường hợp biến chứng ở hệ hô hấp, thần kinh và một số cơ quan khác của trẻ như: viêm phế quản, ngừng thở, sa trực tràng, thoát vị trực tràng, vỡ phế năng, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi và viêm não.
Ngoài ra, trẻ em mắc bệnh ho gà còn có sức khỏe yếu, chậm phát triển, biếng ăn, bỏ bú và có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội do hệ miễn dịch suy giảm.
Ai có nguy cơ mắc ho gà?
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị mắc ho gà nhất. Phần lớn những trường hợp tử vong do ho gà xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin ho gà.
Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi, cha mẹ cần theo dõi sát sao vì trẻ rất dễ bị ngưng thở do ảnh hưởng của cơn ho. Nếu bệnh chuyển nặng cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách.
Đối với trẻ chưa được tiêm phòng, bạn cần đảm bảo cách ly trẻ khỏi những người đang bị ho gà để tránh bị lây nhiễm.

Ảnh minh họa
Biện pháp phòng bệnh ho gà ở trẻ em
Để phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ nhỏ cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin ho gà. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả phòng tránh bệnh lên đến 90%.
Ngoài ra, khi thấy trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cha mẹ cũng cần cách ly, không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khác nhất là những bé chưa được tiêm phòng.
Nếu gia đình có người bị ho gà cần điều trị dứt điểm hoàn toàn để tránh lây lan sang các thành viên khác.
Khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh tay trước và sau tiếp xúc với người bệnh cũng như các dụng cụ- chất tiết của trẻ bệnh
Đặc biệt, cần đi khám và tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Làm thế nào để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcChất xơ giúp cho tiêu hóa tốt, giảm cholesterol và bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. Vậy làm thế nào để tăng cường lượng chất xơ hấp thụ?

Loại quả có vỏ được ví như “da rắn”, ăn vào lại bổ đủ đường, ở chợ Việt cũng có
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcQuả mây là một loại trái cây nhiệt đới độc đáo, được yêu thích bởi hương vị chua ngọt đặc trưng và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Mặc dù có vẻ ngoài xù xì, gai góc, nhưng bên trong quả mây lại ẩn chứa một kho tàng dưỡng chất quý giá, mang đến nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe.

Dùng thuốc điều trị sởi và viêm não do bệnh sởi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcViêm não là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh sởi. Tình trạng này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...