Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Thứ sáu, 18:07 19/04/2024 | Đời sống

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 1.

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, do hạn chế về hạ tầng, chưa đáp ứng được nhu cầu nên "buýt nhanh" đã trơ thành "buýt chậm". Từ thực tế này, theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, thành phố sẽ thay thế tuyến buýt BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị số 11.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 2.
Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 3.
Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 4.

Được phê duyệt từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư khoảng 55 triệu USD, tương đương 1.100 tỷ đồng, với kỳ vọng giảm thời gian di chuyển của người dân, cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm; làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng; thúc đẩy người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 5.

BRT 01 bắt đầu hoạt động theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Toàn tuyến sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỷ đồng/xe. Với quãng đường dài 14,7km, xe sẽ di chuyển mất khoảng 45 phút.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 6.
Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 7.
Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 8.

Tuyến buýt nhanh được xây dựng làn đường dành riêng rộng 2,5m ở bên trái sát dải phân cách giữa để hoạt động (buýt thường dừng đón, trả khách ở làn phải sát vỉa hè). Các hạng mục như nhà chờ xe buýt, hàng rào phân cách, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo... cũng được lắp đặt.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 9.

Mặc dù vậy, từ khi triển khai đến nay, dư luận luôn xôn xao về tính khả thi của dự án này, nhiều ý kiến nhận định lẽ ra loại hình giao thông công cộng này phải là một mạng lưới liên hoàn, đa tầng, có những tuyến chính kết nối với nhau... chứ không phải chỉ 1 tuyến duy nhất. Vì vậy, buýt nhanh BRT chưa góp phần giải quyết vấn đề ách tắc giao thông một cách hiệu quả.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 10.

Anh Hoàng Văn Phong (Hà Đông, Hà Nội), người thường xuyên di chuyển bằng xe buýt BRT cho biết, mặc dù gọi là "buýt nhanh", thế nhưng vào những giờ cao điểm, loại xe này thường di chuyển khó khăn, có tốc độ tương đương với các loại xe buýt thông thường."Vào những lúc đường thoáng thì chỉ mất khoảng 25-30 phút di chuyển từ Hà Đông đến Giảng Võ, tuy nhiên vào giờ cao điểm sáng, chiều, khi lượng phương tiện tăng cao, thì có khi mất cả tiếng đồng hồ mới đến nơi", anh Phong nói.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 11.
Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 12.
Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 13.

Tương tự, bà Trịnh Thị Thu Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Việc buýt BRT chỉ chạy đúng 1 tuyến từ Yên Nghĩa đến Kim Mã chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân, tôi biết nhiều người muốn đi buýt nhanh, nhưng vì các điểm dừng không thuận tiện cho nên họ vẫn chọn đi bằng xe cá nhân. Chưa kể vào giờ cao điểm, làn đường dành riêng cho xe BRT luôn bị lấn chiếm bởi các phương tiện khác gây cản trở giao thông, xe buýt di chuyển khó khăn".

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 14.

Theo ghi nhận, dọc làn đường dành riêng cho xe buýt BRT thường xuyên xảy ra tình trạng lấn làn, gây cản trở giao thông. Vào giờ cao điểm buổi sáng, chiều hàng loạt xe máy đi vào làn đường dành cho xe buýt để tránh ùn tắc, tiết kiệm thời gian, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro giao thông.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 15.

Thực tế, tình trạng ùn tắc ở các tuyến đường nội đô đã diễn ra từ lâu, các phương tiện di chuyển khó khăn, nhất là vào giờ cao điểm, việc phải dành một diện tích lớn cho làn BRT khiến nhiều người không khỏi bức xúc

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 16.

Cũng theo ông Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, BRT là tiền đề để chuẩn bị cho đường sắt đô thị. Quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 và quy hoạch giao thông vận tải năm 2016 thành phố có 8 tuyến BRT nhưng hiện nay mới làm được 1 và còn gặp nhiều hạn chế, bất cập.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"- Ảnh 17.

Như vậy, sau 7 năm chính thức đi vào vận hành, tuyến BRT đầu tiên của TP Hà Nội đứng trước nguy cơ bị "khai tử" do chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Xem thêm video được quan tâm:

Cận cảnh bãi đỗ xe "không tiền mặt" mới được Hà Nội thí điểm.


Trung Sơn
Hà Nội: Xử phạt thiếu niên 16 tuổi đăng tin 'công an đánh dân' để câu view

Hà Nội: Xử phạt thiếu niên 16 tuổi đăng tin 'công an đánh dân' để câu view

Đời sống - 53 phút trước

Với mục đích tăng lượt theo dõi trên mạng xã hội, N.Đ.A. (SN 2008) đăng tải thông tin không đúng sự thật, bôi xấu hình ảnh lực lượng Công an Nhân dân.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ, nơi từng là cơ sở cách mạng đầu tiên của Nam Định

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chùa Phúc Chỉ nằm trên địa bàn xã Yên Thắng, huyện Ý Yên là di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc lâu đời, đặc biệt chùa còn là một cơ sở cách mạng đầu tiên của tỉnh Nam Định gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 19/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 21 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, Chủ nhật ngày 19/5/2024 hôm nay, các con giáp Thân, Dậu, Tuất, Hợi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Thiếu nữ xứ Huế thích thú tạo dáng cùng hoa sen mùa hạ

Đời sống - 21 giờ trước

GĐXH - Từ đầu tháng 5, nhiều đầm sen ở Thừa Thiên Huế bắt đầu bung nở thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh. Những thiếu nữ trong tà áo dài thích thú tạo dạng, thả hồn để có bức hình ưng ý.

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7 tới, 6 khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng

Đời sống - 22 giờ trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH, từ ngày 1/7/2024 tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% theo đó tiền lương, tiền trợ cấp sẽ tăng theo. Đó là những khoản nào?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Bỏ lương cơ sở, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu là bằng mức lương cơ sở. Từ 1/7, mức lương hưu thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Sắp đến ngày 'về đích', hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội ra sao?

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Sau thời gian chậm tiến độ, hiện dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (Hà Nội) đang dần hoàn thiện và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào tháng 6.

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Xác cá mái chèo dài hơn 4m dạt vào bờ biển Thừa Thiên Huế

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Phát hiện xác cá mái chèo dạt vào bờ, người dân ở Thừa Thiên Huế tiến hành chôn cất theo phong tục làng biển.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhận tin vui khi lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ 1/7/2024

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024, trùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Hà Nội: Chợ Ngã Tư Sở sầm uất một thời vì sao ngày càng vắng khách, hoang tàn

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Tọa lạc tại một trong những vị trí sầm uất bậc nhất Thủ đô, thế nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) nơi từng một thời buôn bán tấp nập, nay đang trong tình trạng hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các tiểu thương chán nản, "nằm dài" đợi khách.

Top