Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"
GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, do hạn chế về hạ tầng, chưa đáp ứng được nhu cầu nên "buýt nhanh" đã trơ thành "buýt chậm". Từ thực tế này, theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, thành phố sẽ thay thế tuyến buýt BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị số 11.



Được phê duyệt từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư khoảng 55 triệu USD, tương đương 1.100 tỷ đồng, với kỳ vọng giảm thời gian di chuyển của người dân, cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm; làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng; thúc đẩy người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng.

BRT 01 bắt đầu hoạt động theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Toàn tuyến sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỷ đồng/xe. Với quãng đường dài 14,7km, xe sẽ di chuyển mất khoảng 45 phút.



Tuyến buýt nhanh được xây dựng làn đường dành riêng rộng 2,5m ở bên trái sát dải phân cách giữa để hoạt động (buýt thường dừng đón, trả khách ở làn phải sát vỉa hè). Các hạng mục như nhà chờ xe buýt, hàng rào phân cách, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo... cũng được lắp đặt.

Mặc dù vậy, từ khi triển khai đến nay, dư luận luôn xôn xao về tính khả thi của dự án này, nhiều ý kiến nhận định lẽ ra loại hình giao thông công cộng này phải là một mạng lưới liên hoàn, đa tầng, có những tuyến chính kết nối với nhau... chứ không phải chỉ 1 tuyến duy nhất. Vì vậy, buýt nhanh BRT chưa góp phần giải quyết vấn đề ách tắc giao thông một cách hiệu quả.

Anh Hoàng Văn Phong (Hà Đông, Hà Nội), người thường xuyên di chuyển bằng xe buýt BRT cho biết, mặc dù gọi là "buýt nhanh", thế nhưng vào những giờ cao điểm, loại xe này thường di chuyển khó khăn, có tốc độ tương đương với các loại xe buýt thông thường."Vào những lúc đường thoáng thì chỉ mất khoảng 25-30 phút di chuyển từ Hà Đông đến Giảng Võ, tuy nhiên vào giờ cao điểm sáng, chiều, khi lượng phương tiện tăng cao, thì có khi mất cả tiếng đồng hồ mới đến nơi", anh Phong nói.



Tương tự, bà Trịnh Thị Thu Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Việc buýt BRT chỉ chạy đúng 1 tuyến từ Yên Nghĩa đến Kim Mã chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân, tôi biết nhiều người muốn đi buýt nhanh, nhưng vì các điểm dừng không thuận tiện cho nên họ vẫn chọn đi bằng xe cá nhân. Chưa kể vào giờ cao điểm, làn đường dành riêng cho xe BRT luôn bị lấn chiếm bởi các phương tiện khác gây cản trở giao thông, xe buýt di chuyển khó khăn".

Theo ghi nhận, dọc làn đường dành riêng cho xe buýt BRT thường xuyên xảy ra tình trạng lấn làn, gây cản trở giao thông. Vào giờ cao điểm buổi sáng, chiều hàng loạt xe máy đi vào làn đường dành cho xe buýt để tránh ùn tắc, tiết kiệm thời gian, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro giao thông.

Thực tế, tình trạng ùn tắc ở các tuyến đường nội đô đã diễn ra từ lâu, các phương tiện di chuyển khó khăn, nhất là vào giờ cao điểm, việc phải dành một diện tích lớn cho làn BRT khiến nhiều người không khỏi bức xúc

Cũng theo ông Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, BRT là tiền đề để chuẩn bị cho đường sắt đô thị. Quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 và quy hoạch giao thông vận tải năm 2016 thành phố có 8 tuyến BRT nhưng hiện nay mới làm được 1 và còn gặp nhiều hạn chế, bất cập.

Như vậy, sau 7 năm chính thức đi vào vận hành, tuyến BRT đầu tiên của TP Hà Nội đứng trước nguy cơ bị "khai tử" do chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Xem thêm video được quan tâm:
Cận cảnh bãi đỗ xe "không tiền mặt" mới được Hà Nội thí điểm.

Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được bồi thường theo quy định mới?
Đời sống - 14 phút trướcGĐXH - Đất không giấy tờ thuộc diện bị thu hồi có được Nhà nước bồi thường là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luật Đất đai 2024 quy định rõ về việc bồi thường cho đất không có giấy tờ khi Nhà nước thu hồi đất.

Từ việc xe tự trôi cán tử vong người chờ đèn đỏ: Dừng, đỗ ô tô thế nào để không gây họa?
Xã hội - 12 giờ trướcKhi tài xế cho dừng – đỗ ô tô, cần về số 0 với xe số sàn, số P với xe số tự động kết hợp kéo phanh tay cẩn thận trước khi rời khỏi xe.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, Thủ đô ban ngày trời có nắng, chiều tối tiếp tục có mưa dông rải rác, có ngày có mưa to. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết tiêu cực đi kèm.

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Bãi Viên thuộc phường Mỹ Xá, TP Nam Định.

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Mùa hè này có 5 con giáp đột phá, sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh, không còn lo túng thiếu.

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường mang biểu tượng của Nam Định chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh này.

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng
Đời sống - 19 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.

Khung giờ sinh của người luôn có Thần Tài kề bên, không bao giờ lo tương lai nghèo khó
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Người ta tin rằng, khi một đứa trẻ chào đời trong các khung giờ sinh này, Thần Tài sẽ dẫn lối cho chúng cuộc đời "không giàu cũng quý".

Đã tìm thấy thi thể 2 mẹ con gặp nạn mất tích trên sông Hồng
Đời sốngGĐXH - Sau hơn 2 ngày gặp nạn mất tích trên sông Hồng, đến rạng sáng hôm nay 19/5, thi thể cháu C. đã được Đội Cứu hộ cứu nạn miễn phí 116 tìm thấy, cách vị trí xảy ra sự việc khoảng hơn 2km.