Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lá trầu không sát khuẩn tốt nhưng dùng theo cách này dễ gặp họa khôn lường

Thứ ba, 09:55 31/05/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách hoặc quá lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

4 lưu ý quan trọng khi dọn nhà sau mưa ngập, điều đầu tiên đặc biệt cần nhớ vì dễ nguy hiểm tính mạng4 lưu ý quan trọng khi dọn nhà sau mưa ngập, điều đầu tiên đặc biệt cần nhớ vì dễ nguy hiểm tính mạng

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, sau mưa ngập, người dân nên tiến hành dọn nhà ngay để hạn chế các nguy cơ gây bệnh. Khi dọn dẹp cần thận trọng, nhất là các vấn đề liên quan đến điện.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận một bệnh nhi 6 tuổi suýt mất thị lực do dùng lá trầu không rửa mắt.

Theo đó, bệnh nhi được đưa vào viện với tình trạng mắt trái bị đau nhức, sưng nề, chảy nhiều nước mắt. Người nhà bé cho biết, trước đó, thấy cháu xuất hiện đau mắt trái, sau đó kèm theo phù nề, gia đình đã dùng lá trầu không để rửa mắt nhưng không đỡ, mắt càng ngày càng sưng đau hơn. Nhận thấy tình hình nguy hiểm, bé được người nhà đưa đến bệnh viện để khám.

Lá trầu không sát khuẩn tốt nhưng dùng theo cách này dễ gặp họa khôn lường - Ảnh 2.

Lá trầu không có tính sát khuẩn tốt nhưng không nên lạm dụng. Ảnh minh họa

Trên thực tế, cây trầu không được trồng ở nhiều nơi trên cả nước với mục đích chính là để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây). Ngoài ra, lá trầu không còn được dùng làm thuốc.

Tuy nhiên, nhiều người do không biết cách dùng loại dược liệu này hoặc quá lạm dụng đã gặp những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài trường hợp bệnh nhi nêu trên, trước đó, không ít trường hợp trẻ đã bị bỏng do bố mẹ hơ nóng lá trầu không và đắp lên bụng để chữa chướng bụng.

Hay tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các bác sĩ tại đây cũng đã từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân vào viện vì da bị tổn thương nghiêm trọng hoặc da loang lổ chỗ đen chỗ trắng xen kẽ nhau sau một thời gian dài đắp lá trầu không chữa nám, tàn nhang…

Vậy, dùng lá trầu không chữa bệnh như thế nào để phát huy tác dụng một cách tốt nhất và không gây hại cho sức khỏe?

Theo Y học hiện đại, trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ… 

Ngoài ra, chiết xuất từ lá trầu có khả năng tiêu diệt khối u trong thực nghiệm trên động vật và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

Còn theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Một số bài thuốc dân gian từ lá trầu không:

Sát khuẩn vết thương: Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Chữa viêm họng: Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

Thông tia sữa: Sau khi sinh sản phụ cương sữa, tắc sữa có thể lấy lá trầu không hơ nóng đắp bên dưới bầu vú giúp sữa xuống nhanh, từ đó giảm đau nhức.

Trị đau nhức, cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

Lá trầu không sát khuẩn tốt nhưng dùng theo cách này dễ gặp họa khôn lường - Ảnh 3.

Chữa nước ăn chân: Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội rồi ngâm chân.

Chữa ngứa, viêm nhiễm vùng kín: Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

Lưu ý khi dùng lá trầu không

Để sử dụng một cách an toàn và có hiệu quả lá trầu không, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên sử dụng một cách tùy tiện hoặc lạm dụng dùng quá nhiều ở những vùng nhạy cảm như mắt, "vùng kín". Trước khi dùng nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Đặc biệt, không nên sử dụng lá trầu không cho phụ nữ có thai. Những đối tượng đặc biệt khác như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có cơ địa mẫn cảm, hay dị ứng nếu muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tránh gặp các phản ứng phụ xấu có thể xảy ra.

Sau khi lội nước mưa ngập về, làm ngay những việc này để tránh mắc các bệnh về daSau khi lội nước mưa ngập về, làm ngay những việc này để tránh mắc các bệnh về da

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi tiếp xúc với nước bẩn nơi ngập lụt cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người, đặc biệt những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay. Nếu cơ thể đang có vết thương hở, cần làm sạch, băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Sống khỏe - 14 giờ trước

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Sống khỏe - 17 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra tác dụng thần kỳ của hợp chất mang tên feruloylputrescine trong vỏ cam.

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Vitamin A dù thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy lưu tâm không tự ý bổ sung vitamin A liều cao cho con mình khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Top