Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lá trầu không sát khuẩn tốt nhưng dùng theo cách này dễ gặp họa khôn lường

Thứ ba, 09:55 31/05/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách hoặc quá lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

4 lưu ý quan trọng khi dọn nhà sau mưa ngập, điều đầu tiên đặc biệt cần nhớ vì dễ nguy hiểm tính mạng4 lưu ý quan trọng khi dọn nhà sau mưa ngập, điều đầu tiên đặc biệt cần nhớ vì dễ nguy hiểm tính mạng

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, sau mưa ngập, người dân nên tiến hành dọn nhà ngay để hạn chế các nguy cơ gây bệnh. Khi dọn dẹp cần thận trọng, nhất là các vấn đề liên quan đến điện.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận một bệnh nhi 6 tuổi suýt mất thị lực do dùng lá trầu không rửa mắt.

Theo đó, bệnh nhi được đưa vào viện với tình trạng mắt trái bị đau nhức, sưng nề, chảy nhiều nước mắt. Người nhà bé cho biết, trước đó, thấy cháu xuất hiện đau mắt trái, sau đó kèm theo phù nề, gia đình đã dùng lá trầu không để rửa mắt nhưng không đỡ, mắt càng ngày càng sưng đau hơn. Nhận thấy tình hình nguy hiểm, bé được người nhà đưa đến bệnh viện để khám.

Lá trầu không sát khuẩn tốt nhưng dùng theo cách này dễ gặp họa khôn lường - Ảnh 2.

Lá trầu không có tính sát khuẩn tốt nhưng không nên lạm dụng. Ảnh minh họa

Trên thực tế, cây trầu không được trồng ở nhiều nơi trên cả nước với mục đích chính là để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây). Ngoài ra, lá trầu không còn được dùng làm thuốc.

Tuy nhiên, nhiều người do không biết cách dùng loại dược liệu này hoặc quá lạm dụng đã gặp những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài trường hợp bệnh nhi nêu trên, trước đó, không ít trường hợp trẻ đã bị bỏng do bố mẹ hơ nóng lá trầu không và đắp lên bụng để chữa chướng bụng.

Hay tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các bác sĩ tại đây cũng đã từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân vào viện vì da bị tổn thương nghiêm trọng hoặc da loang lổ chỗ đen chỗ trắng xen kẽ nhau sau một thời gian dài đắp lá trầu không chữa nám, tàn nhang…

Vậy, dùng lá trầu không chữa bệnh như thế nào để phát huy tác dụng một cách tốt nhất và không gây hại cho sức khỏe?

Theo Y học hiện đại, trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ… 

Ngoài ra, chiết xuất từ lá trầu có khả năng tiêu diệt khối u trong thực nghiệm trên động vật và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

Còn theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

Một số bài thuốc dân gian từ lá trầu không:

Sát khuẩn vết thương: Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Chữa viêm họng: Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

Thông tia sữa: Sau khi sinh sản phụ cương sữa, tắc sữa có thể lấy lá trầu không hơ nóng đắp bên dưới bầu vú giúp sữa xuống nhanh, từ đó giảm đau nhức.

Trị đau nhức, cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.

Lá trầu không sát khuẩn tốt nhưng dùng theo cách này dễ gặp họa khôn lường - Ảnh 3.

Chữa nước ăn chân: Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội rồi ngâm chân.

Chữa ngứa, viêm nhiễm vùng kín: Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

Lưu ý khi dùng lá trầu không

Để sử dụng một cách an toàn và có hiệu quả lá trầu không, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên sử dụng một cách tùy tiện hoặc lạm dụng dùng quá nhiều ở những vùng nhạy cảm như mắt, "vùng kín". Trước khi dùng nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Đặc biệt, không nên sử dụng lá trầu không cho phụ nữ có thai. Những đối tượng đặc biệt khác như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có cơ địa mẫn cảm, hay dị ứng nếu muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tránh gặp các phản ứng phụ xấu có thể xảy ra.

Sau khi lội nước mưa ngập về, làm ngay những việc này để tránh mắc các bệnh về daSau khi lội nước mưa ngập về, làm ngay những việc này để tránh mắc các bệnh về da

GiadinhNet – Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi tiếp xúc với nước bẩn nơi ngập lụt cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người, đặc biệt những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay. Nếu cơ thể đang có vết thương hở, cần làm sạch, băng kín vết thương bằng băng chống thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, duy trì năng lượng, hỗ trợ chức năng não bộ, xương khớp và nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, do đó việc đảm bảo đủ lượng các chất này là mối quan tâm hàng đầu.

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày

Sống khỏe - 16 giờ trước

Gan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc

5 không khi ăn tiết lợn luộc

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ngay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 1 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 1 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Top