Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn!

Thứ năm, 12:13 19/10/2023 | Sống khỏe

GĐXH - 5 người nhập viện có dấu hiệu tím tái, khó thở, nôn, lả người, lạnh, huyết áp tụt, đồng tử giãn. Các bác sĩ đã xử trí xông dạ dày, thở oxy, bơm rửa đường tiêu hóa… theo phác đồ của cấp cứu ngộ độc.

Phát hiện 4,5 tấn cá có chất "kịch độc", chuyên gia chỉ rõ cơ thể bị tàn phá ra sao nếu ăn phải cá nhiễm độc nàyPhát hiện 4,5 tấn cá có chất 'kịch độc', chuyên gia chỉ rõ cơ thể bị tàn phá ra sao nếu ăn phải cá nhiễm độc này

GĐXH - Formol là một trong những tác nhân gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể như: Gia tăng tỷ lệ ung thư xoang mũi, ung thư đường hô hấp đặc biệt là mũi, họng, phổi, ung thư đường tiêu hóa...

Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến 5 người nhập viện xảy ra tại quán lẩu trên đường Thanh Niên, tổ 8, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, ngày 18/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn.

Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thông tin ban đầu, sau 10 phút ăn lẩu và uống rượu tại quán lẩu nói trên vào tối 17/10, cả 5 người (gồm 3 nam, 2 nữ) đều có dấu hiệu hoa mắt, da mặt tái, khô miệng và nôn, 1 người bị lả đi tại chỗ.

Sau đó, 5 người này được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cấp cứu.

Tiếp nhận ban đầu, các nạn nhân có dấu hiệu tím tái, khó thở, nôn, lả người, lạnh, huyết áp tụt, đồng tử giãn. Bệnh viện đã huy động nhân lực xử lý xông dạ dày, cho nạn nhận thở ô-xy, bơm rửa đường tiêu hóa… theo phác đồ cấp cứu ngộ độc hàng loạt. Qua xử trí, chỉ số sinh tồn của những người này tạm thời ổn định.

Ngày 18/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu tạm thời đình chỉ quán lẩu để điều tra, làm rõ nguyên nhân. Đơn vị lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm chuyển về Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia xét nghiệm.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần cấp cứu kịp thời

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra do tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống không hợp vệ sinh nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây hại.

Các dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, ở mức độ nặng, người bệnh cần được sơ cứu đúng cách để đề phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, khi rơi vào những tình huống sau đây, có thể nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm:

- Người vừa mới ăn xong và khởi phát bệnh ngay sau đó.

- Có từ hai người trở lên có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm nào đó, trong khi những người không ăn thì không bị bệnh.

- Các dấu hiệu gợi ý ngộ độc thực phẩm là đau bụng, đau đầu, chóng mặt, nôn ói, tiêu chảy, mệt mỏi, sốt...

- Quan sát thực phẩm thấy có biểu hiện nghi ngờ, như ôi thiu, có mùi lạ, xuất hiện giun sán.

4 biến chứng nguy hiểm của ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn thần kinh: Người bệnh nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, có thể nói ngọng; bị tê liệt cơ, gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.

Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thấy máu và chất nhầy lẫn trong phân, đau bụng dữ dội và đau ở các vị trí khác như đau cổ, đau họng, đau ngực.

Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người lớn tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch (đối với các bệnh lý về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố,… thì tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn.

Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Làm gì để phòng ngộ độc thực phẩm

Cần cẩn trọng trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm để giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Cụ thể như:

- Chọn mua những thực phẩm tươi sống, còn hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

- Ăn uống hợp vệ sinh (không ăn thức ăn sống, hay nấu chưa kỹ, không ăn thức ăn để qua đêm…).

- Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nơi chế biến thức ăn sạch sẽ.

- Đặc biệt không ăn những thực phẩm không biết về nguồn gốc, chủng loại nhất là cây thảo dược, nấm... vì có thể gây ngộ độc.

Người đàn ông 64 tuổi mất 1 lá phổi do thói quen hàng triệu nam giới Việt vẫn làmNgười đàn ông 64 tuổi mất 1 lá phổi do thói quen hàng triệu nam giới Việt vẫn làm

GĐXH - Ung thư phổi là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới và nguyên nhân chủ yếu do hút thuốc lá.

Người đàn ông 30 tuổi đột tử khi đang chạy bộ tập thể dục, chuyên gia khuyến cáo những điều cần biết để phòng tránhNgười đàn ông 30 tuổi đột tử khi đang chạy bộ tập thể dục, chuyên gia khuyến cáo những điều cần biết để phòng tránh

GĐXH - Có 3 nhóm người cần tầm soát bệnh lý tim mạch trước khi luyện tập thể dục, thể thao.

Thời điểm tuyệt đối không nên ăn hồng vì dễ gây tắc ruột, 4 dấu hiệu nguy hiểm ai cũng nên biết để tránhThời điểm tuyệt đối không nên ăn hồng vì dễ gây tắc ruột, 4 dấu hiệu nguy hiểm ai cũng nên biết để tránh

GĐXH - Hồng giòn tuy ngọt lại rất nguy hiểm nếu ăn khi bụng đói, vì lượng tanin trong quả hồng dưới tác động của axit dạ dày dễ kết tủa và có nguy cơ gây tắc ruột nếu ăn nhiều.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 23 tuổi ở Hà Nội bị suy tuyến thượng thận vì dùng thuốc xịt mũi theo cách này

Cô gái 23 tuổi ở Hà Nội bị suy tuyến thượng thận vì dùng thuốc xịt mũi theo cách này

Bệnh thường gặp - 7 phút trước

GĐXH - Người bệnh cho biết bản thân bị viêm mũi từ lâu, nên cứ ngạt mũi là sử dụng thuốc xịt mũi, trung bình xịt ngày 3-4 lần. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc chứa corticoid trong thời gian dài.

6 thói quen cần bỏ khi bị thoát vị đĩa đệm

6 thói quen cần bỏ khi bị thoát vị đĩa đệm

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Sống khỏe - 20 giờ trước

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Sống khỏe - 23 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra tác dụng thần kỳ của hợp chất mang tên feruloylputrescine trong vỏ cam.

Top