Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ chuyện nặn nhọt cứu con, bố mẹ vô tình khiến trẻ phải nhập viện, suýt phải cấy máu: Đâu mới là cách xử lý đúng khi trẻ bị mụn nhọt?

Chủ nhật, 11:14 08/05/2022 | Mẹ và bé

Tự ý nặn nhọt cho con, bố mẹ được một phen hú hồn hú vía khi bé lên cơn sốt cao phải nhập viện, bị chẩn đoán bội nhiễm, nguy cơ cấy máu.

Gần đây, cộng đồng mạng đang xôn xao truyền tay nhau câu chuyện bố mẹ nặn nhọt cho con trai. Hậu quả là bé bị lên cơn sốt cao, phải nhập viện và bị chẩn đoán bội nhiễm, nhiễm độc vào máu.

Chủ tài khoản L.N chia sẻ câu chuyện như sau:

 - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình.

Bố mẹ tự ý nặn nhọt cho con khiến con gặp họa (Ảnh đính kèm bài đăng facebook).

Qua câu chuyện này, bà mẹ rút ra những bài học cho bản thân và muốn nhắn gửi đến các ông bố bà mẹ qua đoạn chia sẻ trên Facebook:

- Tuyệt đối không tự ý nặn nhọt. Cái vòng sưng cứng xung quanh nhọt chính là vòng bảo vệ để độc ở nhọt không theo đường máu lan ra.

- Nếu nặn nhọt khi chưa chín sẽ phá vỡ vòng bảo vệ này và gây bội nhiễm. Nặng hơn có thể bị nhiễm trùng máu.

- Cách duy nhất là chờ nhọt chín, phần ở giữa mềm và xuất hiện ngòi trắng thì đưa vào khoa ngoại, bác sĩ sẽ chích ra cho. Nếu nhọt bị vỡ và con bị sốt cao tức là đã nhiễm trùng thì phải đưa vào viện ngay.

"Nói chung bố mẹ thiếu hiểu biết khiến con phải khổ thế đấy. Thương em Mít quá. Trộm vía bác sĩ bảo may nhọt của Mít không phải ở đầu hoặc vùng mặt nguy hiểm nhiều dây thần kinh, may trong lúc sốt cao không bị co giật. May hơn là cũng đáp ứng thuốc nên hôm nay đã hết sốt và ban độc, không phải cấy máu nữa. Hi vọng em yêu mai xét nghiệm lại máu ok để được về nhà", người phụ nữ chia sẻ trên trang cá nhân.

Trẻ thường mọc mụn nhọt ở những vị trí nào?

Theo DS Khuê Vũ (làm việc tại Hà Nội), có 5 vị trí trẻ thường bị mụn nhọt tấn công. Điều quan trọng là cha mẹ cần sớm nhận biết, chú ý theo dõi và có hướng xử lý đúng.

- Trẻ bị mụn nhọt ở đầu: Vùng đầu dễ đổ mồ hôi, tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công, sinh sôi và hình thành mụn nhọt.

- Trẻ bị mụn nhọt ở mông: Mông của trẻ thường xuyên bị ma sát với quần hoặc tã. Nếu mặc cho bé quần hoặc tã quá chật, nhất là vào mùa hè, không thay thường xuyên và vệ sinh vùng mông khô thoáng thì mông dễ bị hăm. Từ đó con dễ bị nổi mụn nhọt.

- Trẻ bị mụn nhọt ở chân tay: Trẻ hiếu động, thường xuyên nghịch bẩn. Nếu không được rửa tay thường xuyên đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển, gây mụn nhọt.

- Trẻ bị mụn nhọt ở mặt: Mặt là nơi dễ bị bụi bẩn bám. Nếu thời tiết nóng ẩm, tiết nhiều mồ hôi, trẻ không được vệ sinh mặt đúng cách sẽ dễ bị lên mụn nhọt.

- Trẻ bị mụn nhọt ở nách: Trẻ dễ bị nổi mụn ở vị trí này do tình trạng viêm, nhiễm khuẩn kết hợp với hiện tượng bít tắc lỗ chân lông do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.

Những cách xử lý đúng khi bị mụn nhọt, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối, tránh gây hại con

Theo giới chuyên gia, để trẻ nhanh khỏi mụn nhọt, tránh bị biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần:

- Lau sạch và vệ sinh da bé bằng nước ấm, băng lại vùng da bị nhọt bằng một miếng gạc vô trùng. Thường xuyên thay băng để tránh lây lan.

- Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra.

- Cho trẻ dùng khăn mặt riêng, thường xuyên giặt ga giường, khăn tắm, phơi ngoài nắng.

- Không tự ý sử dụng thuốc bôi mụn nhọt cho trẻ mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

- Tuyệt đối không sờ, nắn, nặn khiến tình trạng mụn nhọt thêm nặng nề.

- Tuyệt đối không tùy tiện cho con uống kháng sinh. Muốn cho con dùng kháng sinh phải hỏi ý kiến bác sĩ.

- Khi tắm rửa, gội đầu cần cẩn trọng kỳ cọ nhẹ, tránh làm vỡ mụn nhọt.

- Dừng cho trẻ dùng sữa tắm lên vùng da bị mụn nhọt để tránh tình trạng kích thích nặng hơn.

- Cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu.

- Cho trẻ ăn uống khoa học, đủ chất, uống đủ nước để tăng đề kháng.

- Khi con xuất hiện dấu hiệu sốt, mệt mỏi, li bì, mụn nhọt sưng tấy bất thường hoặc không teo nhỏ sau 2 tuần cần đến bệnh viện can thiệp.

TH

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Vi chất dinh dưỡng tham gia hầu hết trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, việc thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu gây ra còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng… và nhiều bệnh lý khác.

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

Mẹ và bé - 3 ngày trước

GĐXH - Đang khỏe mạnh, bé 10 tháng tuổi ở Bếnh Tre bỗng sốt cao và nôn ói, co giật toàn thân, sau đó hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não nguy hiểm.

Người phụ nữ 36 tuổi suýt mất mạng do chửa ngoài từ cung

Người phụ nữ 36 tuổi suýt mất mạng do chửa ngoài từ cung

Mẹ và bé - 4 ngày trước

GĐXH - Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, khi có các triệu chứng như: chậm kinh, đau bụng dưới, ra huyết âm đạo, mệt nhiều... cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

7 loại vitamin quan trọng giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

7 loại vitamin quan trọng giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

Mẹ và bé - 4 ngày trước

Trong thời gian học ôn thi, các sĩ tử không chỉ cần bổ sung các chất dinh dưỡng tăng cường cho não bộ và năng lượng mà còn cần các vitamin bổ sung cho mắt sáng khỏe.

Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác

Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác

Mẹ và bé - 5 ngày trước

GĐXH - Trẻ bị viêm ruột thừa đôi khi có những triệu chứng kèm theo tiêu chảy, biếng ăn…, phụ huynh rất dễ nhầm tưởng những căn bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?

Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?

Mẹ và bé - 6 ngày trước

Trên thực tế, nhiều người mắc chứng tự kỷ nhạy cảm với thức ăn, nhất là những trẻ có vấn đề về hành vi khiến giờ ăn trở nên đặc biệt khó khăn, nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng khá phổ biến. Do đó, chăm sóc dinh dưỡng, cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh cho người tự kỷ là điều được quan tâm.

Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em trong mùa hè

Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em trong mùa hè

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Ngoài nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mùa hè là giai đoạn trẻ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở mức cao. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và tăng cường dinh dưỡng.

Bé sinh đôi ở Hưng Yên chào đời nằm nguyên trong 'bọc điều' hiếm gặp

Bé sinh đôi ở Hưng Yên chào đời nằm nguyên trong 'bọc điều' hiếm gặp

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Điều thú vị là 1 trong 2 bé chào đời còn nằm nguyên trong túi ối (bọc điều). Một bé nặng 2,1 kg và bé còn lại nặng 2,3 kg.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Top