Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ chuyện nặn nhọt cứu con, bố mẹ vô tình khiến trẻ phải nhập viện, suýt phải cấy máu: Đâu mới là cách xử lý đúng khi trẻ bị mụn nhọt?

Chủ nhật, 11:14 08/05/2022 | Mẹ và bé

Tự ý nặn nhọt cho con, bố mẹ được một phen hú hồn hú vía khi bé lên cơn sốt cao phải nhập viện, bị chẩn đoán bội nhiễm, nguy cơ cấy máu.

Gần đây, cộng đồng mạng đang xôn xao truyền tay nhau câu chuyện bố mẹ nặn nhọt cho con trai. Hậu quả là bé bị lên cơn sốt cao, phải nhập viện và bị chẩn đoán bội nhiễm, nhiễm độc vào máu.

Chủ tài khoản L.N chia sẻ câu chuyện như sau:

 - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình.

Bố mẹ tự ý nặn nhọt cho con khiến con gặp họa (Ảnh đính kèm bài đăng facebook).

Qua câu chuyện này, bà mẹ rút ra những bài học cho bản thân và muốn nhắn gửi đến các ông bố bà mẹ qua đoạn chia sẻ trên Facebook:

- Tuyệt đối không tự ý nặn nhọt. Cái vòng sưng cứng xung quanh nhọt chính là vòng bảo vệ để độc ở nhọt không theo đường máu lan ra.

- Nếu nặn nhọt khi chưa chín sẽ phá vỡ vòng bảo vệ này và gây bội nhiễm. Nặng hơn có thể bị nhiễm trùng máu.

- Cách duy nhất là chờ nhọt chín, phần ở giữa mềm và xuất hiện ngòi trắng thì đưa vào khoa ngoại, bác sĩ sẽ chích ra cho. Nếu nhọt bị vỡ và con bị sốt cao tức là đã nhiễm trùng thì phải đưa vào viện ngay.

"Nói chung bố mẹ thiếu hiểu biết khiến con phải khổ thế đấy. Thương em Mít quá. Trộm vía bác sĩ bảo may nhọt của Mít không phải ở đầu hoặc vùng mặt nguy hiểm nhiều dây thần kinh, may trong lúc sốt cao không bị co giật. May hơn là cũng đáp ứng thuốc nên hôm nay đã hết sốt và ban độc, không phải cấy máu nữa. Hi vọng em yêu mai xét nghiệm lại máu ok để được về nhà", người phụ nữ chia sẻ trên trang cá nhân.

Trẻ thường mọc mụn nhọt ở những vị trí nào?

Theo DS Khuê Vũ (làm việc tại Hà Nội), có 5 vị trí trẻ thường bị mụn nhọt tấn công. Điều quan trọng là cha mẹ cần sớm nhận biết, chú ý theo dõi và có hướng xử lý đúng.

- Trẻ bị mụn nhọt ở đầu: Vùng đầu dễ đổ mồ hôi, tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công, sinh sôi và hình thành mụn nhọt.

- Trẻ bị mụn nhọt ở mông: Mông của trẻ thường xuyên bị ma sát với quần hoặc tã. Nếu mặc cho bé quần hoặc tã quá chật, nhất là vào mùa hè, không thay thường xuyên và vệ sinh vùng mông khô thoáng thì mông dễ bị hăm. Từ đó con dễ bị nổi mụn nhọt.

- Trẻ bị mụn nhọt ở chân tay: Trẻ hiếu động, thường xuyên nghịch bẩn. Nếu không được rửa tay thường xuyên đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển, gây mụn nhọt.

- Trẻ bị mụn nhọt ở mặt: Mặt là nơi dễ bị bụi bẩn bám. Nếu thời tiết nóng ẩm, tiết nhiều mồ hôi, trẻ không được vệ sinh mặt đúng cách sẽ dễ bị lên mụn nhọt.

- Trẻ bị mụn nhọt ở nách: Trẻ dễ bị nổi mụn ở vị trí này do tình trạng viêm, nhiễm khuẩn kết hợp với hiện tượng bít tắc lỗ chân lông do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.

Những cách xử lý đúng khi bị mụn nhọt, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối, tránh gây hại con

Theo giới chuyên gia, để trẻ nhanh khỏi mụn nhọt, tránh bị biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần:

- Lau sạch và vệ sinh da bé bằng nước ấm, băng lại vùng da bị nhọt bằng một miếng gạc vô trùng. Thường xuyên thay băng để tránh lây lan.

- Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra.

- Cho trẻ dùng khăn mặt riêng, thường xuyên giặt ga giường, khăn tắm, phơi ngoài nắng.

- Không tự ý sử dụng thuốc bôi mụn nhọt cho trẻ mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

- Tuyệt đối không sờ, nắn, nặn khiến tình trạng mụn nhọt thêm nặng nề.

- Tuyệt đối không tùy tiện cho con uống kháng sinh. Muốn cho con dùng kháng sinh phải hỏi ý kiến bác sĩ.

- Khi tắm rửa, gội đầu cần cẩn trọng kỳ cọ nhẹ, tránh làm vỡ mụn nhọt.

- Dừng cho trẻ dùng sữa tắm lên vùng da bị mụn nhọt để tránh tình trạng kích thích nặng hơn.

- Cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu.

- Cho trẻ ăn uống khoa học, đủ chất, uống đủ nước để tăng đề kháng.

- Khi con xuất hiện dấu hiệu sốt, mệt mỏi, li bì, mụn nhọt sưng tấy bất thường hoặc không teo nhỏ sau 2 tuần cần đến bệnh viện can thiệp.

TH

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Bị nấm miệng phải làm sao?

Bị nấm miệng phải làm sao?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Top