Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già

Thứ sáu, 07:06 14/04/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Đa số những món "khoái khẩu" trong các món ăn được chế biến từ thịt lợn được khuyến cáo không nên ăn nhiều vì có chứa độc tố gây bệnh.

5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn5 nhóm người cần hạn chế ăn thịt lợn nếu không muốn bệnh nặng hơn

GĐXH - Thịt lợn đóng vai trò quan trọng để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn của con người. Nếu ăn ở mức độ vừa phải, thịt lợn có thể là bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Thịt lợn là món ăn thông dụng nhất trong mỗi bữa ăn gia đình, bởi đây là món dễ chế biến, từ luộc, rang, xào, chiên, nướng... và nhất là phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già.

Về dinh dưỡng, thịt lợn là nguồn cung cấp đầy đủ các chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Hầu như mọi bộ phận của lợn đều được tận dụng để chế biến ra các món ăn ngon. Tuy nhiên, có một số bộ phận lợn được khuyến cáo nên hạn chế tối đa vì ở đó chứa nhiều độc tố.

Thịt cổ lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Như chúng ta đã biết, hạch bạch huyết là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể, nhưng tập trung phổ biến nhất ở vùng cổ. Hạch chứa rất nhiều vi khuẩn, vius, mầm bệnh có thể truyền trực tiếp vào cơ thể.

Cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine, đây là chất gây ảnh hưởng tới nội tiết tố con người và việc chuyển hóa trong cơ thể.

Ngoài ra, do thịt cổ lợn thường có giá rẻ, nên nhiều thương lái thường trộn chung với các loại thịt khác, xay nhuyễn làm các món như bánh bao, nem, thịt nhồi. Vì thế, để an toàn cho sức khỏe, bạn nên hạn chế các món ăn chế biến từ thịt xay.

Gan lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Gan chính là nơi tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh. Chính vì thế, gan lợn trở thành một mối nguy tiềm ẩn. Nếu không biết cách chọn mua, vệ sinh cũng như chế biến, món ăn này có thể trở thành độc tố.

Theo kinh nghiệm, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.

Da lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Da lợn có vị mềm, dai và hương vị rất đặc trưng lại giàu collagen. Do đó, nữ giới sẽ rất thích da lợn vì nó có thể làm trì hoãn quá trình lão hóa, giúp làm đẹp da. Thế nhưng, da lợn lại chứa hàm lượng calo cao, dễ gây bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và các bệnh khác nên tốt nhất cần hạn chế tiêu thụ thường xuyên.

Óc lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Óc lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích, giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc. 

Nếu lạm dụng, lợi ích có thể chưa thấy nhưng nguy cơ gây bệnh béo phì, rối loạn mỡ máu, bệnh về tim mạch sẽ tăng cao đối với người ăn, nhất là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Ruột lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Lòng của lợn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất và vitamin, đồng thời tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên, đây là bộ phận chứa nhiều chất béo, ăn quá mức sẽ dẫn đến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. 

Ngoài ra, phần lòng già còn có chức năng bài tiết chất độc, chất thải nên bị coi là bộ phận bẩn nhất. Muốn ăn phải rửa thật sạch, nấu chín. Nếu sơ chế không kỹ lưỡng, thường sẽ có một lượng lớn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn…

Ngoài ra, ăn nhiều nội tạng cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.

Thận lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 7.

Ảnh minh họa

Thận lợn (hay còn gọi là quả cật) có nhiều cholesterol. Nếu ăn với số lượng lớn trong thời gian dài dễ gây xơ vữa động mạch vành. Những người thích ăn cật lợn nên chú ý hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp có lợi cho sức khỏe, đặc biệt những người có hàm lượng cholesterol cao càng phải chú ý, thường xuyên ăn thận lợn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, vì vậy người bệnh tim cũng nên chú ý hơn, ăn ít nhất có thể. Tốt nhất bệnh nhân nhồi máu cơ tim không nên ăn thận lợn.

Phổi lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 8.

Ảnh minh họa

Phổi có chức năng giúp lợn thở. Môi trường sống của lợn nhiều bụi bẩn, phân chuồng chứa vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong một thời gian dài. Lợn hay có thói quen hít ngửi sát đất, dễ dàng tiếp xúc với các yếu tố trên. Trong không gian như vậy, phổi lợn có xu hướng chứa một lượng lớn vi khuẩn và virus. Vì vậy tốt nhất không nên ăn.

Tiết lợn

Ăn thịt lợn cần tránh 8 món này, dù có thích mê cũng nên "ăn càng ít càng tốt" nếu không muốn bệnh tật lúc tuổi già - Ảnh 9.

Ảnh minh họa

Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút, bổ khí và dưỡng huyết.

Tuy nhiên, cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc.

Vì vậy, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Sau khi ăn cơm, người Việt nên từ bỏ thói quen này vì sẽ tàn phá dạ dày khủng khiếpSau khi ăn cơm, người Việt nên từ bỏ thói quen này vì sẽ tàn phá dạ dày khủng khiếp

GĐXH - Nhiều thói quen tưởng như tốt, nhưng làm ngay sau bữa cơm lại là nguyên nhân tàn phá dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa của cơ thể bạn.

Lý giải hiện tượng vì sao một số đàn ông ốm nghén khi vợ mang thai

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 6 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 20 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Top