Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách ứng dụng bài tập dưỡng sinh kinh điển giúp người cao tuổi đẩy lùi bệnh tật

Thứ bảy, 10:13 22/11/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Vào mỗi buổi sáng, tại các công viên, vườn hoa lớn hoặc các cung văn hóa thể thao, không khó để bắt gặp hình ảnh những người cao tuổi đang tập luyện các động tác mềm mại, uyển chuyển giống như võ thuật. Đó chính là các chiêu thức trong bài dưỡng sinh kinh điển Thái cực quyền (có nguồn gốc từ Trung Hoa - PV). Bài tập này có tác dụng tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và đặc biệt là giúp người cao tuổi sống thọ, sống khỏe hơn.

Bài tập phổ biến thế giới

Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Thái cực quyền. Theo một số tài liệu, bộ môn này ra đời từ cách đây hơn 300 năm do sự sáng tạo của một người họ Trần ở Trần Gia Câu (huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) tên là Vương Đình. Tại Việt Nam, cùng với sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung (trong đó có nhắc tới việc Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra Thái cực quyền), nhiều người tin rằng ông tổ của môn võ này chính là Trương Tam Phong. Tuy nhiên dựa trên cuốn sách “Thái cực quyền phổ” do Vương Tông Nhạc (dưới thời vua Càn Long) viết, ảnh hưởng đến các hệ phái Thái cực quyền sau này, các học giả ngày càng nghiêng về khả năng Vương Tông Nhạc mới là người khai sáng Thái cực quyền.

Tại Trung Hoa, có nhiều trường phái Thái cực quyền khác nhau nhưng người ta liệt kê được dòng họ lớn nhất, đó là Trần thức Thái cực quyền - tổng hợp cả 3 giá (Lão giá, Tân giá và Tiểu giá), Dương thức Thái cực quyền, Ngô thức Thái cực quyền, Võ thức Thái cực quyền, Tôn thức Thái cực quyền. Tuy nhiên hiện nay, trên thế giới chủ yếu phổ biến bài Thái cực quyền giản hóa 24 động tác của Dương gia Thái cực quyền và ngày càng được hưởng ứng.

Nét chính yếu của Thái cực quyền là mô phỏng các hiện tượng tự nhiên. Nhiều chiêu thức trong bài ít nhiều mang đặc tính lãng mạn và nhân văn, ví dụ như: “Vân thủ” (chiêu thức xoay tay như mây trắng xoay cuộn giữa trời xanh), “Bạch hạc lượng xí” (con chim hạc vui múa), “ngọc nữ xuyên thoa” (thiếu nữ may áo), “Chuyển thân bài liên” (lá sen lay động trước gió), “như phong tự bế” (như gió thổi làm cửa đóng), hải để châm (kim châm đáy bể)… Thái cực quyền cũng là bộ môn ứng dụng nội công rất thâm thúy và sâu sắc, với những tâm pháp mà các môn sinh phải thuộc nằm lòng để thi triển và ứng dụng hữu hiệu. Các chiêu thức trong bài quyền tuy đơn giản nhưng người tập phải trải qua quá trình tập luyện lâu dài mới có thể thấu hiểu được lý pháp. Với việc dùng lối thở bụng của Đạo gia, Thái cực quyền giúp người tập hô hấp không bị rối loạn, sức mạnh gia tăng, hình thành một công phu đặc thù trong võ học. Các động tác của bài quyền uyển chuyển và mềm mại, trong nhu có cương, dung hợp với học thuyết kinh mạch âm dương. Thái cực quyền đã trở thành một phương pháp tập luyện trong ngoài tương ứng, hình thức và tâm ý kết hợp.
Luyện Thái cực quyền có thể giúp người già đẩy lùi bệnh tật

Luyện Thái cực quyền có thể giúp người già đẩy lùi bệnh tật

Ở Việt Nam, sau quá trình du nhập, môn phái Thái cực quyền – Trường phái Trường sinh đạo (gọi tắt là Thái cực trường sinh đạo) đã được hình thành. Bài tập này được cụ Song Tùng truyền từ gia tộc đến các học viên tại các lớp học của Câu lạc bộ UNESCO Thái cực trường sinh đạo. Theo cụ Song Tùng, đây là bài Thái cực quyền kết hợp với luyện thiền từ Trung Quốc và Yoga Ấn Độ truyền bá sang Việt Nam, được cha ông chúng ta Việt hóa. Bài bao gồm 108 động tác, đồ hình và thủ pháp khá giống bài Dương gia Thái cực giản hóa 24 thức, tuy có khác ở điểm giữ thân trung chính, không nhấp nhô đầu. Nhưng hiện nay, đa số người cao tuổi ở nước ta thường tập theo bản dịch gốc bài quyền 24 thức từ họ Dương.

Tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật

Theo các tài liệu về Thái cực quyền, việc luyện tập bộ môn này giúp tập thở để cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, rèn luyện phổi, đặc biệt là tăng thể xốp, tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (còn gọi là hoành cách mô). Khi phổi được cung cấp đủ lượng oxy, các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết giúp tránh được các bệnh do thừa chất và vì vậy, nó còn có tác dụng giảm béo. Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các mạch máu, giúp cọ rửa mạch máu một cách tự nhiên làm lưu thông máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất, tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều bạch cầu đến hơn làm cho hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thể nên kháng được các loại vi trùng, vi rút xâm nhập cơ thể. Khi tập Thái cực quyền, người tập phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có những lúc chỉ đứng trên một chân. Điều này giúp rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi. Tập Thái cực quyền trong trạng thái thư giãn, thoải mái về trí não và cơ thể sẽ làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, giảm stress, cân bằng cảm xúc.

Trải nghiệm về việc tập luyện bài Thái cực quyền, bà Mai Thị Lan (83 tuổi, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi đã tập bài Thái cực quyền 24 thức được 5 năm rồi, sáng nào tôi cũng ra nhà văn hóa của phường để tập. Trước kia, lưng tôi hơi còng nhưng sau một thời gian tập bài quyền này, tôi đi đứng thẳng lưng hơn. Bên cạnh đó, không biết có phải do tập luyện không nhưng tôi thấy sức khỏe khá ổn định. Mỗi khi đi tập luyện về tôi thấy người rất khỏe mạnh. Tôi ăn được 2 bát cơm mỗi bữa và làm “ngon ơ” những việc gia đình. Không chỉ riêng tôi mà những người cùng tập luyện bài quyền này cũng đều cảm thấy khỏe hơn nhiều sau thời gian luyện tập, nhất là những người bị tim mạch hay huyết áp”. Bà Nguyễn Như Kính (63 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) cũng cho hay: “Sau khi nghỉ hưu, tôi bắt đầu tập luyện các động tác thể dục đơn giản. Nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, tôi chuyển sang tập Thái cực quyền. Ngày ấy, nghe mọi người nói tập bài quyền này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đẩy lùi được bệnh tật nên tôi cũng tập thử. Trước kia tôi bị mắc bệnh đau lưng nhưng sau một thời gian dài tập luyện, tôi không thấy bị đau lưng nữa, người khỏe khoắn và cũng ít khi ốm”.

Ba điểm chính mà người luyện tập Thái cực quyền cần nhớ là hít thở đúng cách, tập trung tư tưởng và chuyển động nhẹ nhàng. Hít thở đúng cách: Khi hít vào cũng như khi thở ra đều phải làm trong nhịp thật chậm, từ từ hít vào bằng mũi cho đến khi không còn hít thêm được nữa thì ngưng lại, nén hơi xuống bụng chừng 10 hay 15 giây, rồi thở ra cũng bằng mũi, thật chậm. Giai đoạn nén hơi này rất quan trọng vì theo các chuyên gia, khí oxy khi được hít mạnh vào sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, kích thích sinh hoạt của các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu và bắp thịt. Tập trung tư tưởng: Trong lúc làm động tác hít thở, tư tưởng phải hoàn toàn ổn định, nghĩa là cố theo dõi hơi thở của mình và tưởng tượng đến luồng khí mà ta hít vào hay thở ra, từ lúc bắt đầu chui vào lỗ mũi, qua ống mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi, bị nén xuống, đoạn trở lên trên mũi và ra ngoài. Nếu mở mắt ra mà thấy tâm trí xao nhãng thì nên nhắm mắt lại, chỉ theo dõi hơi thở bằng óc mà thôi. Chuyển động nhẹ nhàng: Khi tạo ra chuyển động, tuyệt đối không dùng đến gân cốt và bắp thịt, nghĩa là phải thật nhẹ nhàng. Tay và cơ thể đều xoay chuyển liên tục theo một đường vòng tròn, tưởng tượng như mình đang luân chuyển theo một dòng nước.   

Hai nghiên cứu độc lập đã cho thấy, tập Thái cực quyền kéo dài 12 tuần đủ để kích thích hệ miễn dịch, cắt giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại Đài Loan, 30 người bị tiểu đường tham gia học 37 động tác thái cực quyền dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia. Họ cũng được mang băng video về nhà để tập các tư thế chính xác. Mỗi tuần tập 3 buổi, mỗi buổi kéo dài 1 giờ. Đến cuối chương trình, các cuộc xét nghiệm cho thấy nhóm người này giảm đáng kể hàm lượng đường trong máu, hàm lượng tế bào và hóa chất quan trọng với phản ứng miễn dịch cũng được đẩy mạnh. Nghiên cứu thứ hai do Đại học Queensland, Australia, thực hiện trên 11 người bị bệnh. Những người này tham gia các buổi học thái cực quyền 3 buổi một tuần, mỗi buổi kéo dài 60-90 phút. Ngoài việc giảm lượng đường trong máu, những người tham gia cũng giảm cân và hạ huyết áp. Khả năng kháng insulin cũng tăng cường. Họ còn ngủ ngon hơn, khỏe khoắn hơn, ít bị đau và ít thèm ăn đồ ngọt. Bài tập Thái cực quyền đòi hỏi sự hướng dẫn kỹ càng nên người cao tuổi muốn tập cần xem băng hình hoặc có người hướng dẫn.

(Còn nữa…)

Thanh Hiên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Đối với nhiều phụ nữ, nỗi sợ không thể mang thai là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi phát hiện mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, cho hiệu quả ngừa thai cao. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng dùng được que cấy tránh thai, những trường hợp dưới đây được chống chỉ định với phương pháp ngừa thai này.

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh Thalasemia) là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế ở các trung tâm y tế phụ trách về mảng chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều 30/5, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024.

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Tại Gia Lai, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như trầm cảm, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ tình dục…

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Trong những năm qua, Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai nhiều biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo dữ liệu dân cư.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5, thảo luận tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng mạnh hiện nay.

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Ninh Bình: Quan tâm công tác y tế dự phòng - dân số bằng chính sách đặc thù

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành về Quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế dự phòng - dân số trên địa bàn tỉnh.

Top