Cách ứng dụng bài tập dưỡng sinh kinh điển giúp người cao tuổi đẩy lùi bệnh tật
GiadinhNet - Vào mỗi buổi sáng, tại các công viên, vườn hoa lớn hoặc các cung văn hóa thể thao, không khó để bắt gặp hình ảnh những người cao tuổi đang tập luyện các động tác mềm mại, uyển chuyển giống như võ thuật. Đó chính là các chiêu thức trong bài dưỡng sinh kinh điển Thái cực quyền (có nguồn gốc từ Trung Hoa - PV). Bài tập này có tác dụng tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và đặc biệt là giúp người cao tuổi sống thọ, sống khỏe hơn.
Bài tập phổ biến thế giới
Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Thái cực quyền. Theo một số tài liệu, bộ môn này ra đời từ cách đây hơn 300 năm do sự sáng tạo của một người họ Trần ở Trần Gia Câu (huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) tên là Vương Đình. Tại Việt Nam, cùng với sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung (trong đó có nhắc tới việc Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra Thái cực quyền), nhiều người tin rằng ông tổ của môn võ này chính là Trương Tam Phong. Tuy nhiên dựa trên cuốn sách “Thái cực quyền phổ” do Vương Tông Nhạc (dưới thời vua Càn Long) viết, ảnh hưởng đến các hệ phái Thái cực quyền sau này, các học giả ngày càng nghiêng về khả năng Vương Tông Nhạc mới là người khai sáng Thái cực quyền.
Tại Trung Hoa, có nhiều trường phái Thái cực quyền khác nhau nhưng người ta liệt kê được dòng họ lớn nhất, đó là Trần thức Thái cực quyền - tổng hợp cả 3 giá (Lão giá, Tân giá và Tiểu giá), Dương thức Thái cực quyền, Ngô thức Thái cực quyền, Võ thức Thái cực quyền, Tôn thức Thái cực quyền. Tuy nhiên hiện nay, trên thế giới chủ yếu phổ biến bài Thái cực quyền giản hóa 24 động tác của Dương gia Thái cực quyền và ngày càng được hưởng ứng.

Luyện Thái cực quyền có thể giúp người già đẩy lùi bệnh tật
Ở Việt Nam, sau quá trình du nhập, môn phái Thái cực quyền – Trường phái Trường sinh đạo (gọi tắt là Thái cực trường sinh đạo) đã được hình thành. Bài tập này được cụ Song Tùng truyền từ gia tộc đến các học viên tại các lớp học của Câu lạc bộ UNESCO Thái cực trường sinh đạo. Theo cụ Song Tùng, đây là bài Thái cực quyền kết hợp với luyện thiền từ Trung Quốc và Yoga Ấn Độ truyền bá sang Việt Nam, được cha ông chúng ta Việt hóa. Bài bao gồm 108 động tác, đồ hình và thủ pháp khá giống bài Dương gia Thái cực giản hóa 24 thức, tuy có khác ở điểm giữ thân trung chính, không nhấp nhô đầu. Nhưng hiện nay, đa số người cao tuổi ở nước ta thường tập theo bản dịch gốc bài quyền 24 thức từ họ Dương.
Tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật
Theo các tài liệu về Thái cực quyền, việc luyện tập bộ môn này giúp tập thở để cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, rèn luyện phổi, đặc biệt là tăng thể xốp, tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (còn gọi là hoành cách mô). Khi phổi được cung cấp đủ lượng oxy, các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết giúp tránh được các bệnh do thừa chất và vì vậy, nó còn có tác dụng giảm béo. Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các mạch máu, giúp cọ rửa mạch máu một cách tự nhiên làm lưu thông máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất, tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều bạch cầu đến hơn làm cho hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thể nên kháng được các loại vi trùng, vi rút xâm nhập cơ thể. Khi tập Thái cực quyền, người tập phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có những lúc chỉ đứng trên một chân. Điều này giúp rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi. Tập Thái cực quyền trong trạng thái thư giãn, thoải mái về trí não và cơ thể sẽ làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, giảm stress, cân bằng cảm xúc.
Trải nghiệm về việc tập luyện bài Thái cực quyền, bà Mai Thị Lan (83 tuổi, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi đã tập bài Thái cực quyền 24 thức được 5 năm rồi, sáng nào tôi cũng ra nhà văn hóa của phường để tập. Trước kia, lưng tôi hơi còng nhưng sau một thời gian tập bài quyền này, tôi đi đứng thẳng lưng hơn. Bên cạnh đó, không biết có phải do tập luyện không nhưng tôi thấy sức khỏe khá ổn định. Mỗi khi đi tập luyện về tôi thấy người rất khỏe mạnh. Tôi ăn được 2 bát cơm mỗi bữa và làm “ngon ơ” những việc gia đình. Không chỉ riêng tôi mà những người cùng tập luyện bài quyền này cũng đều cảm thấy khỏe hơn nhiều sau thời gian luyện tập, nhất là những người bị tim mạch hay huyết áp”. Bà Nguyễn Như Kính (63 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) cũng cho hay: “Sau khi nghỉ hưu, tôi bắt đầu tập luyện các động tác thể dục đơn giản. Nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, tôi chuyển sang tập Thái cực quyền. Ngày ấy, nghe mọi người nói tập bài quyền này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đẩy lùi được bệnh tật nên tôi cũng tập thử. Trước kia tôi bị mắc bệnh đau lưng nhưng sau một thời gian dài tập luyện, tôi không thấy bị đau lưng nữa, người khỏe khoắn và cũng ít khi ốm”.
Ba điểm chính mà người luyện tập Thái cực quyền cần nhớ là hít thở đúng cách, tập trung tư tưởng và chuyển động nhẹ nhàng. Hít thở đúng cách: Khi hít vào cũng như khi thở ra đều phải làm trong nhịp thật chậm, từ từ hít vào bằng mũi cho đến khi không còn hít thêm được nữa thì ngưng lại, nén hơi xuống bụng chừng 10 hay 15 giây, rồi thở ra cũng bằng mũi, thật chậm. Giai đoạn nén hơi này rất quan trọng vì theo các chuyên gia, khí oxy khi được hít mạnh vào sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, kích thích sinh hoạt của các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu và bắp thịt. Tập trung tư tưởng: Trong lúc làm động tác hít thở, tư tưởng phải hoàn toàn ổn định, nghĩa là cố theo dõi hơi thở của mình và tưởng tượng đến luồng khí mà ta hít vào hay thở ra, từ lúc bắt đầu chui vào lỗ mũi, qua ống mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi, bị nén xuống, đoạn trở lên trên mũi và ra ngoài. Nếu mở mắt ra mà thấy tâm trí xao nhãng thì nên nhắm mắt lại, chỉ theo dõi hơi thở bằng óc mà thôi. Chuyển động nhẹ nhàng: Khi tạo ra chuyển động, tuyệt đối không dùng đến gân cốt và bắp thịt, nghĩa là phải thật nhẹ nhàng. Tay và cơ thể đều xoay chuyển liên tục theo một đường vòng tròn, tưởng tượng như mình đang luân chuyển theo một dòng nước.
Hai nghiên cứu độc lập đã cho thấy, tập Thái cực quyền kéo dài 12 tuần đủ để kích thích hệ miễn dịch, cắt giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại Đài Loan, 30 người bị tiểu đường tham gia học 37 động tác thái cực quyền dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia. Họ cũng được mang băng video về nhà để tập các tư thế chính xác. Mỗi tuần tập 3 buổi, mỗi buổi kéo dài 1 giờ. Đến cuối chương trình, các cuộc xét nghiệm cho thấy nhóm người này giảm đáng kể hàm lượng đường trong máu, hàm lượng tế bào và hóa chất quan trọng với phản ứng miễn dịch cũng được đẩy mạnh. Nghiên cứu thứ hai do Đại học Queensland, Australia, thực hiện trên 11 người bị bệnh. Những người này tham gia các buổi học thái cực quyền 3 buổi một tuần, mỗi buổi kéo dài 60-90 phút. Ngoài việc giảm lượng đường trong máu, những người tham gia cũng giảm cân và hạ huyết áp. Khả năng kháng insulin cũng tăng cường. Họ còn ngủ ngon hơn, khỏe khoắn hơn, ít bị đau và ít thèm ăn đồ ngọt. Bài tập Thái cực quyền đòi hỏi sự hướng dẫn kỹ càng nên người cao tuổi muốn tập cần xem băng hình hoặc có người hướng dẫn.
(Còn nữa…)
Thanh Hiên

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 15 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.