Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý

Thứ ba, 13:32 21/02/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Nửa giờ đến một giờ sau bữa ăn, lượng đường trong máu tăng nhanh và đạt đến đỉnh điểm. Người mắc bệnh tiểu đường cần rất lưu ý.

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn không uống rượu trong một tháng? 3 thay đổi này bạn có thể thíchĐiều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn không uống rượu trong một tháng? 3 thay đổi này bạn có thể thích

GĐXH - Thực tế uống rượu đúng cách có thể mang lại một số tác dụng tốt cho cơ thể. Nhưng nếu uống thường xuyên, bạn sẽ phải chống đỡ với nhiều tác hại do rượu gây ra.

Lượng đường trong máu bình thường là bao nhiêu?

Lượng đường trong máu ngày càng tăng cao, đe dọa sức khỏe nên nhiều người bắt đầu quan tâm đến lượng đường trong máu của mình. Thậm chí nhiều người chưa bị tiểu đường cũng thường xuyên đo chỉ số này. 

Trong cuộc sống hiện đại, thói quen hàng ngày của chúng ta đang thay đổi. Để có món ăn ngon, chúng ta đang bổ sung rất nhiều chất phụ gia và dầu trong các bữa ăn. Về lâu dài, ăn những thực phẩm này sẽ làm giảm tỷ lệ trao đổi chất và tăng lượng đường trong máu. Từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy của đường và gây ra bệnh tiểu đường.

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý  - Ảnh 2.

Lượng đường trong máu nên dao động trong khoảng đường huyết lúc đói từ 3,9 đến 6,1

Phạm vi bình thường của lượng đường trong máu nên dao động trong khoảng đường huyết lúc đói từ 3,9 đến 6,1. Nửa giờ đến một giờ sau bữa ăn, lượng đường trong máu tăng nhanh và đạt đến đỉnh điểm. Thông thường, lượng đường trong máu cao nhất là dưới 10,01. Đến 2 giờ sau và lượng đường trong máu bắt đầu giảm xuống. Sau 3 giờ, đường huyết xuống dưới 7.82 và đến khi bạn đói, đường huyết dao động trong khoảng 3,9 đến 6,1.

Do đó, sau bữa ăn hai giờ, bạn nên xem xét đường huyết bất thường. Đồng thời dựa trên hai nguyên nhân gây ra đường huyết bất thường để chẩn đoán và loại trừ bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Có 5 dấu hiệu bạn cần đặc biệt lưu ý về đường huyết của mình, không nên bỏ qua.

5 dấu hiệu cho thấy nguy cơ lượng đường trong máu cao

1. Thị lực kém

Với sự phổ biến của TV, máy tính và điện thoại di động, công việc và cuộc sống của mọi người ngày càng không thể tách rời khỏi các sản phẩm điện tử này. Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị trên khiến nhiều người bị tăng nhãn áp và suy giảm thị lực.

Tuy nhiên, bạn đừng mù quáng nghĩ rằng sử dụng các sản phẩm điện tử làm giảm thị lực. Ngoài các bệnh về mắt, nó rất có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường. Bởi bệnh tiểu đường sẽ làm tăng lượng đường glucose trong máu, khiến nhãn cầu bị vẹo ảnh hưởng đến thị lực.

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý  - Ảnh 4.

2. Tiểu đêm nhiều hoặc nước tiểu có bọt

Trong trường hợp bình thường, mỗi người đi tiểu vào ban đêm 1-2 lần. Lượng nước tiểu khoảng 300-400 ml. Nếu số lần đi tiểu ban đêm nhiều hơn 3 lần hoặc lượng nước tiểu vượt quá 750 ml vào ban đêm thì gọi là tiểu đêm nhiều. Lúc này có thể là ống thận đã bị tổn thương. Trong nước tiểu xuất hiện bọt nhỏ, có thể là albumin niệu vi lượng (xuất hiện khi thận rò rỉ một lượng nhỏ albumin vào trong nước tiểu). Điều này phần lớn liên quan đến đường huyết tăng cao, thậm chí đôi khi gây ra bởi bệnh thận đái tháo đường.

3. Ngứa da

Lượng đường trong máu quá cao thực sự nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người cảm thấy ngứa da không rõ nguyên nhân. Điều đó có nghĩa là lượng đường trong máu quá cao và các bệnh ngoài da đã được loại trừ. Qua kiểm tra, có thể thấy là do lượng đường trong máu cao liên tục kích thích các mô da và niêm mạc phát ra cảnh báo. 

Dưới ảnh hưởng của lượng đường trong máu cao, sức đề kháng của da trở nên yếu, và các triệu chứng bất lợi khác nhau cũng sẽ xuất hiện. Đặc điểm rõ ràng là ngứa da không thể giải thích được trên nhiều bộ phận của cơ thể. Lời cảnh báo được đưa ra đối với bệnh tiểu đường là nên kiểm soát lượng đường trong máu hợp lý để giảm bớt tình trạng ngứa nhiều nơi trên cơ thể.

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý  - Ảnh 5.

4. Khó chịu đường tiêu hóa

Khi đường huyết tăng cao, người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng trên, tích tụ thức ăn, khó tiêu… Tuy các triệu chứng rõ ràng hơn nhưng nhiều người bệnh sẽ lầm tưởng là do các bệnh đường tiêu hóa hoặc chế độ ăn uống không sạch sẽ gây ra. Nếu tình trạng khó chịu đường tiêu hóa kéo dài cần cảnh giác. Bạn có thể đến khoa tiêu hóa hoặc khoa nội tiết của bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.

5. Tay chân tê bì

Lượng đường trong máu tăng cao cũng khiến cơ chế cơ thể thay đổi. Lượng đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể con người. Khi máu lưu thông đến các tứ chi của cơ thể con người, các chi thường bị tê liệt do lượng máu cung cấp bị chậm lại.

Khi thấy những dấu hiệu này bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu và kê đơn thuốc phù hợp. Đồng thời kiểm soát nó thông qua việc kiểm soát thuốc, tập thể dục và ăn kiêng cùng một lúc.

Sau một thời gian điều trị y tế, sự gia tăng lượng đường trong máu có thể được kiểm soát một cách hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường và các bệnh khác do lượng đường trong máu cao lâu dài gây ra.

Điều gì xảy ra khi lượng đường trong máu cao? 5 dấu hiệu người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý  - Ảnh 6.

Một số cách hạ đường huyết 

1. Thuốc uống

Những người không béo phì có thể dùng gliclazide, glimepiride và repaglinide để hạ đường huyết, và những người béo phì có thể dùng metformin, pioglitazone và acarbose để hạ đường huyết.

2. Ăn kiêng

Ăn kiêng là cách tốt hơn để kiểm soát đường huyết. Một số bệnh nhân nhẹ có thể đạt được mục tiêu hạ đường huyết chỉ nhờ chế độ ăn hợp lý. Đối với bệnh nhân tăng đường huyết, không nên chọn thức ăn quá nhiều calo, miễn là đáp ứng được nhu cầu sinh lý của họ. Về tỷ lệ khẩu phần ăn, lương thực chủ yếu là rau, đạm và thịt mỗi loại nên chiếm 1/3.

3. Tập thể dục

Tăng cường vận động có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp hạ đường huyết. Việc tập luyện phải tuân theo nguyên tắc kiên trì, làm đến nơi đến chốn, từng bước một.

Thói quen quyết định cân nặng! Người có 7 thói quen này dù ăn ít vẫn béo!Thói quen quyết định cân nặng! Người có 7 thói quen này dù ăn ít vẫn béo!

GĐXH - Nhiều người ăn rất ít nhưng cân nặng vẫn không không giảm, thậm chí cơ thể vẫn béo phì. Nguyên nhân là do đâu?

Mai Anh (theo ABLW)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 2 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 14 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top