Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng chủ quan khi mắt con bỗng “xanh như mắt mèo”

Thứ tư, 12:13 27/05/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo BS Nguyễn Xuân Tịnh – Phó trưởng khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt Trung ương), mỗi năm bệnh viện tiếp nhận điều trị cho khoảng 50 trẻ bị ung thư võng mạc. Bệnh này chiếm tỷ lệ khá cao trong các loại ung thư ở trẻ. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi và trẻ sẽ có cuộc sống bình thường…

 

Có thể phát hiện ung thư võng mạc khi thấy 1 hoặc 2 đồng tử màu trắng hay vàng khi chụp ảnh buổi tối có dùng đèn flash.            -
Ảnh TL
Có thể phát hiện ung thư võng mạc khi thấy 1 hoặc 2 đồng tử màu trắng hay vàng khi chụp ảnh buổi tối có dùng đèn flash. - Ảnh TL

 

Cả hai bố con đều mắc ung thư võng mạc

Mỗi lúc chụp ảnh cho con gái 22 tháng tuổi, chị Lê Thị Quỳnh (ở Hà Nội) lại thấy mắt con gái có đốm sáng trong tấm ảnh nhưng chị nghĩ, đó chỉ là do hiệu ứng ánh sáng thông thường. Mãi đến khi thấy con có biểu hiện nhìn ngày càng kém đi, vợ chồng chị Quỳnh mới hốt hoảng đưa con vào Bệnh viện Mắt Trung ương. Nhưng đã quá muộn! Bác sĩ phải quyết định múc bỏ mắt phải vì bé đã bị ung thư võng mạc. Nguy hiểm hơn, các chuyên gia còn nhận thấy có khối u xâm lấn thần kinh thị giác của bé. Bệnh nhân lại phải chuyển sang Khoa Ung bướu của Bệnh viện Nhi Trung ương để xạ trị.

Gần đây, Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân sơ sinh chưa đầy 2 tháng tuổi. Bệnh nhi sinh non này chỉ nặng 1,5 kg, được phát hiện mắc ung thư võng mạc cả hai mắt trong đợt khám sàng lọc trẻ sinh non (một chương trình phối hợp giữa Bệnh viện Nhi  Trung ương và Bệnh viện Mắt Trung ương). Đáng chú ý, bố của bệnh nhi này mới 24 tuổi (quê ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cũng từng mắc ung thư võng mạc năm 2 tuổi và phải bỏ một mắt.

Theo các bác sĩ, căn nguyên của ung thư võng mạc thường là do gene. 6% trẻ mắc bệnh này có liên quan đến yếu tố gia đình (trong gia đình có người từng bị bệnh). Biểu hiện sớm của ung thư võng mạc là khi trẻ được vài tháng tuổi (thậm chí vài ngày tuổi) đến 1 tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở cả hai mắt, có thể bị một loại ung thư khác đi kèm. 94% trường hợp còn lại không liên quan đến yếu tố gia đình. Loại này do đột biến gene, trong đó 80% không có khả năng di truyền và 20% có khả năng di truyền.

Phát hiện sớm có thể chữa khỏi

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh ung thư võng mạc thường là khi nhìn vào mắt trẻ sẽ thấy đồng tử có ánh trắng (56% trường hợp bệnh được phát hiện nhờ dấu hiệu này, nhất là vào ban đêm hoặc trong phòng tối vì khi đó đồng tử giãn). Cũng có thể thấy 1 hoặc 2 đồng tử màu trắng hoặc vàng khi chụp ảnh buổi tối có dùng đèn flash.

Triệu chứng này thường được mô tả bằng nhiều thuật ngữ y học khác nhau như: "mắt mèo", "mắt thú", "mắt có ánh sáng lập lòe", "mắt có ánh sáng lấp lánh, rực rỡ". Dấu hiệu thứ hai là mắt bị lé (lác). 34% trường hợp bệnh được phát hiện nhờ dấu hiệu này. Đặc biệt, nếu trẻ bị lé trong vòng 6 tháng tuổi thì nên nghi ngờ bị ung thư võng mạc. Tuy nhiên cần lưu ý, lé cũng là một biểu hiện thường gặp của tật khúc xạ, cần được phát hiện, điều trị sớm. Dấu hiệu thị lực kém chiếm khoảng 8% trường hợp bệnh ung thư võng mạc được phát hiện. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác ở giai đoạn muộn như mắt đỏ và đau nhức mắt do tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, viêm tế bào hốc mắt, xuất huyết tự nhiên…

Theo BS Nguyễn Xuân Tịnh – Phó trưởng khoa Mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt Trung ương), hiện ở Việt Nam chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh ung thư võng mạc hàng năm. Theo một số nghiên cứu, bệnh này đứng hàng thứ 4 ở trẻ em dưới 15 tuổi. BS Nguyễn Xuân Tịnh cũng cho hay: Số lượng bệnh nhân bị ung thư võng mạc tìm đến Bệnh viện Mắt Trung ương có chiều hướng gia tăng. Mỗi năm, phát hiện trên 50 trường hợp.Việc bác sĩ chọn lựa phương thức điều trị phụ thuộc vào khả năng bảo tồn thị lực, kích thước, vị trí khối u, tuổi của bệnh nhân.

“Những bệnh nhi bị ung thư võng mạc, nếu được phát hiện sớm, hoàn toàn có thể cứu được cả hai mắt mà không cần phải bỏ nhãn cầu. Nếu muộn, bệnh nhân phải cắt bỏ nhãn cầu, thay mắt giả. Nếu đáp ứng tốt trong khâu điều trị, có thể kéo dài cuộc sống như một người bình thường. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải phát hiện sớm, đến bệnh viện chuyên khoa kịp thời để được tư vấn và điều trị…”, BS Nguyễn Xuân Tịnh khuyến cáo.

 

Theo tài liệu nghiên cứu về ung thư võng mạc ở trẻ của ThS.BS Phạm Thị Việt Hương (Khoa Nhi, Bệnh viện K Trung ương): Tỷ lệ sống thêm 5 năm của trẻ em ung thư võng mạc ở Mỹ là trên 90%.

Ở Việt Nam, tỷ lệ chữa khỏi ung thư võng mạc cũng khá cao. Bệnh nếu có di căn thì thường di căn trong vòng 1 năm đầu. Trẻ sống thêm, không tái phát trong vòng 5 năm được coi là chữa khỏi. Cách phòng bệnh tốt nhất là các phụ huynh nên quan tâm đến con cái, thường xuyên quan sát tròng đen mắt của trẻ và đưa đi khám ngay khi có những dấu hiệu khác thường.

Tri Thường/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất

8 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một nhóm các bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền từ người sang người qua hoạt động tình dục. STI do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Nếu không được điều trị có nguy cơ dẫn đến bệnh tật lâu dài và vô sinh.

Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Đối với nhiều phụ nữ, nỗi sợ không thể mang thai là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi phát hiện mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Những trường hợp chống chỉ định với cấy que tránh thai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, cho hiệu quả ngừa thai cao. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng dùng được que cấy tránh thai, những trường hợp dưới đây được chống chỉ định với phương pháp ngừa thai này.

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là bệnh Thalasemia) là một bệnh di truyền - bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức tập huấn sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế ở các trung tâm y tế phụ trách về mảng chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Bắc Kạn triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều 30/5, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai công tác phối hợp truyền thông Dân số và phát triển năm 2024.

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Tại Gia Lai, ngành chức năng đã triển khai nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

11 câu hỏi thường gặp của phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố, dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như trầm cảm, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ tình dục…

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Quảng Trị: Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Trong những năm qua, Chi cục Dân số tỉnh Quảng Trị đã tích cực triển khai nhiều biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo dữ liệu dân cư.

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và tốc độ già hóa dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5, thảo luận tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng mạnh hiện nay.

Top