Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giật mình vì lý do ngồi trong văn phòng cũng mắc 'bệnh mùa mưa bão'

Thứ bảy, 20:21 11/09/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Cơn bão số 5 Conson đang gây mưa lớn ở các tỉnh từ Huế đến Bình Định. Sau mưa bão các bệnh da liễu gia tăng. Nhưng điều giật mình là những người ngồi trong văn phòng cũng mắc "bệnh mùa mưa bão", cần điều trị kịp thời.

Theo quy luật hàng năm, mùa mưa bão ở Bắc Bộ tập trung từ cuối tháng 9 đầu tháng 10, ở miền Trung và Tây Nguyên mưa dồn dập tháng 10 và 11, và có thể kéo dài sang tháng 12.

Khoảng thời gian mưa bão nhiều cũng là thời điểm các mầm bệnh sinh sôi nảy nở nhanh, trong đó có các bệnh da liễu, mà nguyên nhân do cơ thể mất cân bằng năng lượng, thói quen ăn uống, lối sống chưa phù hợp, thời tiết ẩm ướt...

Thời điểm trong và sau mưa bão có khá nhiều bệnh da liễu hay gặp như ghẻ, nấm, mần ngứa, hắc lào… Nguyên nhân là do sau mỗi trận mưa lũ, bão vệ sinh môi trường bẩn, nguồn nước bị ô nhiễm sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh da liễu (hay gặp là nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân, mẩn ngứa...).

Giật mình vì lý do ngồi trong văn phòng cũng mắc bệnh mùa mưa bão - Ảnh 2.

Bệnh da liễu rất dễ mắc mùa mưa lũ, kể cả với dân văn phòng. Ảnh minh họa.

Dân văn phòng sẽ giật mình bởi mùa mưa bão có những bệnh da liễu trên không chỉ người dân vùng lũ bão, mà cả những người làm việc ngồi trong văn phòng cũng dễ mắc - do môi trường đặc thù nơi làm việc phải đi giày cả ngày và liên tục nên bình thường bàn chân đã ra mồ hôi, bí bức vì bị lồng trong giày, không khí khó lưu thông, gây hôi, ẩm.

Mùa mưa bão độ ẩm cao, hoặc bị ướt giày, tất chưa kịp khô... rất dễ mắc những bệnh da liễu trên. Vì vậy tuy làm việc trong văn phòng tưởng không bị ảnh hưởng gì, nhưng thực tế vẫn mắc bệnh da liễu mùa mưa bão.

Các bác sĩ cũng chỉ ra một số bệnh da liễu hay mắc mùa mưa bão như sau:

Nước ăn chân: Hay gặp ở kẽ ngón chân, gây ngứa gãi, đau rát… do nhiễm trùng, gây vết trợt loét sâu và lan rộng khiến bệnh nhân sưng đau, đi lại khó khăn. Nguyên nhân do lội nước tù đọng, đi giầy ẩm ướt mà sinh bệnh.

Giật mình vì lý do ngồi trong văn phòng cũng mắc bệnh mùa mưa bão - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Lời khuyên: Khi có dấu hiệu nước ăn chân (hoặc mỗi khi lội nước, gặp mưa ướt) cần rửa chân sạch, sau đó bôi thuốc chống nấm. giúp chân khô thoáng, vệ sinh giày dép thật cẩn thận giúp chân khô thoáng. Tránh đi giày ẩm ướt để hạn chế bị nhiễm nấm chân.

Dân gian có nhiều cách chữa trị nước ăn chân dễ thực hiện, nhưng đều cần phải rửa thật sạch chân bằng nước nước muối ấm, lau khô bằng khăn bông sạch rồi bôi lá thuốc (tùy vùng mà dùng các loại lá trị nước ăn chân như:

- Dùng búp ổi, thêm vài hạt muối giã nát đắp vào chỗ bị nước ăn chân.

- Nấu lá chè xanh đặc để ngâm rửa chân, có tác dụng sát khuẩn, làm dịu da rất tốt.

- Lấy khoảng 10 lá trầu đun sôi với nửa lít nước, để nguội; cho một cục phèn chua vào. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa (trầu không sát khuẩn, phèn chua làm khô chống ngứa và sát trùng).

Phòng bệnh nước ăn chân cần giữ chân sạch. Nếu phải lội nước bẩn về cần rửa chân kỹ bằng nước sạch, lau khô các kẽ ngón chân. Không dùng móng tay gãi ngứa vì sẽ làm sứt sát chỗ ngứa càng dễ nhiễm khuẩn. Nếu vết nước ăn chân tiến triển nặng như kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ… cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Dân văn phòng cố gắng để bàn chân thoáng khí bên ngoài, không nên đi giày suốt ngày. Nếu chân bị ẩm ướt cần làm sạch, khô ngay.

Ghẻ: Bệnh điển hình hay gặp sau mưa lũ, lây truyền rất nhanh. Ghẻ hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách... gây ngứa nhiều, rất khó chịu.

Lời khuyên: Chú ý vệ sinh cá nhân, bôi thuốc chữa ghẻ để không biến chứng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa, còn lây lan ra cộng đồng. Giữ sạch cơ thể, thường xuyên dọn dẹp phòng ốc, nhà cửa, phơi chăn đệm... Đi mưa, lội nước về cần lau khô người, tóc.

Hoặc dùng lá khế, lá chè xanh, lá xuyên tâm liên để tắm hàng ngày sẽ khỏi.

Mụn mủ: Hay gặp do vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp bẩn sau mưa bão… khiến da bị tổn thương, trầy xước, bị vi khuẩn tấn công tạo thành những mụn mủ.

Lời khuyên: Khi bị xước, loét da phải nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch, cồn nhẹ. Nên sớm đi khám để bác sĩ kê đơn uống kháng sinh để tránh biến chứng.

Giật mình vì lý do ngồi trong văn phòng cũng mắc bệnh mùa mưa bão - Ảnh 4.

Mưa lũ là điều kiện lý tưởng cho các bệnh da liễu phát triển. Ảnh minh họa.

Viêm nang lông, viêm kẽ: Mắc bệnh do ngâm nước bị nhiễm bẩn, cơ thể không sạch, ẩm ướt... vì nước mưa, nước bẩn... khiến vi khuẩn phát triển mạnh ở nang lông (tóc, nách, ở bộ phận sinh dục...) mà sinh những mụn nhỏ gây ngứa, chảy dịch, loét.

Người béo rất hay mắc do bị vi khuẩn tấn công ở bẹn, nách, nơi lằn vú... do mưa bão, ẩm thấp, mồ hôi ứ đọng... gây thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, không ngứa (duy ở vùng bẹn có cảm giác châm chích khó chịu).

Nguyên nhân do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng... tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Lời khuyên: Hãy sát khuẩn cơ thể tại những vị trí đó bằng cồn, uống thuốc kháng sinh, tránh gãi vì khiến da bị tổn thương sâu. Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, đi mưa về phải lau khô đầu tóc.

Bệnh này những người hay tiếp xúc với nước cống rãnh, đường phố... càng dễ phát sinh một số bệnh về da. Do đó cần mang dụng cụ bảo hộ lao động để hạn chế bệnh viêm da.

Ngoài ra sau mưa bão còn hay gặp các bệnh chốc lở (là những mụn nước, mụn mủ tập trung ở vùng da hở, tay chân...), bệnh chàm (do tiếp xúc với độ ẩm cao khiến da mất khả năng giữ ẩm, chuyển màu, bị khô ngứa, ửng đỏ, phồng rộp), nấm hắc lào (da bị ẩm ướt, xuất hiện các mảng đỏ hình tròn ở vùng cổ, nách, lòng bàn chân, dễ lây lan). Những bệnh này cần giữ da sạch sẽ, tránh dùng chung đồ vật cá nhân với người khác để tránh lây lan.

Bác sĩ gia đình Lê Quân



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 14 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 15 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top