Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giật mình vì lý do ngồi trong văn phòng cũng mắc 'bệnh mùa mưa bão'

Thứ bảy, 20:21 11/09/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Cơn bão số 5 Conson đang gây mưa lớn ở các tỉnh từ Huế đến Bình Định. Sau mưa bão các bệnh da liễu gia tăng. Nhưng điều giật mình là những người ngồi trong văn phòng cũng mắc "bệnh mùa mưa bão", cần điều trị kịp thời.

Theo quy luật hàng năm, mùa mưa bão ở Bắc Bộ tập trung từ cuối tháng 9 đầu tháng 10, ở miền Trung và Tây Nguyên mưa dồn dập tháng 10 và 11, và có thể kéo dài sang tháng 12.

Khoảng thời gian mưa bão nhiều cũng là thời điểm các mầm bệnh sinh sôi nảy nở nhanh, trong đó có các bệnh da liễu, mà nguyên nhân do cơ thể mất cân bằng năng lượng, thói quen ăn uống, lối sống chưa phù hợp, thời tiết ẩm ướt...

Thời điểm trong và sau mưa bão có khá nhiều bệnh da liễu hay gặp như ghẻ, nấm, mần ngứa, hắc lào… Nguyên nhân là do sau mỗi trận mưa lũ, bão vệ sinh môi trường bẩn, nguồn nước bị ô nhiễm sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh da liễu (hay gặp là nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân, mẩn ngứa...).

Giật mình vì lý do ngồi trong văn phòng cũng mắc bệnh mùa mưa bão - Ảnh 2.

Bệnh da liễu rất dễ mắc mùa mưa lũ, kể cả với dân văn phòng. Ảnh minh họa.

Dân văn phòng sẽ giật mình bởi mùa mưa bão có những bệnh da liễu trên không chỉ người dân vùng lũ bão, mà cả những người làm việc ngồi trong văn phòng cũng dễ mắc - do môi trường đặc thù nơi làm việc phải đi giày cả ngày và liên tục nên bình thường bàn chân đã ra mồ hôi, bí bức vì bị lồng trong giày, không khí khó lưu thông, gây hôi, ẩm.

Mùa mưa bão độ ẩm cao, hoặc bị ướt giày, tất chưa kịp khô... rất dễ mắc những bệnh da liễu trên. Vì vậy tuy làm việc trong văn phòng tưởng không bị ảnh hưởng gì, nhưng thực tế vẫn mắc bệnh da liễu mùa mưa bão.

Các bác sĩ cũng chỉ ra một số bệnh da liễu hay mắc mùa mưa bão như sau:

Nước ăn chân: Hay gặp ở kẽ ngón chân, gây ngứa gãi, đau rát… do nhiễm trùng, gây vết trợt loét sâu và lan rộng khiến bệnh nhân sưng đau, đi lại khó khăn. Nguyên nhân do lội nước tù đọng, đi giầy ẩm ướt mà sinh bệnh.

Giật mình vì lý do ngồi trong văn phòng cũng mắc bệnh mùa mưa bão - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Lời khuyên: Khi có dấu hiệu nước ăn chân (hoặc mỗi khi lội nước, gặp mưa ướt) cần rửa chân sạch, sau đó bôi thuốc chống nấm. giúp chân khô thoáng, vệ sinh giày dép thật cẩn thận giúp chân khô thoáng. Tránh đi giày ẩm ướt để hạn chế bị nhiễm nấm chân.

Dân gian có nhiều cách chữa trị nước ăn chân dễ thực hiện, nhưng đều cần phải rửa thật sạch chân bằng nước nước muối ấm, lau khô bằng khăn bông sạch rồi bôi lá thuốc (tùy vùng mà dùng các loại lá trị nước ăn chân như:

- Dùng búp ổi, thêm vài hạt muối giã nát đắp vào chỗ bị nước ăn chân.

- Nấu lá chè xanh đặc để ngâm rửa chân, có tác dụng sát khuẩn, làm dịu da rất tốt.

- Lấy khoảng 10 lá trầu đun sôi với nửa lít nước, để nguội; cho một cục phèn chua vào. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa (trầu không sát khuẩn, phèn chua làm khô chống ngứa và sát trùng).

Phòng bệnh nước ăn chân cần giữ chân sạch. Nếu phải lội nước bẩn về cần rửa chân kỹ bằng nước sạch, lau khô các kẽ ngón chân. Không dùng móng tay gãi ngứa vì sẽ làm sứt sát chỗ ngứa càng dễ nhiễm khuẩn. Nếu vết nước ăn chân tiến triển nặng như kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ… cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Dân văn phòng cố gắng để bàn chân thoáng khí bên ngoài, không nên đi giày suốt ngày. Nếu chân bị ẩm ướt cần làm sạch, khô ngay.

Ghẻ: Bệnh điển hình hay gặp sau mưa lũ, lây truyền rất nhanh. Ghẻ hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách... gây ngứa nhiều, rất khó chịu.

Lời khuyên: Chú ý vệ sinh cá nhân, bôi thuốc chữa ghẻ để không biến chứng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa, còn lây lan ra cộng đồng. Giữ sạch cơ thể, thường xuyên dọn dẹp phòng ốc, nhà cửa, phơi chăn đệm... Đi mưa, lội nước về cần lau khô người, tóc.

Hoặc dùng lá khế, lá chè xanh, lá xuyên tâm liên để tắm hàng ngày sẽ khỏi.

Mụn mủ: Hay gặp do vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp bẩn sau mưa bão… khiến da bị tổn thương, trầy xước, bị vi khuẩn tấn công tạo thành những mụn mủ.

Lời khuyên: Khi bị xước, loét da phải nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch, cồn nhẹ. Nên sớm đi khám để bác sĩ kê đơn uống kháng sinh để tránh biến chứng.

Giật mình vì lý do ngồi trong văn phòng cũng mắc bệnh mùa mưa bão - Ảnh 4.

Mưa lũ là điều kiện lý tưởng cho các bệnh da liễu phát triển. Ảnh minh họa.

Viêm nang lông, viêm kẽ: Mắc bệnh do ngâm nước bị nhiễm bẩn, cơ thể không sạch, ẩm ướt... vì nước mưa, nước bẩn... khiến vi khuẩn phát triển mạnh ở nang lông (tóc, nách, ở bộ phận sinh dục...) mà sinh những mụn nhỏ gây ngứa, chảy dịch, loét.

Người béo rất hay mắc do bị vi khuẩn tấn công ở bẹn, nách, nơi lằn vú... do mưa bão, ẩm thấp, mồ hôi ứ đọng... gây thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, không ngứa (duy ở vùng bẹn có cảm giác châm chích khó chịu).

Nguyên nhân do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng... tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Lời khuyên: Hãy sát khuẩn cơ thể tại những vị trí đó bằng cồn, uống thuốc kháng sinh, tránh gãi vì khiến da bị tổn thương sâu. Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, đi mưa về phải lau khô đầu tóc.

Bệnh này những người hay tiếp xúc với nước cống rãnh, đường phố... càng dễ phát sinh một số bệnh về da. Do đó cần mang dụng cụ bảo hộ lao động để hạn chế bệnh viêm da.

Ngoài ra sau mưa bão còn hay gặp các bệnh chốc lở (là những mụn nước, mụn mủ tập trung ở vùng da hở, tay chân...), bệnh chàm (do tiếp xúc với độ ẩm cao khiến da mất khả năng giữ ẩm, chuyển màu, bị khô ngứa, ửng đỏ, phồng rộp), nấm hắc lào (da bị ẩm ướt, xuất hiện các mảng đỏ hình tròn ở vùng cổ, nách, lòng bàn chân, dễ lây lan). Những bệnh này cần giữ da sạch sẽ, tránh dùng chung đồ vật cá nhân với người khác để tránh lây lan.

Bác sĩ gia đình Lê Quân



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 6 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 14 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top