Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người dân những vùng “Rốn lũ” vơi nỗi lo chạy lũ khi mùa mưa bão tới

Thứ sáu, 00:02 29/10/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Mùa mưa lũ năm nay, những người dân ở vùng thấp trũng, thường xuyên ngập lụt của tỉnh Quảng Bình đã vơi đi nỗi lo phải tất bật “chạy lũ” bởi những mô hình nhà chống lũ được xây dựng.

Mới vừa trải qua một đợt lũ, người dân tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) nơi được xem là vùng "Rốn lũ" lại ngao ngán nhìn trời đổ những cơn mưa xối xả. Họ lo lại thêm một đợt lũ mới kéo về khiến thôn làng ngập trong nước lũ, nhiều hoạt động đình trệ.

Người dân những vùng “Rốn lũ” vơi nỗi lo chạy lũ khi mùa mưa bão tới - Ảnh 1.

Xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) ngập trong "biển nước" ở trận lũ giữa tháng 10.

Tại thôn Hữu Tân, xã Tân Ninh, gia đình bà Nguyễn Thị Thảo nhằm chủ động bảo vệ tài sản trước mưa lũ đã di chuyển tài sản lên gác trên, những vật dụng kích thước lớn nặng sẽ được kê lên khi có dấu hiệu của lũ tràn về.

Theo bà Thảo, đến bây giờ bà và người dân nơi đây vẫn khó có thể quên được trận lũ lịch sử tháng 10/2020. Vậy nên, năm nay bà con đã chủ động các biện pháp ứng phó. Khi có mưa lớn kéo dài, nguy cơ cao có bà con sẽ di chuyển vật nuôi đến các địa phương có địa hình cao ráo cách nhà khoảng 7 – 10 km để gửi, lương thực rồi tài sản khác được đưa lên cao.

Những nhà nào có gác 2 thì yên tâm ở nhà đợi lũ đến, những hộ trũng thấp, nhà cấp 4 thì chủ động di chuyển đến nhà tránh lũ cộng đồng để tránh lũ. Trong mùa mưa lũ năm nay vẫn chưa có trận lũ nào quá lớn, nhưng bà Thảo nghĩ dù lũ lớn thì năm nay bà con địa phương này cũng không còn phải tất bật chạy lũ như những năm trước.

Người dân những vùng “Rốn lũ” vơi nỗi lo chạy lũ khi mùa mưa bão tới - Ảnh 2.

Người dân xã Tân Ninh đưa gia súc đi gửi ở vùng đất cao ở cách nhà tầm 7 - 10 km trở về khi nước lũ rút xuống thấp.

Trước đó, nhằm giúp người dân những vùng "rốn lũ" vơi bớt nỗi lo chạy lũ, sau trận lũ lịch sử năm 2020, ý tưởng về mô hình nhà tránh bão lũ cộng đồng được lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đưa ra thảo luận và kêu gọi xã hội hóa nhằm giúp người dân vùng rốn lũ có nơi trú tránh bão an toàn.

Từ ý tưởng, nhiều ngôi nhà tránh lũ cộng đồng đã được xây dựng. Mỗi ngôi nhà tránh lũ cộng đồng thường có diện tích sàn sử dụng hơn 200m2 với sức chứa từ 200 - 250 người. Sàn nhà sẽ được xây dựng cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 2020 hơn từ 1m đến 2m. Hệ thống cửa chính và cửa sổ làm bằng kính cường lực, có bể trữ nước ngọt, bếp ăn và hệ thống vệ sinh khép kín, mái đổ bê tông, chịu được bão cấp 15.

Ông Phan Văn Hoa, trưởng thôn Hữu Tân Thôn Hữu Tân, xã Tân Ninh cho biết, địa phương ông đang sinh sống thường xuyên bị ngập lụt nặng nề. Trong trận lũ lịch sử tháng 10/2020, toàn thôn ngập sâu gần 3m, tàu thuyền cứu hộ rất khó tiếp cận để di dời người dân đến nơi khác. Mỗi năm đến mùa mưa lũ, người dân lại tất bật tìm cách bảo đảm tính mạng và tài sản.

Người dân những vùng “Rốn lũ” vơi nỗi lo chạy lũ khi mùa mưa bão tới - Ảnh 3.

Nhà chống lũ cộng đồng kiên cố được xây dựng tại thôn Hữu Tân giúp người dân vơi đi nỗi lo "chạy lũ".

"Bà con vùng lũ chúng tôi đã có ngôi nhà tránh lũ cộng đồng kiên cố nên rất an tâm. Chúng tôi đã vơi bớt đi nỗi lo khi mùa bão, lũ. Đợt lũ vừa qua tuy không lớn, nhưng khi trời mưa kép dài, ban cán sự thôn đã nhắc nhở bà con vận chuyển đồ đạc lên nơi cao ráo rồi thu xếp tới nhà tránh lũ cộng đồng. Đồng thời tuyên truyền người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 nếu di dời đến nhà tránh lũ cộng đồng khi lũ lên", ông Hoa vui mừng chia sẻ khi ngôi nhà chống lũ cộng đồng được xây dựng tại thôn Hữu Tân.

Ngước nhìn ngôi nhà tránh lũ cộng đồng của thôn Hữu Tân được xây dựng cao ráo, kiên cố, ông Nguyễn Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho biết, ngoài chức năng phòng tránh bão lũ thì bình thường có thể sử dụng để sinh hoạt cộng đồng.

Người dân những vùng “Rốn lũ” vơi nỗi lo chạy lũ khi mùa mưa bão tới - Ảnh 4.

Nhà chống lũ và sinh hoạt cộng đồng tại thôn Ngô Bắc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

"Rút kinh nghiệm trận lũ lịch sử năm ngoái thì năm nay bà con đã rất cảnh giác, đưa tài sản lên cao hết rồi, chuẩn bị khi lũ lên cao thì sẽ đến nhà cộng đồng để tránh lũ. Những nhà có người già, trẻ em trong phương án phải di dời trước khi lũ đến. Nhà cộng đồng tránh lũ đã phát huy được tác dụng, sẵn sàng mở cửa đón bà con đến tránh trú khi nước lũ dâng cao", ông Hoan cho biết.

Còn tại xã Tân Hoá, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), địa phương được vây quanh bởi những dãy núi cao, được ví như một túi đựng nước khổng lồ tại huyện Minh Hóa. Trước đây, khi mưa lớn, người dân Tân Hóa phải kéo nhau lên bìa rừng hoặc núi cao tránh lũ, đối mặt với đói rét, bệnh tật do nước lũ cô lập kéo dài. Nhưng bây giờ, nhờ có nhà phao tránh lũ, người dân không còn quá lo lắng chuyện chạy lũ mà có thể sống chung với lũ một cách an toàn.

Người dân những vùng “Rốn lũ” vơi nỗi lo chạy lũ khi mùa mưa bão tới - Ảnh 5.

Nhà phao chống lũ tại vùng "rốn lũ" xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).

Bà Cao Thị Tuyết Nhung, ở thôn Cổ Liêm, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa cho biết, nhà phao dùng làm kho chứa lương thực, đồ đạc, đến mùa lũ về thì nó trở thành chiếc phao cứu sinh cho cả gia đình tránh lũ an toàn.

"Mùa mưa lũ nước những năm trước ngập nhà, không có chỗ ở, lúa, ngô bị nước ngâm hết. Phải làm nhà nổi này để chứa lúa, ngô và người ở. Nếu không có nhà nổi thì gạo không có mà ăn, áo quần không có mặc, người không có chỗ ở phải di chuyển vào trong núi ở tránh lũ", bà Nhung chia sẻ.

Người dân những vùng “Rốn lũ” vơi nỗi lo chạy lũ khi mùa mưa bão tới - Ảnh 6.

Người và tài sản được đảm bảo an toàn trong mùa lũ nhờ nhà phao chống lũ.

Hiện nay, mô hình nhà chống lũ cộng đồng, nhà phao tránh lũ kết hợp phương án 4 tại chỗ đã phát huy được hiệu quả, bà con vùng thấp trũng chịu ảnh hưởng lớn do mưa lũ hằng năm đã không con nơm nớp nỗi lo chạy lũ.

Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Vườn hoa Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) sẽ được trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 6 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 6 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top