Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguyên tắc "mùa nào thức nấy": Những loại củ ăn vào mùa đông còn tốt hơn cả nhân sâm

Thứ ba, 11:38 17/12/2019 | Sống khỏe

Nhân sâm được cho là tốt, nhưng không phải lúc nào bạn cũng được ăn. Trong khi những loại củ khác là "em út" của nhân sâm lại có hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt, rất đáng tận dụng.

Vì sao nên ăn "mùa nào thức nấy"?

Chúng ta đều đã quen với câu nói nổi tiếng "mùa nào thức nấy" về kinh nghiệm chọn lựa thực phẩm để ăn uống sao cho khỏe mạnh, có lợi nhất cho cơ thể. Những thực phẩm thu hoạch đúng vụ luôn được nuôi trồng trong điều kiện tốt nhất, thuận tự nhiên và hội tụ tinh túy của trời đất, thời tiết.

Người Trung Hoa xưa cũng có câu nói dân gian nổi tiếng rằng "ăn hoa vào mùa xuân, ăn lá vào mùa hè, ăn trái cây vào mùa thu và ăn củ/rễ vào mùa đông."

Vậy tại sao nói, mùa đông ăn nhiều những loại củ lại có thể tốt hơn nhân sâm được? Điều đơn giản là, không phải lúc nào bạn cũng có thể ăn nhân sâm, và không phải ai cũng phù hợp để ăn nhân sâm. Trng khi các loại củ, rất sẵn có, ai cũng có thể ăn được và bất kỳ bữa ăn nào bạn cũng có thể ăn các loại củ.

Vào mùa đông, các loại rau củ theo mùa được trồng nhiều trong vườn hoặc bán trên thị trường, vừa tươi vừa có khả năng bảo quản lưu trữ lâu hơn so với rau ăn lá.

Thông thường, các loại cây thường được trồng vào mùa xuân, sinh trưởng và phát triển vào mùa hè, và nó được thu hoạch vào mùa thu và mùa đông. Các loại củ và rễ mọc dưới lòng đất và thuộc về nhóm thực phẩm "bế" tức là đóng cửa, tương ứng với mùa đông là cần sự ẩn giấu và ấm áp.

Ngoài ra, củ cây được thu hoạch vào mùa đông hấp thụ tinh chất của trời và đất nên nó rất dồi dào năng lượng, phù hợp với việc làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe vào mùa đông.

Do đó, mùa lạnh chính là thời điểm "vàng" thích hợp nhất để ăn các loại củ mọc dưới lòng đất.

 Nguyên tắc mùa nào thức nấy: Những loại củ ăn vào mùa đông còn tốt hơn cả nhân sâm - Ảnh 1.

1, Củ khoai từ

Một trong những điểm quan trọng nhất của quá trình chăm sóc sức khỏe mùa đông là phải nuôi dưỡng lá lách và dạ dày sao cho thật tốt. Đông y quan niệm rằng củ khoai từ có tính bình, giàu carbohydrate, protein, vitamin B, vitamin C, vitamin E và đặc biệt là các thành phần trong chất nhớt dính…

Tất cả những chất dinh dưỡng có trong củ khoai từ có lợi cho thận, lá lách và dạ dày. Thành phần tốt cho việc cân bằng âm dương, nhẹ nhàng và bổ dưỡng.

2, Măng thu hoạch vào mùa đông

Măng được thu hoạch trong mùa đông khác với măng tre mùa xuân và măng mùa hè. Chúng mọc dưới lòng đất và chưa nổi lên khỏi mặt đất, và giá trị dinh dưỡng của chúng cũng tương đối cao.

Măng nằm sâu trong lòng đất (bao gồm cả phần củ) rất giàu protein và axit amin, rất phù hợp để nấu ăn với nhiều loại thịt. Ngoài ra, măng mùa đông cũng rất giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến được ruột, khó tiêu, táo bón.

3, Củ cải trắng

Như các danh y xưa thường nói: "Ăn củ cải vào mùa đông và gừng vào mùa hè, các bác sĩ không phải kê đơn thuốc.". Điều này có nghĩa rằng củ cải là một thực phẩm tốt cho mùa đông và gừng là thực phẩm phù hợp cho việc chăm sóc sức khỏe vào mùa hè.

Các hoạt chất glucoside trong củ cải trắng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể mang lại tác dụng làm đẹp, chống lão hóa. Ví dụ như món ăn thịt dê hầm với củ cải trắng là một món ăn phổ biến trên bàn mùa đông, mang lại lợi ích sức khỏe khá nổi trội.

Thịt thịt dê làm ấm dạ dày và nuôi dưỡng gan, có thể cải thiện lưu thông máu, nhưng rất dễ nóng và sinh ra đờm nếu bạn ăn quá nhiều.

Củ cải trắng chứa một hoạt chất tạo cay giống như mù tạt, có tác dụng thanh nhiệt và chống viêm. Do đó, sử dụng củ cải trắng với thịt dê để nấu ăn không chỉ có thể làm giảm nóng và đờm, mà còn làm giảm dầu mỡ, rất ngon và tốt cho sức khỏe.

 Nguyên tắc mùa nào thức nấy: Những loại củ ăn vào mùa đông còn tốt hơn cả nhân sâm - Ảnh 2.

4, Củ sen

Vào mùa đông, mọi người thường rất khó chịu vì thời tiết khô và chế độ ăn quá nóng (nhiều món cay và kích thích) cộng với môi trường xấu làm cho da xấu đi rất nhiều. Vào thời điểm này, củ sen thường được nhiều người khuyên là nên ăn để giải nhiệt và giảm khô.

Củ sen rất giàu tannin, và hương thơm độc đáo của nó có thể giúp bạn tạo cảm giác ngon miệng và tăng cường khả năng hấp thụ, tiêu hóa.

Protein, chất nhầy và chất xơ trong củ sen cũng có thể được kết hợp với cholesterol trong thực phẩm, giống như chất nhầy đó cuốn trôi lượng mỡ thừa trong các thành phần thức ăn, từ đó có tác dụng hạ lipid tốt. Người có bệnh về mỡ máu nên thường xuyên ăn củ sen.

 Nguyên tắc mùa nào thức nấy: Những loại củ ăn vào mùa đông còn tốt hơn cả nhân sâm - Ảnh 3.

5, Khoai tây

Các vitamin phong phú trong khoai tây có tác dụng nhất định trong việc làm giảm loét dạ dày và điều hòa dạ dày.

Kali trong khoai tây cũng có thể giúp cơ thể điều hòa huyết áp. Khoai tây cũng có hàm lượng tinh bột cao, có thể cung cấp rất nhiều calo cho cơ thể để chống lại cái lạnh.

Khuyến cáo thêm: Khoai tây, khoai từ và các loại thực phẩm thân rễ khác có hàm lượng tinh bột khá cao. Nếu tỷ lệ củ này trong các món ăn cao, nên giảm lượng thức ăn có nguồn gốc tinh bột đi để đạt được chế độ ăn uống cân bằng.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Sống khỏe - 20 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra tác dụng thần kỳ của hợp chất mang tên feruloylputrescine trong vỏ cam.

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Vitamin A dù thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy lưu tâm không tự ý bổ sung vitamin A liều cao cho con mình khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Top