Nguyên tắc "mùa nào thức nấy": Những loại củ ăn vào mùa đông còn tốt hơn cả nhân sâm
Nhân sâm được cho là tốt, nhưng không phải lúc nào bạn cũng được ăn. Trong khi những loại củ khác là "em út" của nhân sâm lại có hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt, rất đáng tận dụng.
Vì sao nên ăn "mùa nào thức nấy"?
Chúng ta đều đã quen với câu nói nổi tiếng "mùa nào thức nấy" về kinh nghiệm chọn lựa thực phẩm để ăn uống sao cho khỏe mạnh, có lợi nhất cho cơ thể. Những thực phẩm thu hoạch đúng vụ luôn được nuôi trồng trong điều kiện tốt nhất, thuận tự nhiên và hội tụ tinh túy của trời đất, thời tiết.
Người Trung Hoa xưa cũng có câu nói dân gian nổi tiếng rằng "ăn hoa vào mùa xuân, ăn lá vào mùa hè, ăn trái cây vào mùa thu và ăn củ/rễ vào mùa đông."
Vậy tại sao nói, mùa đông ăn nhiều những loại củ lại có thể tốt hơn nhân sâm được? Điều đơn giản là, không phải lúc nào bạn cũng có thể ăn nhân sâm, và không phải ai cũng phù hợp để ăn nhân sâm. Trng khi các loại củ, rất sẵn có, ai cũng có thể ăn được và bất kỳ bữa ăn nào bạn cũng có thể ăn các loại củ.
Vào mùa đông, các loại rau củ theo mùa được trồng nhiều trong vườn hoặc bán trên thị trường, vừa tươi vừa có khả năng bảo quản lưu trữ lâu hơn so với rau ăn lá.
Thông thường, các loại cây thường được trồng vào mùa xuân, sinh trưởng và phát triển vào mùa hè, và nó được thu hoạch vào mùa thu và mùa đông. Các loại củ và rễ mọc dưới lòng đất và thuộc về nhóm thực phẩm "bế" tức là đóng cửa, tương ứng với mùa đông là cần sự ẩn giấu và ấm áp.
Ngoài ra, củ cây được thu hoạch vào mùa đông hấp thụ tinh chất của trời và đất nên nó rất dồi dào năng lượng, phù hợp với việc làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe vào mùa đông.
Do đó, mùa lạnh chính là thời điểm "vàng" thích hợp nhất để ăn các loại củ mọc dưới lòng đất.

1, Củ khoai từ
Một trong những điểm quan trọng nhất của quá trình chăm sóc sức khỏe mùa đông là phải nuôi dưỡng lá lách và dạ dày sao cho thật tốt. Đông y quan niệm rằng củ khoai từ có tính bình, giàu carbohydrate, protein, vitamin B, vitamin C, vitamin E và đặc biệt là các thành phần trong chất nhớt dính…
Tất cả những chất dinh dưỡng có trong củ khoai từ có lợi cho thận, lá lách và dạ dày. Thành phần tốt cho việc cân bằng âm dương, nhẹ nhàng và bổ dưỡng.
2, Măng thu hoạch vào mùa đông
Măng được thu hoạch trong mùa đông khác với măng tre mùa xuân và măng mùa hè. Chúng mọc dưới lòng đất và chưa nổi lên khỏi mặt đất, và giá trị dinh dưỡng của chúng cũng tương đối cao.
Măng nằm sâu trong lòng đất (bao gồm cả phần củ) rất giàu protein và axit amin, rất phù hợp để nấu ăn với nhiều loại thịt. Ngoài ra, măng mùa đông cũng rất giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến được ruột, khó tiêu, táo bón.
3, Củ cải trắng
Như các danh y xưa thường nói: "Ăn củ cải vào mùa đông và gừng vào mùa hè, các bác sĩ không phải kê đơn thuốc.". Điều này có nghĩa rằng củ cải là một thực phẩm tốt cho mùa đông và gừng là thực phẩm phù hợp cho việc chăm sóc sức khỏe vào mùa hè.
Các hoạt chất glucoside trong củ cải trắng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể mang lại tác dụng làm đẹp, chống lão hóa. Ví dụ như món ăn thịt dê hầm với củ cải trắng là một món ăn phổ biến trên bàn mùa đông, mang lại lợi ích sức khỏe khá nổi trội.
Thịt thịt dê làm ấm dạ dày và nuôi dưỡng gan, có thể cải thiện lưu thông máu, nhưng rất dễ nóng và sinh ra đờm nếu bạn ăn quá nhiều.
Củ cải trắng chứa một hoạt chất tạo cay giống như mù tạt, có tác dụng thanh nhiệt và chống viêm. Do đó, sử dụng củ cải trắng với thịt dê để nấu ăn không chỉ có thể làm giảm nóng và đờm, mà còn làm giảm dầu mỡ, rất ngon và tốt cho sức khỏe.

4, Củ sen
Vào mùa đông, mọi người thường rất khó chịu vì thời tiết khô và chế độ ăn quá nóng (nhiều món cay và kích thích) cộng với môi trường xấu làm cho da xấu đi rất nhiều. Vào thời điểm này, củ sen thường được nhiều người khuyên là nên ăn để giải nhiệt và giảm khô.
Củ sen rất giàu tannin, và hương thơm độc đáo của nó có thể giúp bạn tạo cảm giác ngon miệng và tăng cường khả năng hấp thụ, tiêu hóa.
Protein, chất nhầy và chất xơ trong củ sen cũng có thể được kết hợp với cholesterol trong thực phẩm, giống như chất nhầy đó cuốn trôi lượng mỡ thừa trong các thành phần thức ăn, từ đó có tác dụng hạ lipid tốt. Người có bệnh về mỡ máu nên thường xuyên ăn củ sen.

5, Khoai tây
Các vitamin phong phú trong khoai tây có tác dụng nhất định trong việc làm giảm loét dạ dày và điều hòa dạ dày.
Kali trong khoai tây cũng có thể giúp cơ thể điều hòa huyết áp. Khoai tây cũng có hàm lượng tinh bột cao, có thể cung cấp rất nhiều calo cho cơ thể để chống lại cái lạnh.
Khuyến cáo thêm: Khoai tây, khoai từ và các loại thực phẩm thân rễ khác có hàm lượng tinh bột khá cao. Nếu tỷ lệ củ này trong các món ăn cao, nên giảm lượng thức ăn có nguồn gốc tinh bột đi để đạt được chế độ ăn uống cân bằng.
Theo Trí thức trẻ

Người đàn ông 43 tuổi đột ngột nhồi máu cơ tim ngay trên đường đi làm thừa nhận có thói quen này
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi, nguy cơ có thể đột ngột ngừng tuần hoàn nếu không được cấp cứu kịp thời.

'Thời gian vàng' trong cấp cứu đột quỵ thiếu máu não, xuất huyết não và nhồi máu cơ tim
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Trong cấp cứu đột quỵ và nhồi máu cơ tim, mỗi giây phút đều quan trọng, quyết định sự sống của người bệnh.

Sai lầm dễ mắc khi ăn chay có thể gây bệnh tim
Sống khỏe - 15 giờ trướcĂn chay đúng cách mang lại lợi ích cho sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, có một sai lầm nhiều người dễ mắc khi ăn chay lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Nguyên tắc '3 không' giúp người trên 50 tuổi khỏe mạnh sống lâu
Sống khỏe - 15 giờ trướcTừ độ tuổi 50 trở đi, chúng ta cần đặt ra những nguyên tắc sống nhất định để không chỉ an yên mà còn có sức khỏe dẻo dai.

Người phụ nữ 33 tuổi mất con ở tuần 26 vì nguyên nhân hiếm gặp
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc hội chứng Budd-Chiari trên nền thai kỳ, kèm theo các biến chứng nặng như tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cổ trướng, viêm phúc mạc và suy thai cấp.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

4 thói quen buổi sáng giúp đánh bay mỡ bụng sau tuổi 40 mà không cần tập thể dục
Sống khỏe - 21 giờ trướcVòng eo thon gọn luôn là niềm mơ ước của nhiều người và những thói quen hàng ngày có thể giúp loại bỏ mỡ bụng mà không cần tập thể dục.

Những loại rau giúp giảm axit uric trong cơ thể
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐể hỗ trợ hạ axit uric, bạn hãy thường xuyên ăn những loại rau có tác dụng giảm axit uric trong cơ thể dưới đây.

Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Món thịt bò muối vốn được coi là “đại bổ”, khi ăn cần trụng qua nước sôi, nhưng gia đình ông Lin tin rằng để nguyên ăn bổ hơn...

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...