Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước muối súc miệng tốt nhưng diệt được COVID – 19 hay không thì nên đọc lời khuyên dưới đây?

Thứ tư, 15:04 11/03/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nhiều người hiện truyền nhau dùng nước muối súc miệng, súc họng diệt COVID – 19 được. Chuyên gia y tế cho rằng, khó dùng nước muối súc miệng diệt được COVID – 19 mà thậm chí sẽ có tác dụng ngược dưới đây.

Bệnh COVID – 19 hiện đang lan sang nhiều quốc gia trên thế giới với hơn 110 nước. Căn bệnh hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa trị nào thực sự hiệu quả được biết đến. Điều này không ngăn được hàng loạt lời khuyên về sức khỏe lan truyền trên mạng.

Bên cạnh những khuyến cáo từ các nhà chức trách, chuyên gia y tế, nhiều người dân còn tự truyền nhau về những cách thức phòng ngừa, diệt COVID – 19. Một trong những phương thức được truyền nhiều những ngày này là dùng nước muối súc miệng diệt được COVID – 19.

Nhưng sự thật dùng nước muối súc miệng diệt được COVID – 19 thế nào?. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, súc miệng bằng nước muối tốt nhưng chưa có một nghiên cứu nào nói nước muối "diệt" loại virus mới. Thay vì làm theo những khuyến cáo của các nhà chuyên môn như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng, tránh tập trung chỗ đông người, đứng xa người nghi nhiễm bệnh 2m… mọi người lại tin vào những lời đồn đại không chính xác được lan truyền trên mạng.

Nước muối súc miệng tốt nhưng diệt được COVID – 19 hay không thì nên đọc lời khuyên dưới đây? - Ảnh 2.

Theo chuyên gia, trẻ nhỏ súc miệng nước muối không đúng còn nguy hại sức khỏe. Ảnh minh họa

Khi áp dụng một phương pháp nào cần phải có khoa học, khuyến cáo của các nhà chuyên môn, Bộ Y tế. Nguy hiểm hơn khi mọi người tự ý pha nước muối để súc miệng lại không đúng tỷ lệ. Dùng cho trẻ nhỏ càng nguy hiểm vì trẻ dễ uống thêm muối không tốt. Khuyến cáo một ngày ăn không quá nhiều muối nhưng việc suốt ngày súc miệng nước mỗi thì mỗi lần lại dính một ít muối trong người. Về lâu dài gây thừa muối trong cơ thể, ảnh hưởng sức khỏe.

Chưa kể nhiều người nghĩ rằng pha nước muối quá mặn hoặc ngậm muối hạt trực tiếp trong miệng càng mặn càng tính sát khuẩn cao. Điều này rất sai lầm bởi độ mặn trực tiếp của muối sẽ càng làm tổn thương niêm mạc vùng họng khiến bệnh lâu khỏi.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã đề cập không có bằng chứng cho thấy sử dụng nước súc miệng sẽ bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm COVID – 19. Một số sản phẩm nước súc miệng có thể loại bỏ một số vi khuẩn nhất định trong nước bọt trong miệng trong vòng vài phút. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nước súc miệng có thể bảo vệ bạn khỏi virus mới này.

>> 14 sai lầm về virus COVID-19 (nCoV) nhiều người mắc phải

Về dung dịch sát khuẩn, theo TS.BS Lê Quốc Hùng – Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, súc họng với dung dịch sát khuẩn là biện pháp khác biệt và trong các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới cũng chưa đề cập. Cách này giúp diệt các tác nhân virus, nấm, vi trùng. Tuy nhiên, dùng dung dịch sát khuẩn vùng hầu họng để súc miệng cũng cần phải đúng cách mới hiệu quả và dùng sát khuẩn chuyên biệt.

Có những loại dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt được virus nhưng cũng có những loại không. Mỗi loại dung dịch có khả năng diệt virus trong những khoảng thời gian khác nhau, có loại kéo dài 1- 2 giờ sau khi súc họng nhưng có loại dài hơn 4 giờ.

Các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm này khi dịch đang có những diễn biến mới, mọi người cũng cần chặt chẽ hơn trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tránh lây lan dịch. Mọi người nên hạn chế nơi đông người, thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên với xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh…

Trong sinh hoạt hàng ngày nên mở các cửa sổ, cửa ra vào, tạo luồng khí tự nhiên thông thoáng, nhiệt độ tăng cao sẽ giảm đời sống và sự phát tán của virus. Với những tòa nhà bí cần tìm cách cho thông thoáng. Nơi nào mở được cửa ra thì mở cho thông thoáng, đừng đóng kín, lạm dụng điều hòa để nhiệt độ thấp.

Với những triệu chứng viêm họng, súc miệng bằng nước muối cũng có tác dụng giảm đau họng. Nhưng để tránh nguy hại không đáng có, mọi người khi dùng nước muối sinh lý nên tìm mua ở các hiệu thuốc uy tín. Còn tự pha cần theo đúng tỷ lệ với 1 lít nước đun sôi để nguội pha cùng 9gr muối để có nồng độ 0,9 %. Và lưu ý khi dùng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.

Phương Thuận


Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

5 lời khuyên để có đôi mắt sáng, khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Cùng với nhịp sống hiện đại, cường độ sử dụng và làm việc các đồ dùng công nghệ sẽ gây ra tác động rất nhiều đến đôi mắt. Ngoài ra, khói bụi khiến mắt thường xuyên bị tổn thương.

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Đây là thứ "nước gây ung thư" được WHO gọi tên, nhắc mọi người cần tránh xa

Sống khỏe - 14 giờ trước

Nhiều người lo ngại uống nước máy hay nước để qua đêm kéo dài gây ung thư. Nhưng sự thật thì sao?

6 dấu hiệu cảnh báo u não

6 dấu hiệu cảnh báo u não

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên nhưng làm thế nào để nhận biết cơn đau đầu đó đáng ngờ và là triệu chứng của u não?

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn ổi rất tốt, nhưng chỉ nên ăn khoảng 280g ổi mỗi ngày và chia làm 2 bữa. Tránh ăn nhiều cùng một thời điểm vì có thể gây phản tác dụng và làm tăng cao lượng đường huyết.

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Người đàn ông 61 tuổi có đường huyết tăng vọt, tim, gan 'quá tải' vì cách 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt

Sống khỏe - 17 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo thói quen 'tẩm bổ' nhiều người tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể 'bào mòn' cơ thể trong âm thầm.

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

10 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm bạn đã biết chưa?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Sự nguy hiểm của đái tháo đường không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng đái tháo đường.

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra tác dụng thần kỳ của hợp chất mang tên feruloylputrescine trong vỏ cam.

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Vitamin A dù thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy lưu tâm không tự ý bổ sung vitamin A liều cao cho con mình khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Top