Hà Nội
23°C / 22-25°C

So giá hàng bình dân ở Hà Nội, Sài Gòn

Chủ nhật, 11:00 19/07/2015 | Sản phẩm - Dịch vụ

Ở TP HCM, một cốc nước mía giá 2.500 đồng, suất cơm 15.000 đồng, hoa quả chỉ vài nghìn/kg. Thế nhưng, ở Hà Nội, các mặt hàng cùng phân khúc đắt gấp 2, thậm chí 5 lần.

Theo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) do Tổng cục Thống kê công bố, Hà Nội có mặt bằng giá cả đắt đỏ nhất trong cả nước giai đoạn 2012-2014. Mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương của Hà Nội cao hơn TP HCM 6-22%.

Với những người đã được trải nghiệm giá cả sinh hoạt tại 2 thành phố, kết quả trên không lạ, bởi họ biết mặt bằng giá chung tại 2 địa phương này. Một cốc cà phê bình dân ở Hà Nội giá 20.000 đồng nhưng tại TP HCM 7.000 đồng-10.000 đồng.

Trong một chuyến công tác dài ngày lần đầu tiên ở TP HCM, anh Trần Huy Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) cảm thấy bất ngờ khi phần lớn hàng hóa, sản phẩm ở đây đều được bán rẻ hơn Hà Nội.

"Cốc nước mía cỡ nhỏ bán tại một quán vỉa hè quận Tân Phú (TP HCM) có giá 2.500 đồng, cốc to hơn giá 4.000 đồng, bằng một cốc trà đá ở Hà Nội. Trong khi ở một quận xa trung tâm thành phố Hà Nội, cốc nước mía với 2/3 là đá giá thấp nhất là 8.000 đồng", anh Tuấn cho hay.

Bảng giá nước mía siêu sạch tại một quán vỉa hè ở quận Thủ Đức, TP HCM. Ảnh: Huy Tuấn.
Giá một cốc nước mía siêu sạch tại một quán vỉa hè ở quận Tân Phú, TP HCM chỉ 2.500-4.000 đồng trong khi ở Hà Nội thấp nhất là 8.000 đồng. Ảnh: Huy Tuấn.

Không chỉ nước mía, giá cơm văn phòng cũng có sự chênh lệch đáng kể. Anh Tuấn cho biết, anh rất bất ngờ khi chỉ trả 15.000-20.000 đồng cho một suất cơm văn phòng bình dân ở quận 1, TP HCM. Trong khi đó, tại các quận trung tâm Hà Nội, một suất cơm bình dân có giá trên dưới 30.000 đồng. Nếu gọi thêm cơm trắng, trà hay nhân trần đá - những thứ được miễn phí ở TP HCM, thì tại Hà Nội, anh Tuấn phải trả thêm 2.000-5.000 đồng.

"Không hẳn các quận xa trung tâm, những khu vực VIP ở 2 thành phố này cũng có sự chênh lệch lớn về giá cả. Ở Hà Nội, có phố cổ, khu ven hồ Tây; TP HCM có quận 1 được coi là vùng 'đất vàng' với nhiều dịch vụ, hàng hóa đắt đỏ dành cho khách du lịch và người có điều kiện. Thế nhưng, nếu bạn ghi chép tất cả giá hàng hóa bán tại các điểm này vào 1 cuốn sổ nhỏ, thì tôi chắc 2/3 số sản phẩm bán tại Hà Nội đắt gấp nhiều lần TP HCM", anh Huy Tuấn cho biết thêm.

Đồng tình với ý kiến của anh Tuấn, chị Bùi Thị Sáu (trú tại Gò Vấp, TP HCM) cho biết, chị cạn sạch túi tiền trong lần thăm ở Hà Nội gần đây. Sau chuyến đi, chị Sáu đưa cho rằng, hoa quả là thứ đắt đỏ bậc nhất ở Hà Nội.

"Chôm chôm, thanh long ở TP HCM có giá chỉ 10.000-15.000 đồng/kg. Nhưng khi đến Hà Nội, tôi phải mua với giá gấp 2 lần tại hàng bán rong. Đặc biệt, một số loại hoa quả đặc thù miền Bắc như vải, mận... lẽ ra phải có giá rẻ hơn, nhưng kỳ thật lại bằng với mức giá ở TP HCM", chị Sáu cho hay.

Chị Sáu nói thêm, ở TP HCM, ngay tại quận 1, khách không quá khó để tìm được những hàng bình dân, giá rẻ. Ở nhiều khu nhà cao tầng sang trọng tại TP HCM cũng có những quán bình dân giá rẻ, phục vụ cho người thu nhập thấp.

"Điều đặc biệt ở TP HCM là bên cạnh quán cà phê máy lạnh với giá cà phê 25.000-40.000 đồng/ly là quán cóc chỉ 7.000-15.000 đồng/ly. Cạnh quán cơm điều hòa mát lạnh 30.000-40.000 đồng một đĩa là hàng bình dân với giá 15.000-20.000 đồng một suất. Vì thế, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn, và để cạnh tranh, các chủ kinh doanh ít khi làm giá", chị Sáu nói.

Điểm hớt tóc giá bình dân nằm ngay trung tâm TP HCM. Ảnh: Huy Tuấn.

Anh Đỗ Văn Thành, giám đốc một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh ở quận 3, cho biết, TP HCM có mật độ kinh doanh dày đặc nên các chủ hàng phải cạnh tranh nhau từng tí một, nhất là về giá cả. "Chúng tôi đặt tiêu chí lấy số lượng làm lời. Do đó, cách kinh doanh khôn ngoan là coi khách hàng như thường đế. Dù khách bình dân hay sang trọng chúng tôi đều không phân biệt. Doanh nhân có thể ngồi hàng cơm vỉa hè 15.000 đồng một suất, người bán vé số có thể vô cà phê máy lạnh cũng được phục vụ như khách VIP, không có chuyện làm giá", anh Thành cho hay. 

Lý giải về sự chênh lệch giá cả giữa Hà Nội và TP HCM, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, nguyên nhân khách quan là TP HCM tập trung nguồn hàng rất dồi dào. “7% hàng hoá ở phía Nam cung cấp cho toàn quốc. Kéo theo chi phí vận chuyển hàng hoá từ phía Nam đưa ra Bắc lên đến 5-10% sẽ được cộng vào giá sản phẩm khi bán lẻ cho người dân Hà Nội”, ông Phú phân tích.

Cũng theo chuyên gia này, nguyên nhân kế tiếp là do hệ thống phân phối của TP HCM linh hoạt, năng động hơn. Ông cũng cho rằng, hệ thống phân phối hàng hoá ở Hà Nội còn yếu kém, khiến giá các mặt hàng ở đây đắt đỏ nhất trong cả nước là điều đương nhiên.

"Cách tổ chức, phân phối kênh bán hàng ở Hà Nội thường xuyên chậm trễ. Không ít dự án xây mới, cải tạo chợ nhiều lần thất bại. Hiện tại, bình ổn giá ở TP HCM là 1.700 điểm, trong khi Hà Nội chỉ 600 điểm. Điều này cũng chứng tỏ hệ thống phân phối ở Hà Nội yếu kém và chưa năng động như TP HCM", ông cho biết thêm.

Ngoài ra, theo lời ông Phú, cơ chế chính sách đặc thù để phát triển trung tâm thương mại, cải tạo chợ, tạo điều kiện cho người mua người bán gần nhau, liên kết giữa các tỉnh với Hà Nội, chống buôn lậu ngay từ biên giới, gian lận thương mại... cũng là cách để giảm áp lực tăng giá hàng hóa.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, nhưng đây là một sự hiểu lầm lớn

Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, nhưng đây là một sự hiểu lầm lớn

Bảo vệ người tiêu dùng - 9 giờ trước

Mùa hè đến rồi, nhiệt độ hầu như ngày nào cũng trên 30 độ C. Tôi thực sự muốn bật điều hòa 24/24.

Tiểu thương Hà Nội lợi dụng 'nhà không số, phố không tên', ngang nhiên kinh doanh cánh gà nhiều 'không'

Tiểu thương Hà Nội lợi dụng 'nhà không số, phố không tên', ngang nhiên kinh doanh cánh gà nhiều 'không'

Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/5, Công an quận Tây Hồ cho biết, 2 cơ sở kinh doanh đã lợi dụng những căn "nhà không số" ở khu vực ngoài đê sông Hồng, thuộc địa bàn phường Tứ Liên để kinh doanh cánh gà không rõ nguồn gốc.

Giá vé máy bay nội địa tăng cao, ngành du lịch 'chịu trận'

Giá vé máy bay nội địa tăng cao, ngành du lịch 'chịu trận'

Bảo vệ người tiêu dùng - 12 giờ trước

Theo chuyên gia kinh tế, giá vé máy bay nội địa ngày càng đắt đỏ dễ khiến khách đi nước ngoài ngày càng nhiều, du lịch trong nước gặp khó khăn.

Loại quả mọc dại giờ được giới sành ăn lùng mua, giá bán 120.000 đồng/kg vẫn ‘cháy hàng’

Loại quả mọc dại giờ được giới sành ăn lùng mua, giá bán 120.000 đồng/kg vẫn ‘cháy hàng’

Giá cả thị trường - 14 giờ trước

GĐXH - Quả nho rừng có màu đen, vỏ dày, quả tròn hiện được giới nội trợ Hà thành săn lùng khắp các chợ mạng, hiện nay chúng được đăng bán với giá khoảng 120.000 đồng/kg.

Luật Nhà ở 2023: Thời hạn sử dụng chung cư được xác định như thế nào?

Luật Nhà ở 2023: Thời hạn sử dụng chung cư được xác định như thế nào?

Sản phẩm - Dịch vụ - 18 giờ trước

GĐXH - Điều 58 Luật Nhà ở 2023 đã quy định rất rõ về thời hạn sử dụng nhà chung cư. Từ 01/01/2025, Luật Nhà ở 2023 bắt đầu chính thức có hiệu lực.

Đất 'sổ đỏ' Hà Nội chỉ hơn 20 triệu/m2, nơi xa lắc vẫn 'hét' giá 50 triệu/m2

Đất 'sổ đỏ' Hà Nội chỉ hơn 20 triệu/m2, nơi xa lắc vẫn 'hét' giá 50 triệu/m2

Giá cả thị trường - 21 giờ trước

Giá đất ở một số xã của huyện Thanh Trì chỉ từ 20-30 triệu đồng/m2. Trong khi, các xã ở huyện Mê Linh, giá đất có nơi lên đến 50-70 triệu đồng/m2.

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Giá căn hộ chung cư cũ Hà Nội liên tục tăng từ đầu năm nay, lượng quan tâm đạt đỉnh vào tháng 3.

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Trưa hè nắng như đổ lửa, những người phụ nữ miền biển ở Hà Tĩnh vẫn cặm cụi gõ “cóc cóc cóc” vào bãi đá, miệt mài mưu sinh với nghề đục hàu.

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Đầu năm 2024, thị trường bất động sản sôi động trở lại. Khác với phân khúc chung cư tăng nhanh giảm nhanh, phân khúc biệt thự, liền kề có sức mua ổn định.

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay 18/5/2024 trên thị trường thế giới tăng vượt mốc 2.414 USD/ounce, kéo giá vàng miếng SJC tăng 400.000 đồng mỗi lượng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Top