So giá hàng bình dân ở Hà Nội, Sài Gòn
Ở TP HCM, một cốc nước mía giá 2.500 đồng, suất cơm 15.000 đồng, hoa quả chỉ vài nghìn/kg. Thế nhưng, ở Hà Nội, các mặt hàng cùng phân khúc đắt gấp 2, thậm chí 5 lần.
Theo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) do Tổng cục Thống kê công bố, Hà Nội có mặt bằng giá cả đắt đỏ nhất trong cả nước giai đoạn 2012-2014. Mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương của Hà Nội cao hơn TP HCM 6-22%.
Với những người đã được trải nghiệm giá cả sinh hoạt tại 2 thành phố, kết quả trên không lạ, bởi họ biết mặt bằng giá chung tại 2 địa phương này. Một cốc cà phê bình dân ở Hà Nội giá 20.000 đồng nhưng tại TP HCM 7.000 đồng-10.000 đồng.
Trong một chuyến công tác dài ngày lần đầu tiên ở TP HCM, anh Trần Huy Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) cảm thấy bất ngờ khi phần lớn hàng hóa, sản phẩm ở đây đều được bán rẻ hơn Hà Nội.
"Cốc nước mía cỡ nhỏ bán tại một quán vỉa hè quận Tân Phú (TP HCM) có giá 2.500 đồng, cốc to hơn giá 4.000 đồng, bằng một cốc trà đá ở Hà Nội. Trong khi ở một quận xa trung tâm thành phố Hà Nội, cốc nước mía với 2/3 là đá giá thấp nhất là 8.000 đồng", anh Tuấn cho hay.

Không chỉ nước mía, giá cơm văn phòng cũng có sự chênh lệch đáng kể. Anh Tuấn cho biết, anh rất bất ngờ khi chỉ trả 15.000-20.000 đồng cho một suất cơm văn phòng bình dân ở quận 1, TP HCM. Trong khi đó, tại các quận trung tâm Hà Nội, một suất cơm bình dân có giá trên dưới 30.000 đồng. Nếu gọi thêm cơm trắng, trà hay nhân trần đá - những thứ được miễn phí ở TP HCM, thì tại Hà Nội, anh Tuấn phải trả thêm 2.000-5.000 đồng.
"Không hẳn các quận xa trung tâm, những khu vực VIP ở 2 thành phố này cũng có sự chênh lệch lớn về giá cả. Ở Hà Nội, có phố cổ, khu ven hồ Tây; TP HCM có quận 1 được coi là vùng 'đất vàng' với nhiều dịch vụ, hàng hóa đắt đỏ dành cho khách du lịch và người có điều kiện. Thế nhưng, nếu bạn ghi chép tất cả giá hàng hóa bán tại các điểm này vào 1 cuốn sổ nhỏ, thì tôi chắc 2/3 số sản phẩm bán tại Hà Nội đắt gấp nhiều lần TP HCM", anh Huy Tuấn cho biết thêm.
Đồng tình với ý kiến của anh Tuấn, chị Bùi Thị Sáu (trú tại Gò Vấp, TP HCM) cho biết, chị cạn sạch túi tiền trong lần thăm ở Hà Nội gần đây. Sau chuyến đi, chị Sáu đưa cho rằng, hoa quả là thứ đắt đỏ bậc nhất ở Hà Nội.
"Chôm chôm, thanh long ở TP HCM có giá chỉ 10.000-15.000 đồng/kg. Nhưng khi đến Hà Nội, tôi phải mua với giá gấp 2 lần tại hàng bán rong. Đặc biệt, một số loại hoa quả đặc thù miền Bắc như vải, mận... lẽ ra phải có giá rẻ hơn, nhưng kỳ thật lại bằng với mức giá ở TP HCM", chị Sáu cho hay.
Chị Sáu nói thêm, ở TP HCM, ngay tại quận 1, khách không quá khó để tìm được những hàng bình dân, giá rẻ. Ở nhiều khu nhà cao tầng sang trọng tại TP HCM cũng có những quán bình dân giá rẻ, phục vụ cho người thu nhập thấp.
"Điều đặc biệt ở TP HCM là bên cạnh quán cà phê máy lạnh với giá cà phê 25.000-40.000 đồng/ly là quán cóc chỉ 7.000-15.000 đồng/ly. Cạnh quán cơm điều hòa mát lạnh 30.000-40.000 đồng một đĩa là hàng bình dân với giá 15.000-20.000 đồng một suất. Vì thế, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn, và để cạnh tranh, các chủ kinh doanh ít khi làm giá", chị Sáu nói.

Anh Đỗ Văn Thành, giám đốc một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh ở quận 3, cho biết, TP HCM có mật độ kinh doanh dày đặc nên các chủ hàng phải cạnh tranh nhau từng tí một, nhất là về giá cả. "Chúng tôi đặt tiêu chí lấy số lượng làm lời. Do đó, cách kinh doanh khôn ngoan là coi khách hàng như thường đế. Dù khách bình dân hay sang trọng chúng tôi đều không phân biệt. Doanh nhân có thể ngồi hàng cơm vỉa hè 15.000 đồng một suất, người bán vé số có thể vô cà phê máy lạnh cũng được phục vụ như khách VIP, không có chuyện làm giá", anh Thành cho hay.
Lý giải về sự chênh lệch giá cả giữa Hà Nội và TP HCM, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, nguyên nhân khách quan là TP HCM tập trung nguồn hàng rất dồi dào. “7% hàng hoá ở phía Nam cung cấp cho toàn quốc. Kéo theo chi phí vận chuyển hàng hoá từ phía Nam đưa ra Bắc lên đến 5-10% sẽ được cộng vào giá sản phẩm khi bán lẻ cho người dân Hà Nội”, ông Phú phân tích.
Cũng theo chuyên gia này, nguyên nhân kế tiếp là do hệ thống phân phối của TP HCM linh hoạt, năng động hơn. Ông cũng cho rằng, hệ thống phân phối hàng hoá ở Hà Nội còn yếu kém, khiến giá các mặt hàng ở đây đắt đỏ nhất trong cả nước là điều đương nhiên.
"Cách tổ chức, phân phối kênh bán hàng ở Hà Nội thường xuyên chậm trễ. Không ít dự án xây mới, cải tạo chợ nhiều lần thất bại. Hiện tại, bình ổn giá ở TP HCM là 1.700 điểm, trong khi Hà Nội chỉ 600 điểm. Điều này cũng chứng tỏ hệ thống phân phối ở Hà Nội yếu kém và chưa năng động như TP HCM", ông cho biết thêm.
Ngoài ra, theo lời ông Phú, cơ chế chính sách đặc thù để phát triển trung tâm thương mại, cải tạo chợ, tạo điều kiện cho người mua người bán gần nhau, liên kết giữa các tỉnh với Hà Nội, chống buôn lậu ngay từ biên giới, gian lận thương mại... cũng là cách để giảm áp lực tăng giá hàng hóa.
Theo Zing

Bất ngờ không còn cảnh người dân xếp hàng dài mua bánh Trung thu Bảo Phương, dù khách vẫn đông
Sản phẩm - Dịch vụ - 42 phút trướcGĐXH - Khác hẳn với những năm trước, 2 cửa hàng bánh Trung thu Bảo Phương trên phố Thụy Khuê đều không còn cảnh người dân xếp hàng dài chờ để chờ mua bánh.

Chỉ trong tháng 8, 'viên kim cương' này mang về cho Việt Nam hơn 32 tỷ USD
Sản phẩm - Dịch vụ - 4 giờ trướcTrị giá của nguồn thu này là 32,76 tỷ USD, tăng 9% (tương ứng tăng 2,69 tỷ USD) so với tháng trước.

Cận cảnh 21.000 bánh trung thu nhập lậu từ nước ngoài, người tiêu dùng đừng mua
Sản phẩm - Dịch vụ - 5 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/9, Tổng cục QLTT cho biết, 21.000 bánh trung thu nhập lậu vừa bị phát hiện, tịch thu tại Hưng Yên.

CEO & Founder Vân Nguyễn HR: Đào tạo quản trị nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
Sản phẩm - Dịch vụ - 5 giờ trướcGĐXH - Hơn 20 năm trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo, Chuyên gia nhân sự tinh gọn Vân Nguyễn HR đã hỗ trợ cho nhiều CEO và hơn 200 doanh nghiệp về tư duy quản trị nhân sự theo hệ thống bài bản và tinh gọn. Chị giống như một 'bác sĩ' đầu ngành bắt bệnh quản trị nhân sự bài bản không chỉ có tâm mà còn có tầm.

Nhập lậu hơn 1,2 tấn cánh gà từ nước ngoài, tiểu thương công khai bốc xếp, trung chuyển giữa vỉa hè Thủ đô
Sản phẩm - Dịch vụ - 5 giờ trướcGĐXH - Đội QLTT số 9 (Cục QLTT Hà Nội) vừa "tóm gọn" hơn 1,2 tấn cánh gà nhập lậu, khi số hàng này đang được bốc xếp, trung chuyển ở trước số nhà 34 đường Xuân La.

Từ 16h hôm nay (21/9), xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III chạm ngưỡng 26.000 đồng/lít
Sản phẩm - Dịch vụ - 6 giờ trướcGĐXH - Bộ Công thường vừa công bố giá xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường. Giá mới áp dụng từ 16h chiều nay (21/9).

Giá vàng hôm nay 21/9: Người mua vàng nhẫn lãi đậm
Giá cả thị trường - 8 giờ trướcGĐXH - Với đà tăng của giá vàng hôm nay, người nắm giữ vàng nhẫn tròn trơn lãi đậm, tới 3,2 triệu đồng/lượng.

50 triệu gửi tiết kiệm có nên rút ra để mua vàng khi lãi suất ngày một giảm còn giá vàng thì tăng cao?
Giá cả thị trường - 10 giờ trướcGĐXH - Có 50 triệu nên rút tiền tiết kiệm trong ngân hàng để đầu tư vàng là câu hỏi nhiều người băn khoăn khi giá vàng tăng phi mã còn lãi suất ngân hàng ngày một giảm.

Lãi suất tiết kiệm hôm nay 21/9: Điều kiện để hưởng mức lãi suất cao 'chót vót' 11%
Giá cả thị trường - 11 giờ trướcGĐXH - Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng chủ yếu được giao dịch quanh ngưỡng 5,5-7,1%/năm. Tuy nhiên có một ngân hàng niêm yết lên tới 11%/năm nhưng điều kiện đi kèm khắt khe.

Câu lạc bộ của giới siêu giàu Trung Quốc sắp ra mắt
Xu hướng - 11 giờ trướcCâu lạc bộ dành cho giới siêu giàu dự kiến sẽ khai trương vào cuối năm 2023 trên tầng hai của Cha House, một di sản kiến trúc ở trung tâm Thượng Hải.

Xe ga mới thiết kế cổ điển của Suzuki, giá 24 triệu đồng có đánh bật vị trí Vision?
Giá cả thị trườngGĐXH - Siêu phẩm xe ga giá rẻ của Suzuki giá chỉ khoảng 24 triệu đồng, hoàn toàn có đủ khả năng để soán ngôi của Honda Vision.